Quan tắm biển và ăn cá trấn an, dân càng hoang mang hơn

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Hôm Chủ Nhật, 1 Tháng 5, trên báo chí Việt Nam đăng hình ảnh mấy người đàn ông phốp pháp đang tắm biển. Xem kỹ hơn thì mới biết đó là hình ảnh ông Nguyễn Xuân Anh, Bí thư Thành Ủy; ông Huỳnh Đức Thơ, Chủ Tịch UBND TP Đà Nẵng và một số quan chức khác đang tắm biển ở quận Sơn Trà, Đà Nẵng vào hôm trước đó. Bản tin còn cho biết, tắm biển xong các quan còn xúm vào ăn cá để chứng minh rằng cả biển và cá đều an toàn.

Chuyện mấy ông quan cộng sản tắm biển, ăn cá để trấn an giữa lúc người dân đang hoang mang về sự an toàn của thủy sản, của nước biển thoạt đầu xem ra có vẻ… hay hay. Thế nhưng, đối với những người có chút đầu óc thì hình ảnh các quan tắm biển và ăn cá trong tình trạng hiện nay chẳng những không trấn an được ai mà chỉ khiến người ta càng hoài nghi hơn, không những chỉ về vấn đề cá và biển, mà còn trong những lãnh vực khác.

Mặc dù đến nay chuyện cá chết đã kéo dài 4 tuần, nhưng hệ thống công quyền từ trung ương đến địa phương vẫn không thể trả lời được hai câu hỏi rất căn bản. Đó là: a/ loại độc chất làm cá chết tên gì? Và b/ độc chất đó từ đâu ra?

JPEG - 50.6 kb
Ông Vũ Văn Tám, thứ trưởng Nông Nghiệp-Phát Triển Nông Thôn

Mười ngày trước, ngày 23 Tháng Tư, trước sự chỉ trích kịch liệt của công chúng về lối hành xử hết sức lề mề, kém hiệu quả của hệ thông công quyền từ trung ương đến địa phương, ông Vũ Văn Tám, thứ trưởng Nông Nghiệp-Phát Triển Nông Thôn, bảo rằng, cá bị nhiễm độc chết đã được chôn rồi, nên bây giờ, nếu bắt được cá sống thì có thể… ăn.

Khi bị báo giới chất vấn, làm sao biết được cá còn sống không bị nhiễm độc? Ông Tám bảo rằng: “Phải chờ cơ quan có chức năng xét nghiệm khẳng định” và “sắp tới mới làm!”

Ông Tám còn động viên mọi người tắm biển nhưng lại không trả lời thắc mắc là đã có nghiên cứu nào xác định biển đã an toàn hay chưa.

Cho đến nay 2 câu hỏi căn bản nêu trên vẫn chưa được trả lời. Tức là chưa có gì để xác định biển và cá đã an toàn hơn ngày 23 Tháng Tư. Thế nhưng các quan ở Đà Nẵng đã kéo nhau ra biển tắm và ăn cá, rồi lại còn xúi dân làm theo.

Nhà văn Nguyễn Quang Lập đã có nhận xét về những việc làm đó của các quan trong bài viết nhan đề:”Đừng xúi dại dân”, xin được phép đăng lại ở đây.

ĐỪNG XÚI DẠI DÂN

1. Rất hoan nghênh các lãnh đạo dám liều mình tắm biển, ăn cá vùng biển nhiễm độc. Đảng cần ghi điểm 10 cho các vị này. Nhưng đang khi Nhà nước chưa có một tuyên bố nào về thảm trạng biển Miền Trung ngộ độc là do đâu và bao giờ thì chấm dứt, đang khi Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng thông báo: “Chưa rõ vùng nào có thể khuyến cáo ngư dân đánh bắt được” và “Không biết ăn rồi có ảnh hưởng gì không?”, thì việc làm của quí vị lợi bất cập hại, trước là hại quí vị, sau là hại dân.

2. Dùng từ “cá có nguồn gốc” nghe rất bùi tai. Nhưng cá có nguồn gốc ở đâu thì không ngộ độc? Báo Người Đô thị đăng tin KS Doãn Mạnh Dũng, phó Chủ tịch – Tổng thư ký Hội Khoa học kỹ thuật và kinh tế Biển TP.HCM, cảnh báo: “Nguồn độc có khả năng lan xuống tận Phú Quốc”. Có thể nói biển Việt Nam đang không an toàn, bất kì ở đâu thuộc vùng biển Việt Nam, gần bờ hay xa bờ đều nằm trong tầm nguy hiểm. Các vị cổ xúy dân ăn cá có nguồn gốc ở những nơi xa Vũng Áng trên biển Việt Nam nhất thời không thấy gì nhưng xin quí vị nhớ cho, chất độc một khi ngấm vào cơ thể nó có thể hủy hoại dần dần một dân tộc.

3. Xin các nhà báo đừng vội tin những thông báo kiểm định vu vơ được tung lên mạng, hãy chấm dứt ngay việc cổ xúy cho những trò dại dột của lãnh đạo. Thương nhau như thế bằng mười hại nhau.

