Y tế của chúng ta đứng ở đâu

Nhiều người bệnh tại khoa chấn thương chỉnh hình Bệnh Viện Việt Đức (Hà Nội) nằm dọc hành lang lối đi giữa các phòng - Ảnh: Q.Liên / Báo Giáo Dục
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Hồi đó, chúng tôi luôn có những ca bệnh u não mà thế giới này hầu như rất hiếm có. Đó là những khối u to bằng trái cam, trái bưởi, chiếm hết cả một phần hộp sọ. U tủy cũng vậy, có những khối u chiếm hết cả ống sống, dài gần cả chục đốt sống.

Chúng tôi tự hào, rằng chúng tôi có thể mổ được những ca như vậy. Mấy ca đó mà vào tay mấy bác sĩ nước ngoài chắc là họ chỉ biết khóc. Có khi cả đời họ chẳng được nhìn thấy một ca như vậy. Còn chúng tôi thì gần như ngày nào cũng gặp, ngày nào cũng mổ mấy ca đó. Tay dao của chúng tôi không hề run sợ trước bất cứ khối u to đến đâu, những bệnh lý phức tạp đến thế nào.

Đến một ngày kia, chúng tôi mới giật mình. Thì ra ở nước họ, người dân được chăm sóc y tế rất tốt, cho nên, họ phát hiện những khối u từ rất sớm. Và họ đã mổ những khối u đó từ khi nó còn nhỏ, chỉ mới có vài ba triệu chứng nhẹ. Rõ ràng là việc chăm sóc y tế của ta còn kém, cho nên mới có nhiều những bệnh nhân với những khối u to đùng.

Nhớ hồi nào có vị bác sĩ nước ngoài sang Việt Nam mổ cho bệnh nhân mang khối u trên 30kg. Nghe nói cũng lằng nhằng khốn khổ, bay qua bay lại mấy lần mới được mổ. Có người bảo ông ấy tốt, có người lại bảo ông ấy ham ca lạ. Chẳng biết ai đúng. Nhưng chắc chắn là nếu bác sĩ nào muốn tiếp xúc với những khối u khổng lồ như vậy trong thời đại hiện nay, họ chỉ có thể thực hiện điều đó ở những nước có nền y tế lạc hậu mà thôi.

Khi nói ra điều ấy, có bác sĩ chống chế. Bệnh nhân không quan tâm đến sức khỏe của mình thì bác sĩ nào lo cho họ được. Nghe rất có lý. Thân mình không lo thì y tế nào mà lo cho được. Thế tại sao ở các nước tiên tiến, họ lại chịu đi khám, để những khối u được giải quyết ngay từ khi còn nhỏ xíu?

Đó chính là thước đo cho sự phát triển của một nền y tế. Đó là truyền thông, là giáo dục kiến thức về sức khỏe cho người dân. Chúng ta tự hào là chúng ta có tỉ lệ người biết chữ cao trên thế giới, có tỉ lệ giáo sư, tiến sĩ, thạc sĩ… cao so với nhiều nước. Nhưng chúng ta lại có những khối u to đùng, chúng ta lại có quá nhiều ca bệnh đến bệnh viện ở giai đoạn quá trễ, tỉ lệ tử vong do bệnh ung thư của chúng ta cao thuộc nhóm hàng đầu thế giới… Và chúng ta lại nổi tiếng với những ca song sinh dính nhau.

Có người viện dẫn tôn giáo, viện dẫn tư tưởng nọ kia. Tất cả các nước đều gặp những vấn đề tương tự. Hơn chúng ta, họ còn đề cao dân chủ, đề cao quyền con người. Vấn đề thuyết phục người dân đối với họ còn khó hơn chúng ta. Nhưng họ vẫn làm được.

Ngoài ra, những người hành nghề y ở Việt Nam còn thường xuyên gặp những ca bệnh mặc dù được chẩn đoán từ lâu, nhưng vì nhiều lý do, mà hầu hết là lý do tài chính, người bệnh không đi chữa bệnh ngay, để đến khi bệnh nặng mới đi chữa. Gần đây, có trường hợp cậu thanh niên đi ăn trộm để kiếm tiền chữa bệnh. Rồi cậu ấy day dứt và ra tự thú. Và thế là cậu ấy bị bắt giam, xét xử, và bỏ tù, trong khi bệnh tình của cậu ấy vẫn không rõ ràng, và cậu ấy phải ngồi xe lăn ra tòa, và vào tù.

Ở những nước như Mỹ, Pháp… y tế là ngành dịch vụ, ngành y tế cung cấp dịch vụ và thu tiền. Họ không có khẩu hiệu “do dân, vì dân” như chúng ta. Như vậy lẽ ra người dân của họ phải khó khăn hơn chúng ta nhiều trong việc tiếp cận với chăm sóc y tế chứ.

Bác sĩ Việt Nam giỏi. Đúng. Về kỹ thuật, kỹ năng, bác sĩ Việt Nam giỏi, rất giỏi. Về mặt kỹ thuật, kỹ năng thực hành, tôi tin rằng bác sĩ Việt nam không thua kém bất cứ bác sĩ từ nước nào trên thế giới. Nhưng không vì thế mà chúng ta bảo, nền y tế của chúng ta là nền y tế hàng đầu thế giới. Kỹ thuật, kỹ năng thực hành của đội ngũ y bác sĩ, điều dưỡng, kỹ thuật viên… mới chỉ là một góc nhỏ, rất nhỏ của y tế.

