Johnson & Johnson: ‘Cần nhiều ngày để xét ca bệnh đã đình chỉ thử nghiệm vắc-xin’

Ảnh tư liệu của công ty Johnson & Johnson về cuộc nghiên cứu vắc-xin COVID-19 thử nghiệm giai đoạn cuối. Hãng bào chế này loan báo tạm ngưng các cuộc thử nghiệm hôm 12 tháng 10 sau khi một đối tượng lâm bệnh không rõ nguyên nhân. Ảnh: Johnson & Johnson
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Hãng bào chế dược phẩm Johnson & Johnson hôm 13 tháng Mười cho biết sẽ mất ít nhất vài ngày để một hội đồng giám sát an toàn xem xét lại thử nghiệm vắc-xin COVID-19 giai đoạn cuối của Johnson & Johnson sau khi công ty thông báo đã tạm ngưng cuộc thử nghiệm vắc-xin vì một trong những đối tượng nghiên cứu mắc phải một căn bệnh không rõ nguyên nhân.

Johnson & Johnson (J&J) quyết định tạm dừng thử nghiệm vắc-xin chống virus corona chủng mới khoảng một tháng sau khi công ty AstraZeneca Plc đình chỉ các cuộc xét nghiệm vắc-xin thử nghiệm của họ, cũng do một đối tượng lâm bệnh không rõ nguyên nhân. Cả J&J và AstraZeneca đều sử dụng công nghệ tương tự để phát triển vắc-xin.

Nỗ lực phát triển một vắc xin chống Covid-19 của công ty J&J có trụ sở tại Hoa Kỳ, là một trong các nỗ lực được biết tiếng nhất trong cuộc chiến chống virus gây ra đại dịch corona chủng mới. Công ty này hôm 12 tháng Mười cho biết một ban giám sát an toàn và dữ liệu độc lập và toán đặc trách về mức độ an toàn và nghiên cứu lâm sàng của J&J sẽ xem xét căn bệnh của đối tượng tham gia thử nghiệm.

Ông Mathai Mammen, người đứng đầu bộ phận nghiên cứu & phát triển của J&J’s Drugs, cho biết công ty đã thông báo cho hội đồng an toàn hôm chủ nhật vừa rồi. Ủy ban yêu cầu được cấp thêm thông tin. Ông Mammen nói trong một cuộc họp trực tuyến:

“Ít nhất sẽ mất vài ngày để thu thập các thông tin phù hợp.” Ông cho biết vì nghiên cứu có tính cách ngẫu nhiên, cho nên công ty vẫn chưa biết liệu đối tượng bị bệnh đã được tiêm vắc-xin hay thuốc giả. J&J cho biết trong các thử nghiệm lớn có sự tham gia của hàng chục nghìn người, thì những ca phải tạm dừng nghiên cứu như vậy là điều bình thường.

Tháng trước, AstraZeneca cũng tạm dừng giai đoạn cuối thử nghiệm đối với vắc xin được phát triển bởi Đại học Oxford vì một người Anh tham gia nghiên cứu mắc bệnh nghiêm trọng mà không rõ nguyên nhân.

Mặc dù các cuộc thử nghiệm của AstraZeneca ở Anh, Brazil, Nam Phi và Ấn Độ sau đó đã tái tục, nhưng cuộc thử nghiệm của công ty này tại Hoa Kỳ vẫn chưa tiếp tục để chờ một cuộc tái xét theo quy định. AstraZeneca và các chuyên gia y tế cũng nói rằng tạm ngưng thử nghiệm để xem xét nguyên nhân chứng bệnh nơi một đối tượng không phải là điều hiếm xảy ra.

J&J hôm 22 tháng Chín trở thành hãng bào chế dược phẩm tham gia Warp Speed thứ tư bước vào giai đoạn cuối của tiến trình thử nghiệm vắc xin nơi người, với mục tiêu thuyết phục được 60.000 người tình nguyện tham gia chương trình thử nghiệm vắc-xin tại Hoa Kỳ và ở nước ngoài.”

Nguồn: VOA

XEM THÊM:

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Tân Tổng thống Đài Loan Lại Thanh Đức (phải) và cựu Tổng thống Thái Anh Văn vẫy tay trong lễ nhậm chức của ông Lại ở Đài Bắc, Đài Loan, vào ngày 20/5/2024. Ảnh: AP

Phát biểu nhậm chức, tân tổng thống Đài Loan kêu gọi Trung Quốc ngừng đe dọa quân sự nhưng Bắc Kinh chỉ trích

Tân tổng thống Đài Loan, ông Lại Thanh Đức, trong bài phát biểu nhậm chức hôm 20/5 nói rằng ông muốn hòa bình với Trung Quốc và kêu gọi nước này chấm dứt các mối đe dọa quân sự cũng như hăm dọa hòn đảo tự trị mà Bắc Kinh luôn tuyên bố là lãnh thổ của mình.

“Tôi hy vọng rằng Trung Quốc sẽ đối mặt với thực tế về sự tồn tại của (Đài Loan), tôn trọng sự lựa chọn của người dân Đài Loan và với thiện chí, chọn đối thoại thay vì đối đầu,” ông Lại nói sau khi tuyên thệ nhậm chức.

Nữ Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn. Ảnh: FB lao Ta

Ngày cuối cùng trên cương vị tổng thống Đài Loan

“Cảm ơn mọi người, đã cùng tôi tạo ra nhiều lần đầu tiên cho Đài Loan, để tự do dân chủ, công bằng chính nghĩa, tôn trọng bao dung, được sinh sôi nảy nở trên mảnh đất này, viết nên trang sử mới cho Đài Loan, cũng như thúc đẩy sự phát triển toàn diện của quốc gia.” Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn

Khẩu súng phòng không trưng bày tại một viện bảo tàng quân sự ở Bình Dương, 16/11/2021. Ảnh: Duc Huy Nguyen/ Dreamstime.com

Chiến lược Quốc phòng Việt Nam nhìn từ khía cạnh một quốc gia lục địa hướng biển

Lập luận rằng Việt Nam nên chuyển hướng bố phòng sang phía tây lục địa với cái giá phải trả là phía đông biển cả là một điều sai lầm vì Việt Nam coi trọng cả hai địa vực. Không gian biển sẽ định hình tương lai của Việt Nam, cùng với sự hậu thuẫn kiên định từ vùng đất liền lục địa của mình.

Phân tích thực tế về thế bố trí phòng thủ và chiến lược quân sự của Việt Nam nên dựa trên sự hiểu biết thực tế về nhận thức mối đe dọa và giả định về môi trường quốc tế của Việt Nam, chứ không phải dựa trên quan điểm lục địa cực đoan dựa trên nhận thức lịch sử lỗi thời.

Sức mạnh của số đông!

Khốn khổ cái thời…

Cái thời buổi gì mà con người phải khép nép tự trói khốn khổ thế này?

Vận động ư? Chẳng lẽ người Dân không có quyền vận động cho ai đó mà họ thấy là người tử tế có ích cho Dân, cho Nước sao?

Yêu nước chỉ có sức mạnh khi thành làn sóng. Mà làn sóng chỉ có thể có được khi những người yêu nước hăng hái, công khai cổ vũ cho những người yêu nước mà thôi.