Nhà văn Nguyễn Quang Lập

Nhận định trong bài viết nêu trên của nhà văn Nguyễn Quang Lập hoàn toàn có cơ sở. Một nhà trí thức khác là Tiến Sĩ Tô Văn Trường trong một thư ngỏ gửi Bộ Trưởng Bộ Tài Nguyên Trần Hồng Hà phân tích về nhiều vấn đề liên quan đến vụ cá chết, cũng nhận định về việc các quan ở Đà Nẵng đi tắm biển và ăn cá như sau: “Điều đó cũng tốt thôi nhưng không có sức thuyết phục về khoa học. Nguy hiểm không phải là những con cá chết (vì chết nên không ăn). Nguy hiểm chính là những con cá nhiễm độc nhẹ, vẫn sống, vẫn phát triển nhưng chứa độc tố. Và con người bị nhiễm độc mãn tính thông qua nguồn thức ăn này.”

Như vậy, cho đến khi chưa bảo đảm được môi trường biển không còn chất độc thì phẩm chất của cá, tôm, hải sản của Việt Nam hiện nay cũng chẳng khác gì mấy thịt heo tạo nạc hay những thực phẩm tẩm hoá chất độc hại của Trung Quốc đang ở Việt Nam. Khi ăn uống vào cơ thể, trong trước mắt thì không biểu hiện ra ngoài sự tác hại nào, nhưng về lâu về dài thì ăn những thực phẩm đó sẽ khiến chất độc tích tụ dần dần trong cơ thể.

JPEG - 91.7 kb
Người dân đào hố chôn cá chết. Ảnh: nld.com

Đến hôm nay, 3 Tháng 5, tin tức trên báo Lao Động lại cho biết, ở cửa biển Thuận An và phá Tam Giang (Thừa Thiên- Huế) nhiều loại cá biển trôi dạt vào bờ trong tình trạng lờ đờ và cá nuôi của người dân chết hàng loạt. Có gì để bảo đảm rằng mươi bữa nữa tình trạng đó không xẩy ra ở Đà Nẵng?

Nếu các quan có bị bệnh tật gì vì sự ăn uống, tắm biển “làm gương” đó thì tuy cũng nguy hiểm, nhưng các quan có cả núi tiền của để chữa trị. Còn người dân theo lời xúi dại của các quan mà bị bệnh thì tiền đâu để lo lót phong bì hầu kiếm được chỗ nằm trong bệnh viện? Và tiền đâu để thuốc men chữa trị?

Người dân bất an không chỉ ở chuyện các quan tắm biển và ăn cá không suy xét, mà càng bất an hơn khi họ bị những người đầu óc nông cạn như vậy cai trị.

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Nhà thờ Đức Bà ngay trung tâm Sài Gòn, một thành phố từng được mệnh danh là Hòn ngọc Viễn Đông. Ảnh minh họa: Chris Jackson/ Getty Images

Tựa vào di sản miền Nam tự do, tôi chọn đứng thẳng

Ba Mươi Tháng Tư, cứ đến gần ngày này là trái tim người miền Nam lại nhói đau. Tôi là một người thế hệ 8x, tuy chưa từng trực tiếp chứng kiến cuộc chiến “nồi da xáo thịt” của đất nước giai đoạn trước 1975, nhưng gia đình tôi, tồn tại hai dòng tư tưởng quốc gia và cộng sản, và ông bà tôi, cậu, dì tôi là những nhân chứng sống cho giai đoạn lịch sử này.

Ảnh chụp khúc đường Tôn Đức Thắng (Q.1, Sài Gòn) trước (hình trái) và sau (phải) khi chặt hạ cây xanh. Ảnh: 24h.com

Có nên chặt cây xanh để xây đường sắt trên không?

Không cần phải nói dài dòng, ích lợi của cây xanh trước tiên là thẩm mỹ, nhưng quan trọng hơn cả là nó giữ cho môi trường trong sạch bằng cách hút khí dioxit carbon và thải ra oxy. Chính vì thế khi đi trong rừng hoặc thậm chí dưới những con đường có hai hàng cây xanh lá thì chúng ta cảm thấy mát mẻ và dễ chịu. Cây xanh vì thế trở thành một phần của hệ sinh thái đô thị. Điều này không phải và không thể nói ngược lại.

Vậy thì chặt bỏ hàng trăm (nếu tính cả hai thành phố Hà Nội và Sàigòn) thì phải nói là hàng ngàn cây để xây metro có phải là lý do hợp lý và chính đáng không?

Ảnh minh họa bởi Paul Nelson/RFA.

Thêm một ông phải về: Vương Đình Huệ!

Việc ông Huệ bị phế truất khiến cho con đường trở thành tổng bí thư ĐCSVN của ông Tô Lâm có nhiều cơ hội hơn. Giờ đây chỉ còn hai ứng cử viên khác đủ điều kiện cho chức vụ này, đó là bà Trương Thị Mai và Thủ tướng Phạm Minh Chính. 

… Những gì đã được làm nhằm chính danh hóa/hợp pháp hóa ĐCS lấm bẩn bởi tham nhũng, giờ đây, đã khiến đảng này trở nên mất uy tín hơn trong mắt người dân – những người nhìn thấy vấn nạn tham nhũng đã xảy ra trong hàng ngũ lãnh đạo cấp cao như thế nào.