30-4: Ai thắng Ai?

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

41 năm đã qua kể từ ngày có hàng triệu người vui, và hàng triệu người buồn năm 75 ấy. Và có cả bao nhiêu người vui nhưng niềm vui chợt tắt trong ngỡ ngàng, rồi bật khóc, khi vào tiếp cận với bên thua cuộc để rồi mới khám phá ra mình đã bị lừa suốt bao năm tháng, đem xương máu, mồ hôi hăng say tưởng đi giải phóng đồng bào miền Nam ruột thịt, nào ngờ lại thấy rằng thực ra mình mới là bên cần được giải phóng.

Để tiếp tục ru ngủ níu giữ tinh thần dân bên thắng cuộc, Đảng CSVN lúc đó đã nhồi vào đầu quần chúng luận điệu rằng những phồn vinh trong Nam là những phồn vinh giả tạo do Mỹ bày ra để lừa và chiêu dụ dân Miền Nam.

Giả tạo vì miền Nam thiếu công nghiệp nặng, là nền tảng của kinh tế sản xuất theo lý thuyết CS, nên Mỹ đi rồi phồn vinh giả tạo đó sẽ sập vì hết chỗ dựa. Và quả thật CSVN đã chứng minh được rằng kinh tế miền Nam phải sập…. bằng cách vào vơ vét về, thu gom vật chất phồn vinh của miền Nam mang ra miền Bắc, dựng nên nhiều rào cản ngăn sông cấm chợ, đổi tiền nhiều đợt để cướp không tài sản dân thua cuộc.

JPEG - 136.1 kb
Người dân bị đẩy đi vùng kinh tế mới.

Qua đó CSVN đã tạo công bằng xã hội bằng cách cào sập kinh tế miền Nam xuống cho bằng miền Bắc. Phải chăng đó là chiến thắng?

Ngày hôm nay nhìn về bề mặt tại các thành phố dưới chế độ CS, ta cũng thấy hình ảnh phồn vinh sống động. Nhưng đằng sau đó, các xí nghiệp sản xuất hầu hết thuộc người nước ngoài, và tuy thế công nghiệp trong nước vẫn chưa đủ khả năng làm con ốc cho Samsung. Sự phồn vinh bề mặt này đánh đổi lấy những thảm hoạ môi trường như bùn đỏ bauxite, cá cua nay tới chim chết tại ven biển miền Trung, thực phẩm nhiễm độc chất v.v…, và đánh đổi lấy những nhượng địa dài hạn cho người Tàu ở các rừng đầu nguồn, ở Bình Dương, ở các vùng khai thác bauxite, ở Vũng Áng Hà Tĩnh, là những nơi mà dân Việt không được tự do vào, ngay cả viên chức nhà nước cũng không thể dễ dàng vào kiểm soát…

Phồn vinh như thế không những chỉ giả tạo, ngoại thuộc mà còn để lại những di hại lâu dài về an ninh quốc phòng và kinh tế và sức khoẻ cho bao thế hệ tiếp nối. Như thế là chiến thắng ư?

Mục đích của cuộc chiến tranh do Đảng CSVN phát động là để “đánh đuổi đế quốc Mỹ xâm lược để giành lại tự do độc lập” cho nước nhà, nhưng chính ông Lê Duẩn đã huỵch toẹt cho biết đó chỉ là sự dối trá qua câu nói: “Ta đánh Mỹ là đánh cho Liên Xô, Trung Quốc”. Sau hơn 40 năm kết quả cho thấy Việt Nam đang cần Mỹ và mời Mỹ trở lại. Đất nước ta càng ngày càng mất chủ quyền, độc lập về tay CS Tàu. Chiến thắng là như vậy sao?

Mục đích bản chất thực sự của cuộc chiến tranh do Đảng CSVN phát động là cướp chính quyền để thiết lập chế độ CS kinh qua chế độ XHCN trong đó giai cấp công nông sẽ làm chủ hưởng lấy mọi lợi nhuận từ sức lao động của mình giành lại từ giai cấp tư bản bóc lột.

Thực tế hôm nay, công nhân và nông dân lại trở thành hai giai cấp khổ sở nhất, còn vô sản hơn trước nhiều, để cho giai cấp tư bản đỏ CS cướp lột đất đai, vắt tận cùng sức lao động, qua chế độ CS phong kiến, tham nhũng thối nát hơn trăm lần chính quyền dân chủ vẫn còn thô sơ của VNCH trước đây.

