Chúng quyết giết Nhà xuất bản Tự Do

Nhà báo, blogger Phạm Đoan Trang, người bị an ninh hành hung đến mang thương tật.
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

“Giết, giết nữa, bàn tay không phút nghỉ.”
(Tố Hữu)

Chúng quyết giết Nhà xuất bản Tự Do

Từ Giáng sinh, trải qua vụ tấn công Đồng Tâm phá nát cái Tết của không biết bao nhiêu người, đến mùa dịch n-Covid, và mới đây là y án tử hình đối với Hồ Duy Hải… chừng đó biến cố, nhưng cái gọi là “Cơ quan An ninh điều tra” của công an Việt Nam chưa bao giờ ngừng săn đuổi và đàn áp NXB Tự Do.

Ngày thứ sáu 8/5 vừa qua, lực lượng an ninh Bộ Công an một lần nữa đã giăng bẫy và bắt sống một shipper ở Sài Gòn, Phùng Thủy, khi anh này đang đi giao sách của NXB Tự Do.

Chúng giải anh về văn phòng phía nam của Bộ Công an, tại số 235 Nguyễn Văn Cừ (quận 1, TP.HCM), thẩm vấn và tra tấn anh suốt từ 9h sáng đến đêm. Các câu hỏi chỉ xoay quanh nhân sự và hoạt động của NXB Tự Do.

– Mày có quan hệ thế nào với con Đoan Trang?
– Chúng tôi là bạn bè.
– Bạn bè sao lại làm cho nó? Mày làm thuê cho NXB của nó phải không?
– Tôi là shipper, ai mướn thì chạy. Tôi không làm cho NXB nào cả.
– Con Trang ở đâu?
– Không biết.
– Không biết này! (…) Con Trang ở đâu?
– Không biết.
– Không biết này! (…) Môn là ai?
– Tôi không biết Môn nào cả.
– Không biết này! (…) Chúng mày giấu nó ở đâu?
– Không biết.
– Không biết này! (…)

Cứ sau mỗi câu hỏi, hoặc sau mỗi từ “không biết,” là những quả đấm móc vào ngực vào bụng, những cú bấm huyệt, và giẫm, xiết vào ngón chân cái của anh.

Tới nửa đêm thì anh Phùng Thủy đã kiệt sức. Người nhà mang thuốc đến, chúng giữ luôn cả xe máy của người nhà, không quên ép anh ký cam kết “được đối xử tử tế, không bị tra tấn, đánh đập trong lúc làm việc.”

3h sáng, khi anh Phùng Thủy tụt huyết áp một lần nữa, chúng “cho phép” anh gọi người nhà xin thuốc lần thứ hai. Người nhà vừa tới, đang ngơ ngác ở cổng Bộ Công an thì anh lao ra, giằng lấy xe máy của họ (chiếc xe máy cuối cùng), bỏ chạy. Công an đuổi theo, một màn rượt đuổi kinh khủng diễn ra giữa đêm. Cuối cùng, anh thoát khỏi tay bọn chúng trong tình trạng tả tơi, bầm dập, hai ngón chân cái tê dại. Hai xe máy (của anh và người nhà), điện thoại, tiền bạc, giấy tờ, đương nhiên cả sách, bị lột sạch, không còn gì. Anh vẫn sống. Nhưng số phận của người nhà anh thì không biết sẽ ra sao.

* * *

Trong những ngày dịch bệnh, NXB Tự Do vẫn đi khắp hang cùng ngõ hẻm ở Sài Gòn, phát đồ từ thiện (gạo, nước mắm, dầu ăn, thịt hộp…) cho dân nghèo. Họ bám sát những thân phận nghèo khổ, để bên cạnh việc giúp đỡ, còn tiến hành những khảo sát xã hội – mà chắc chắn là chẳng cơ quan truyền thông “chính thống” nào làm – để tiếp tục hoạt động nghiên cứu và xuất bản.

Họ đã tưởng là khi cả nước đang chung tay chống dịch, thì công an sẽ để yên cho họ phần nào. Hóa ra không phải. Cuộc săn đuổi và đàn áp của lực lượng an ninh đối với NXB Tự Do chưa bao giờ dừng. Ngay cả trong những lúc tưởng như “nhà bao việc,” cả đất nước, cả xã hội đang rối lên vì những biến cố chung của cộng đồng – như vụ Đồng Tâm, vụ Hồ Duy Hải, dịch nCovid – chúng vẫn săn những người làm sách như săn thú.

Tại sao phải như vậy? Tại sao phải hành xử với những người viết, người xuất bản và người đọc sách (in) một cách tàn bạo, khát máu như vậy? (Tất nhiên, họ hoàn toàn có thể không in mà chỉ đăng tải nội dung sách lên mạng; sách vẫn có thể đến với người đọc dưới hình thức ebook).

