Nói về Cang

Tất Thành Cang trong một phiên họp của Hội Đồng Nhân Dân TP.HCM hôm 8/4/2019. Ảnh: Báo Thanh Niên
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Không phải chỉ một mình Cang mà có thể gây nên thảm cảnh ở Thủ Thiêm, Nhà Bè, gây thất thoát to lớn về tài sản của dân của nước, nhiều kẻ, nhưng trong số ấy, Cang đã là một trong những kẻ đứng đầu.

Đảng xem xét trách nhiệm của Cang là chuyện đương nhiên, vì Cang là người của đảng cử ra nắm chức vụ. Nhưng chỉ xử lý Cang với mức phê bình là báng bổ công lý, là sỉ nhục biết bao nhiêu nạn nhân của Cang và đồng bọn, là xem thường những nỗ lực chỉnh đốn đảng, là vô hiệu hóa “cái lò” mà ông Trọng đang dày công cổ võ. Vô hình chung, khích lệ tệ tham ô, nạn tham nhũng.

Nại thời hiệu, nhưng thật ra, nếu nói về thời hiệu thì chính sự kỷ luật bằng cách thức phê bình cũng đã không còn hiệu lực. Thế sao phê bình được mà xử lý cho tương xứng mức độ tội ác Cang gây cho dân oan Thủ Thiêm lại không được? Cho thấy, chỉ cần có quyết tâm cao là được. Quyết tâm phê bình là được và quyết tâm không xử lý khác cũng là được.

Cang thoát. Nhưng nghĩ xem, Cang không từ lỗ nẻ vô danh chui lên. Vậy người đã giới thiệu, trao quyền hành lớn vào tay Cang thì sao?

Tương tự thế, dân oan Thủ Thiêm đã liên tục khiếu nại, tố cáo suốt 20 năm qua thì chẳng thể nào nói chính quyền không biết đến tội ác để mà xử lý, đến mức để quá thời hiệu? Vậy ai đã trì hoãn, tạo điều kiện cho Cang thoát thì cũng vẫn còn là dấu hỏi?

Thời hiệu cứu Cang thoát kỷ luật, nhưng thời hiệu đã không giúp thu hồi lại được hàng nghìn nghìn tỷ đồng bị tham ô và thời hiệu cũng không cứu được dân oan thoát thảm cảnh mất nhà, mất đất, cuộc sống lầm than kéo dài chưa biết đến bao giờ mới dứt. Bỡn cợt hơn, Cang vẫn còn tư cách đại biểu Hội đồng nhân dân. Cang vẫn có quyền diện mũ cao áo dài đại diện dân để đưa ra những quyết sách ảnh hưởng đến cuộc sống của hàng chục triệu công dân đất nước này. Đùa dai với trẻ con đã chướng, nhưng đùa dai với dân thì khác gì tự sát?

Thế lực thù địch nào ở bên ngoài đã gây thiệt hại tài sản to lớn cho Nhà nước, đã gây thảm cảnh lầm than cho dân như Cang? Chỉ có Cang và đồng bọn và chính chúng mới là thế lực thù địch.

Cang được hưởng cách xử lý với mức phê bình là phúc đức cho Cang, nhưng là sự vô phúc cho công lý dân tộc này. Đảng ạ.

LS Đặng Đình Mạnh

Nguồn: FB Manh Dang

XEM THÊM:

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Giới thạo tin cho rằng “lò” có thể sẽ đốt cả bà Trương Thị Mai (phải), thường trực Ban Bí thư kiêm trưởng Ban Tổ chức Trung ương đảng. Ảnh minh họa: Hoang Dinh Nam/ AFP via Getty Images

Vỡ bình, đất nước sẽ ra sao?

Công cuộc đốt lò của ông Nguyễn Phú Trọng cho đến nay, chẳng những đã thất bại, đã không trị được cội rễ của tham nhũng mà còn vượt ra ngoài tầm kiểm soát của ông ta. Rải rác đã có lời đồn đoán phen này không chừng chủ lò lại biến thành củi vì “trách nhiệm chính trị của người đứng đầu” khi hàng loạt đảng viên cao cấp – đảm nhiệm từ chủ tịch nước, chủ tịch quốc hội, phó thủ tướng, bộ trưởng, bí thư, chủ tịch tỉnh đến tướng tá quân đội và công an – bị cách chức, bị tống giam đến mức “đã đủ nhân sự lập một chính phủ trong tù!”

Báo cáo viên đặc biệt của LHQ về tình trạng của người bảo vệ nhân quyền. Ảnh: Srdefenders

Báo cáo viên đặc biệt LHQ: Hà Nội cần chấm dứt đàn áp nhân quyền một cách có hệ thống

Hà Nội cần chấm dứt việc đàn áp một cách có hệ thống và sử dụng các điều luật bị cho “nguỵ tạo” để bắt giam các nhà hoạt đông bảo vệ nhân quyền.

Đây là khuyến nghị của một số các tổ chức nhân quyền quốc tế cùng với quan chức Liên Hiệp Quốc và dân biểu Thuỵ Sỹ lên tiếng nhân dịp Việt Nam tham dự phiên Kiểm điểm định kỳ phổ quát (UPR) vào ngày 7/5/2024.

UPR 2024 – 5 năm nhìn lại tình hình nhân quyền tại Việt Nam

Universal Periodic Review, được gọi tắt là UPR, tức Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát là một cơ chế của Hội đồng Nhân quyền LHQ (UNHCR), được thiết lập từ năm 2006, nhằm cải thiện tình hình nhân quyền ở mỗi quốc gia thành viên của Liên Hiệp Quốc. Để đạt được mục đích này, Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát thực hiện việc kiểm tra, đánh giá hồ sơ nhân quyền của mỗi quốc gia, và đưa ra khuyến nghị cho các vi phạm nhân quyền ở bất cứ nơi nào chúng xảy ra.

Vào ngày 7/5/2024 tới đây, tình hình nhân quyền Việt Nam được kiểm điểm trước Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc tại phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát, chu kỳ thứ tư.