Dưới thời VNCH không ai phải lo lót phong bì để có được chỗ học cho con, để có được chỗ nằm trong bệnh viện. CS chiến thắng ở đâu khi chuyển hoá thụt lùi về thời tư bản hoang dã rồi ngược về thời phong kiến thực dân như thế?

Ngày hôm nay ta cũng đang thấy một phong trào tháo chạy bỏ nước ra đi mới. Nhưng mà là sự ra đi của những thành phần bên thắng cuộc muốn thoát thân để tẩu tán tài sản thu hoạch đến nước ngoài an toàn khi họ đánh hơi thấy hoàng hôn của chế độ độc tài CS đã từng tạo cơ hội cho họ làm giàu. Khi chính những người nhờ chế độ mà lên muốn bỏ chạy, đó là chỉ dấu báo hiệu của một cuộc thua bại.

Quả thế ngày hôm nay người dân càng ngày càng cảm thấm được những tính ưu việt của chế độ VNCH so với chế độ CS. Từ nền kinh tế thị trường đầy đủ ngay từ lúc khởi thủy; đến nền chính trị tam quyền phân lập, trong đó những quyền căn bản của con người vẫn phần nào được tôn trọng dù trong hoàn cảnh chiến tranh khốc liệt; nền giáo dục “nhân bản – dân tộc – khai phóng; nền văn học nghệ thuật tự do; kỷ cương xã hội, đạo đức con người, v.v…

Không chỉ dân miền Nam hối tiếc hoài niệm chế độ tự do của miền Nam, mà càng ngày dân miền Bắc càng muốn tìm hiểu học hỏi trân quý thêm những nếp sống và cơ chế vận hành của chế độ VNCH mặc dù chế độ đó vẫn còn là một chế độ dân chủ tự do non trẻ với nhiều khiếm khuyết.

Cũng như nhiều trí thức khác, blogger Anh Ba Sàm Nguyễn Hữu Vinh từ một sĩ quan an ninh đã trở thành nhà báo tự do, sau một thời gian tiếp cận sự thực còn sót lại của Miền Nam sau năm 1975. Đã có thanh niên sinh trưởng tại miền Bắc phải vào tù vì đã trân quý hiên ngang mặc quân phục của quân đội VNCH và huy hiệu cờ vàng ba sọc đỏ.

JPEG - 93 kb
Nguyễn Viết Dũng bị bắt khi đi biểu tình phản đối chặt hạ cây xanh tại Hà Nội. Anh đã mãn hạn tù ngày 13-4-2016 sau 12 tháng tù giam. Ảnh: Nguyễn Lân Thắng.

Đang bắt đầu có phong trào bỏ Đảng CS từ sôi nổi công khai đến âm thầm lặng lẽ.

Ngày hôm nay người dân đang dần hết sợ nhà nước CS. Người dân mạnh dạn đả kích chế độ đã trở thành hiện tượng phổ quát bình thường, bộ máy đàn áp trù dập không xuể đành phải làm ngơ. Càng nhiều người từ đả kích miệng suông đã dấn thân vào con đường đấu tranh cho dân chủ, và cho quyền lợi của chính mình và đồng bào mình. Nhiều người trong họ còn coi nhà tù CS là cơ hội để rèn luyên bản thân và ý chí cho mình.

Mạng xã hội đang phá vỡ mọi bưng bít thông tin của chế độ CS. Không những thế mạng xã hội trở thành một sức ép đáng kể khiến bộ máy tuyên truyền của chế độ nhiều lúc phải chạy theo để khỏi tụt hậu đằng sau mà thành vô năng.

Nó cũng khiến cho một số chính quyền địa phương phải thay đổi một số quyết định theo sức ép của dư luận. Qua đó người dân dần càng thêm tự tin, bớt đi tính vô cảm và tinh thần makeno, và đang dần thấy rõ hơn khả năng thực sự làm chủ chính mình thay vì phó mặc cho Đảng và nhà nước lo.

Ảnh hưởng lấn át của mạng xã hội trong nhiều vấn đề của đất nước và xã hội đã ngày càng được chứng thực. Chiến dịch phản đối Formosa trong vụ cá chết trên bãi biển miền Trung hiện nay là một điển hình.

