Phóng Viên Không Biên Giới đòi CSVN trả tự do cho Phạm Đoan Trang

Blogger Phạm Đoan Trang bị công an CSVN bắt buổi tối 6/10/2020 ở Sài Gòn. Ảnh: Internet
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

PARIS, Pháp (NV) – Tổ Chức Phóng Viên Không Biên Giới (RSF) phát động chiến dịch vận động chữ ký đòi hỏi CSVN trả tự do cho nhà báo độc lập, Facebooker Phạm Đoan Trang.

Bà Phạm Đoan Trang, 42 tuổi, bị nhà cầm quyền CSVN bắt ngày 6 tháng Mười, cáo buộc bà “Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống nhà nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam” theo Điều 117, Bộ Luật Hình Sự Việt Nam. Bản án có thể đến 20 năm tù.

Hai tháng sau khi bà Phạm Đoan Trang bị bắt, Phóng Viên Không Biên Giới, kêu gọi mọi người khắp nơi ký tên đòi trả tự do cho bà vì hành động của quý vị “diễn tả tình đoàn kết với xã hội dân sự Việt Nam vẫn rất sinh động nhưng hiện đang bị nhà cầm quyền kiểm duyệt.”

“Vì sự can đảm và hào phóng, bà Phạm Đoan Trang đã trở thành biểu tượng của sự đấu tranh, cung cấp cho các đồng bào Việt Nam với các thông tin báo chí độc lập và đáng tin cậy,” Daniel Bastard, giám đốc khu vực Á Châu của tổ chức RSF nói.

Khi tham gia ký tên đòi trả tự do cho Phạm Đoan Trang, quý vị “bày tỏ sự cam kết vận động cho tự do báo chí ở một đất nước mà mọi thông tin đều bị cơ quan tuyên truyền của đảng CSVN kiểm soát chặt chẽ.”

Những ai muốn tham gia ký tên vận động cho bà Phạm Đoan Trang, có thể vào địa chỉ như sau đây của tổ chức RSF: https://rsf.org/en/Free-pham-doan-trang

Tổ chức RSF chỉ mới phát động được ít giờ, người ta thấy đã có 4,717 người ký tên, tính đến lúc 1 giờ chiều ngày Thứ Hai, 7 Tháng Mười Hai. Mục tiêu của RSF là vận động được ít nhất 15,000 chữ ký.

Bà Phạm Đoan Trang là nhà báo độc lập, đấu tranh nhân quyền, vận động dân chủ hóa hàng đầu tại Việt Nam. Nhiều hãng tin, cơ quan truyền thông quốc tế đưa tin và bình luận khi bà bị bắt. Chính khách Mỹ, Châu Âu, nhiều tổ chức quốc tế, lên tiếng đả kích chế độ Hà Nội độc tài, nói một đàng làm một nẻo.

CSVN ký vào bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền cũng như Công Ước Quốc Tế về Các Quyền Dân Sự và Chính Trị, cam kết bảo đảm các quyền tự do căn bản của công dân, nhưng bất cứ ai tham gia đấu tranh đòi dân chủ, nhân quyền đều bị nhà cầm quyền đàn áp, bỏ tù với các bản án vô cùng nặng nề. Chưa kể đến những lần họ bị công an thẳng tay đánh đập ngay trên đường phố, trước mặt đông người.

Phạm Đoan Trang là tác giả của khá nhiều đầu sách được công chúng biết đến như “Chính Trị Bình Dân,” “Phản Kháng Phi Bạo Lực,” “Cẩm Nang Nuôi Tù”… và mới nhất là đồng tác giả với Will Nguyen về “Báo Cáo Đồng Tâm” trình bày vụ án nhà cầm quyền CSVN cưỡng đoạt đất canh tác của dân rồi vu cho họ chiếm “đất quốc phòng” để đàn áp.

Phạm Thị Đoan Trang bị nhà cầm quyền CSVN vu cho hai tội “Tuyên truyền chống nhà nước” và “Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống nhà nước…” khó lòng thoát khỏi sự trả thù ác độc của chế độ Hà Nội khi họ coi bà là một thứ kẻ thù nguy hiểm.

Bà bị công an bắt chỉ vài giờ sau khi đại diện hai chính phủ Mỹ và CSVN đối thoại về nhân quyền. Điều này cho thấy chế độ Hà Nội chỉ “đối thoại” để tuyên truyền ngang ngược, còn bắt dân thì vẫn bắt bất kể ngày đêm.

Một tháng sau khi bà bị bắt, ngày 5 tháng Mười Một, đại sứ Liên Minh Châu Âu tại Việt Nam, ông Giorgio Aliberti cho hay, ông và các đại sứ của khối này đặt vấn đề nhà báo độc lập Phạm Đoan Trang bị bắt giữ với Bộ Công An CSVN trong nỗ lực nhằm kêu gọi bảo vệ quyền tự do ngôn luận và nhân quyền.

“Quyền tự do diễn đạt và tự do ngôn luận được ghi trong Hiến Pháp CSVN và cần phải được tôn trọng,” Đại Sứ Aliberti viết trên Twitter.