Để có một nền y tế tốt, chúng ta còn phải có những chính sách về tài chính y tế đúng đắn, hiệu quả, cả ở tầm vĩ mô và vi mô, chúng ta còn phải có khả năng quản trị, quản trị nền y tế, quản trị bệnh viện, quản trị hệ thống truyền thông… Về mặt này, chúng ta còn kém, kém lắm.

Hãy thẳng thắn nhìn vào những mặt yếu kém để mà phấn đấu. Chứ lúc nào cũng tự sướng vì vài kỹ năng, kỹ thuật, thủ thuật, vì tiền đầu tư xây nhà to, mua máy mắc tiền, mà vẫn cứ để tồn tại những khối u to đùng, những đứa bé với dị tật bẩm sinh đáng lẽ phải được sàng lọc từ bào thai… thì dù có vẽ lên hàng triệu anh hùng cũng không thể nào khá nổi.

BS Võ Xuân Sơn

Nguồn: FB Xuân Sơn Võ

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Quang cảnh buổi Hội thảo ‘Hứa hẹn của Hà Nội, Thực trạng Nhân quyền tại Việt Nam’ tổ chức hôm 6/5/2024 tại Geneva, Thụy Sĩ - một ngày trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát tình hình nhân quyền VN (UPR Vietnam, 4th Cycle)

Những dấu ấn từ Hội thảo UPR ở Geneva, Thụy Sĩ

Sébastien Desfayes, luật sư, dân biểu và chủ tịch COSUNAM, nhắc lại rằng năm 2019, Việt Nam đã chấp nhận 83% các khuyến nghị của cộng đồng quốc tế. Nhưng 5 năm sau (2024), tình hình đối với những người bảo vệ nhân quyền ngày càng xấu đi. LS Desfayes không tin rằng Hà Nội sẽ tự động thay đổi “trở nên tốt hơn” sau UPR 2024. Mà nhà nước Việt Nam sẽ chỉ giảm bớt đàn áp khi bị áp lực.

“Tình hình nhân quyền sẽ không được cải thiện từ phía nhà nước Việt Nam, mà sẽ phải nhờ vào sự tranh đấu của chúng ta, và điều chắc chắn là chúng ta sẽ tiếp tục đấu tranh cho nhân quyền ở Việt Nam,” Luật sư Sébastien Desfayes kết luận.

Sư Minh Tuệ. Ảnh: Internet

Sư Minh Tuệ và pháp hành dưới góc nhìn Phật Giáo

Đến hôm nay, sư Minh Tuệ được rất nhiều người biết tới (tôi không thích dùng từ “nổi tiếng” đối với một bậc tu hành) và có sức lan toả rộng khắp, vượt ra cả biên giới quốc gia. Và câu chuyện về sư Minh Tuệ trở nên nóng hơn bao giờ hết, khắp mạng xã hội tràn ngập những video và hình ảnh về ông. Theo đó là rất nhiều ý kiến, quan điểm khác nhau. Kính phục, ngưỡng mộ… có; chê bai, miệt thị … có. Muôn nẻo trần ai!

Bà Uzra Zeya, Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ, đặc trách An ninh Dân sự, Dân chủ và Nhân quyền. Ảnh: RFA

Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ: Việt Nam tiếp tục hạn chế nghiêm trọng các quyền tự do cơ bản

Bà Uzra Zeya – Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ, đặc trách An ninh Dân sự, Dân chủ và Nhân quyền nói sẽ tiếp tục tạo sức ép để chính quyền Việt Nam phải tôn trọng các quyền tự do cơ bản, trả tự do cho hơn 180 tù nhân chính trị và chấm dứt tình trạng đàn áp xuyên biên giới.

Bà Uzra Zeya còn bày tỏ mối quan ngại sâu sắc khi Hà Nội tiếp tục áp đặt những hạn chế nghiêm trọng đối với tất cả các quyền tự do cơ bản, bao gồm quyền tự do ngôn luận, tự do lập hội, tự do hội họp ôn hòa, tự do tôn giáo… hay điều kiện giam giữ hà khắc đối với các tù nhân chính trị bị kết án một cách bất công.

Phái đoàn đảng Việt Tân, Ủy Ban Thuỵ Sĩ-Việt Nam (Cosunam), Freedom House và Hmong Human Rights Coalition vận động Phái bộ Thường trực Na Uy tại LHQ, Geneva trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát tình hình nhân quyền Việt Nam 2024. Ảnh: Việt Tân

Vận động quốc tế trước phiên kiểm điểm định kỳ tình hình nhân quyền VN đã diễn ra thế nào?

Trong hai ngày 2 và 3/5/2024, vài ngày trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát tình hình nhân quyền Việt Nam 7/5/2024 trước Hội đồng Nhân quyền LHQ ở Geneva (UPR – Vietnam, 4th Cycle), một phái đoàn gồm đại diện của đảng Việt Tân, Ủy ban Thụy Sĩ – Việt Nam (COSUNAM), Freedom House và Liên minh Nhân quyền H’mong (Hmong Human Rights Coalition) đã đi vận động nhân quyền cho Việt Nam.

Phái đoàn đã gặp đại diện của Văn phòng Phái bộ Thường trực tại LHQ của 8 quốc gia thành viên LHQ, 4 nhóm làm việc, đại diện đặc sứ của Văn phòng Cao ủy Nhân quyền LHQ và các tổ chức nhân quyền phi chính phủ. Các quốc gia tiếp đón phái đoàn vận động là Văn phòng Phái bộ Thường trực Na Uy, Anh Quốc, Luxembourg, Mỹ, Hoà Lan, Đan Mạch và Thụy Sĩ.