JPEG - 147.9 kb
Biểu tình phản đối Formosa tại Quảng Bình ngày 29-4-2016

Người Việt Tỵ nạn hải ngoại sau hơn 40 năm đã dần qua khỏi giai đoạn than khóc cảnh mất nước nhà tan, qua khỏi tâm trạng nạn nhân trốn chạy CS như những con chim bị đạn nhìn đâu cũng thấy tên nỏ CS, mà ngược lại đã chuyển sang giai đoạn chủ động tấn công tạo sức ép lên chế độ từ trên mặt trận ngoại vận đến kết nối liền lạc với mặt trận trong nước để tạo thành một trận thế của dân tộc Việt Nam nhằm cô lập thiểu số thống trị bạo quyền CS.

Nhìn lại tổng thể trên vấn đề ai thắng ai từ 30 tháng 4 năm ấy bắt đầu được thấy rõ hơn:

CSVN chỉ thắng được một chuyện: đó là thành công nhất thời trong việc ăn cướp cho Đảng, cướp chính quyền, cướp tài nguyên đất nước của nhân dân.

Và phía người Việt tự do đang bắt đầu tiến trình chuyển bại thành chiến thắng sau cùng.

Văn Chu

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Một người dùng điện thoại đọc tin trên báo Nhân Dân điện tử đưa tin ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời. Ảnh: Nhac Nguyen/AFP via Getty Images

Nguyễn Phú Trọng, sự nghiệp và di sản

Ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời chiều 19 Tháng Bảy. “Cái quan định luận” (đóng nắp quan tài hãy bình luận) – dù ủng hộ ông hay không, đây là lúc nên nhìn lại di sản của người cầm đầu đảng và chính quyền Việt Nam suốt hai thập niên qua…

Ông Trọng chết, cái lò của ông có thể tắt lửa, nhưng chế độ công an trị mà ông khai mở vẫn còn đó, càng ngày càng lộng hành một cách quá quắt và cái di sản đó sẽ còn tác hại lâu dài…

Ông Nguyễn Phú Trọng tại Hà Nội, ngày 1 tháng Hai, 2021. Ảnh: Reuters

Sau Nguyễn Phú Trọng sẽ là một chương bất định?

Trong chính trị, nhất là đối với một nền chính trị phức tạp như ở Việt Nam hiện nay, vào giai đoạn “hậu Nguyễn Phú Trọng” tới đây, thật khó mà vạch ra một ranh giới rõ ràng giữa ra đi và dừng lại, giữa kết thúc và khởi đầu.

Một trong những câu hỏi lớn mà giới quan sát gần đây đặt ra là, dù rừng khuya đã tắt, nhưng cái lò ‘nhân văn, nhân nghĩa, nhân tình’ của ông Trọng sắp tới có còn đượm mùi củi lửa nữa hay không? Đây là điểm bất định đầu tiên!

TBT đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng. Ảnh: FB Việt Tân

Quan điểm của Việt Tân: Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng

Nguyễn Phú Trọng còn là nhân vật ngả theo Trung Quốc. Ông Trọng và hệ thống cầm quyền đã gây tác hại cho đất nước qua những hiệp định hợp tác bất bình đẳng giữa hai đảng cộng sản Việt Nam và Trung Quốc, qua việc phân định biên giới đất liền lẫn ngoài Biển Đông.

Kết thúc triều đại Nguyễn Phú Trọng bằng sự nắm quyền của Tô Lâm và phe nhóm công an là một đại họa mới. Đất nước và xã hội sẽ chìm đắm trong hệ thống công an trị. Người dân vốn dĩ đã mất tự do, nay sẽ còn bị kìm kẹp chặt chẽ hơn…

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu trước báo chí sau cuộc hội đàm với Tổng thống Mỹ Joe Biden tại trụ sở Trung ương đảng CSVN ở Hà Nội, Việt Nam, ngày 10/09/2023. Ảnh: AP - Luong Thai Linh

Báo chí Việt Nam chính thức thông báo tổng bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng từ trần

Còn ông Michael Tatarski, chủ trang Web thời sự Vietnam Weekly bằng tiếng Anh, đăng độc lập ở Sài Gòn, cho rằng theo quan sát của ông về cuộc chuyển giao quyền lực sau khi ông Trọng tạ thế, câu hỏi lớn hơn cả là cách Việt Nam đối xử với xã hội dân sự, việc kiểm soát Internet, các thảo luận mở, và việc kiểm duyệt văn hóa.