Năm ngoái, ngày 19 tháng Chín, 2019, ông Thủ Tướng Nguyễn Xuân Phúc “phát biểu chỉ đạo tại phiên khai mạc đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam” là ông “mong muốn có người phản biện sắc sảo cho đảng, chính quyền,” theo bản tin tường thuật cùng ngày của tờ Dân Trí. Từ đó đến nay đã có nhiều người bị bắt và kết án tù mà Phạm Đoan Trang là một trong những nạn nhân mới nhất.

Trong ngày thứ Hai, 7 tháng Mười Hai, Tổ Chức Bảo Vệ Người Bảo Vệ Nhân Quyền (Defense The Defenders) làm thống kê cho hay, tính đến nay, CSVN đã bắt giam 260 người bất đồng chính kiến, trong đó 32 người hiện vẫn còn bị “tạm giam” tức chưa có bản án.

Bản xếp hạng chỉ số tự do báo chí thế giới của Tổ Chức Phóng Viên Không Biên Giới năm 2020 xếp CSVN hạng 175 trên tổng số 180 nước được khảo sát. Cùng một nhóm chót bảng với CSVN gồm có những nước độc tài cộng sản khác hoặc quân phiệt, tôn giáo cuồng tín như Trung Quốc, Bắc Hàn, Turkmenistan, Eritrea, Syria,…

Nguồn: Người Việt

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Sư Minh Tuệ. Ảnh: Internet

Sư Minh Tuệ và pháp hành dưới góc nhìn Phật Giáo

Đến hôm nay, sư Minh Tuệ được rất nhiều người biết tới (tôi không thích dùng từ “nổi tiếng” đối với một bậc tu hành) và có sức lan toả rộng khắp, vượt ra cả biên giới quốc gia. Và câu chuyện về sư Minh Tuệ trở nên nóng hơn bao giờ hết, khắp mạng xã hội tràn ngập những video và hình ảnh về ông. Theo đó là rất nhiều ý kiến, quan điểm khác nhau. Kính phục, ngưỡng mộ… có; chê bai, miệt thị … có. Muôn nẻo trần ai!

Bà Uzra Zeya, Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ, đặc trách An ninh Dân sự, Dân chủ và Nhân quyền. Ảnh: RFA

Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ: Việt Nam tiếp tục hạn chế nghiêm trọng các quyền tự do cơ bản

Bà Uzra Zeya – Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ, đặc trách An ninh Dân sự, Dân chủ và Nhân quyền nói sẽ tiếp tục tạo sức ép để chính quyền Việt Nam phải tôn trọng các quyền tự do cơ bản, trả tự do cho hơn 180 tù nhân chính trị và chấm dứt tình trạng đàn áp xuyên biên giới.

Bà Uzra Zeya còn bày tỏ mối quan ngại sâu sắc khi Hà Nội tiếp tục áp đặt những hạn chế nghiêm trọng đối với tất cả các quyền tự do cơ bản, bao gồm quyền tự do ngôn luận, tự do lập hội, tự do hội họp ôn hòa, tự do tôn giáo… hay điều kiện giam giữ hà khắc đối với các tù nhân chính trị bị kết án một cách bất công.

Phái đoàn đảng Việt Tân, Ủy Ban Thuỵ Sĩ-Việt Nam (Cosunam), Freedom House và Hmong Human Rights Coalition vận động Phái bộ Thường trực Na Uy tại LHQ, Geneva trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát tình hình nhân quyền Việt Nam 2024. Ảnh: Việt Tân

Vận động quốc tế trước phiên kiểm điểm định kỳ tình hình nhân quyền VN đã diễn ra thế nào?

Trong hai ngày 2 và 3/5/2024, vài ngày trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát tình hình nhân quyền Việt Nam 7/5/2024 trước Hội đồng Nhân quyền LHQ ở Geneva (UPR – Vietnam, 4th Cycle), một phái đoàn gồm đại diện của đảng Việt Tân, Ủy ban Thụy Sĩ – Việt Nam (COSUNAM), Freedom House và Liên minh Nhân quyền H’mong (Hmong Human Rights Coalition) đã đi vận động nhân quyền cho Việt Nam.

Phái đoàn đã gặp đại diện của Văn phòng Phái bộ Thường trực tại LHQ của 8 quốc gia thành viên LHQ, 4 nhóm làm việc, đại diện đặc sứ của Văn phòng Cao ủy Nhân quyền LHQ và các tổ chức nhân quyền phi chính phủ. Các quốc gia tiếp đón phái đoàn vận động là Văn phòng Phái bộ Thường trực Na Uy, Anh Quốc, Luxembourg, Mỹ, Hoà Lan, Đan Mạch và Thụy Sĩ.

Dân biểu Mỹ ra nghị quyết lên án CSVN vi phạm nhân quyền hôm 10/5/2024. Ảnh chụp màn hình VOA

Dân biểu Mỹ ra nghị quyết lên án Việt Nam vi phạm nhân quyền

Hai dân biểu liên bang Hoa Kỳ vừa ra nghị quyết lên án chính phủ Việt Nam về vi phạm nhân quyền. Nghị quyết này được giới thiệu nhân dịp đánh dấu Ngày Nhân quyền Việt Nam 11/5, một nỗ lực pháp lý được Quốc hội Hoa Kỳ thông qua cách đây 30 năm nhằm yêu gọi Hà Nội cải thiện nhân quyền.