Câu trả lời là nhà nước công an trị tuyệt đối không cho phép người dân in ấn, xuất bản không chịu sự quản lý của chúng. Chúng không thể chấp nhận chuyện đó.

Với đám công an cấp dưới, việc làm của chúng không phải là đàn áp mà là “đấu tranh với tội phạm.” Chúng không nghĩ gì xa hơn.

Còn với đám chóp bu, tiêu diệt hoạt động xuất bản tự do là sự khẳng định: “Chúng tao mới là người có quyền trong tay (kể cả quyền viết, quyền in, quyền phát hành). Ai cho phép chúng mày làm những chuyện này? Ai cho chúng mày truyền bá tư tưởng, kiến thức, thông tin?”.

Lời kết

NXB Tự Do vẫn mong muốn đồng hành cùng bạn đọc Việt Nam trên chặng đường “khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh,” đặc biệt là trong những năm tháng đen tối này. Nhưng hoàn cảnh hiện nay của NXB cực kỳ nguy hiểm; tất cả nhân sự của NXB (những người đã bị lộ) đều đang bị săn lùng trong một chiến dịch được công an xem như trọng án.

Chúng tôi mong được sự giúp đỡ, động viên, và tất nhiên là cả sự bảo vệ, từ các bạn. Cũng xin kêu gọi: Tất cả chúng ta đừng quên những cái tên Formosa, Đồng Tâm, Hồ Duy Hải, Nguyễn Văn Chưởng, Lê Văn Mạnh, Đặng Văn Hiến, cũng như những vấn đề gay gắt của Việt Nam hiện nay: ô nhiễm môi trường, công an lạm quyền, mất chủ quyền, bất công, oan sai, vi phạm nhân quyền tràn lan…

Nguồn: FB Pham Doan Trang

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ảnh minh họa: VNTB

Đừng vội mừng khi Chính phủ lại tăng lương dồn dập

Tăng lương cơ bản chỉ dành cho công nhân viên nhà nước và sẽ đem đến niềm vui cho một nửa đồng bào cả nước nhưng cũng [sẽ] làm cho một nửa đồng bào cả nước trong khu vực tư nhân và lao động tự do méo mặt. Lương tăng nhưng lạm phát cũng sẽ không đứng im hay chỉ trong tầm mục tiêu.

Vietnam Airline "cân nhắc" việc mua máy bay C919 Trung Quốc. Ảnh chụp trang nguoiquansat.vn

Tính mạng người dân Việt Nam không phải thứ để đem ra gỡ khó cho Vietnam Airlines

Theo thông tin từ nguoiquansat.vn đưa tin, do thiếu máy bay nghiêm trọng, Vietnam Airlines cân nhắc mua tàu bay từ Trung Quốc. Cụ thể ở đây là máy bay thân hẹp 919 mà Trung Quốc vừa ra mắt.

Theo tôi được biết, hiện C919 của Trung Quốc chưa được EU và Mỹ cũng như các quốc gia phát triển cấp phép bay và cấp chứng nhận an toàn hàng không. Theo các chuyên gia, có thể mất ít nhất vài năm nữa. Vậy nếu Vietnam Airlines mua thì chỉ bay nội địa sao? Và liệu tính mạng của người dân Việt Nam có được đảm bảo an toàn, hay chỉ đáng giá giải quyết khó khăn cho Vietnam Airlines.

Tình trạng đáng báo động, cán bộ nhà nước ngày càng giàu có, sống xa hoa bất thường so với mức lương nhận lãnh. Ảnh minh họa: FB Manh Dang

Có cần quan tâm đến thời cuộc hay không?

– Nếu bạn vẫn ung dung trả 100.000 đồng để mua xăng dù vẫn biết trong đấy chỉ có 45.000 đồng là giá xăng, nhưng có đến 55.000 đồng là thuế phí các loại, chưa kể đến yếu tố chúng ta là một quốc gia xuất khẩu dầu hỏa,

– Nếu bạn chấp nhận như lẽ đương nhiên khi con cái bạn rời ghế nhà trường mà không thể kiếm được việc làm, hoặc đi làm nhưng không thích ứng được với công việc vì sự đào tạo kém cỏi của hệ thống giáo dục,

-…

Ảnh minh họa: Foreign Affairs

Những bài học lịch sử về Nga của Tập Cận Bình

Là con trai của một người có liên quan nhiều đến quan hệ giữa đất nước mình với Moscow, Tập Cận Bình hiểu rõ lịch sử. Lịch sử đã dạy cho ông bài học về những nguy hiểm của việc vội vàng liên kết lẫn việc thù địch toàn diện. Giờ đây, Tập muốn được hưởng lợi từ chiếc bánh – tiến đủ gần đến Nga để gây rắc rối cho phương Tây, nhưng không quá gần đến mức buộc Trung Quốc phải phân tách hoàn toàn.