Covid Việt Nam: Nỗi lo đã thành sự thật!

Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm Covid-19 cho công nhân tại Khu Công Nghiệp Vân Trung, tỉnh Bắc Giang. Ảnh: Báo Đời Sống & Pháp Luật
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Cách đây gần 3 tuần lễ, nhân việc nước Ấn Độ vỡ trận vì đại dịch Covid-19, tôi đã có 2 bài viết bày tỏ nỗi lo lắng về nguy cơ đại dịch này sẽ bùng phát tại Việt Nam. (1)

Lo lắng vì nhiều lý do.

Thứ nhất: Đó là khả năng y tế của Nhà Nước Cộng Sản Việt Nam rất tệ. Ngay cả trước khi đại dịch xảy ra tình trạng chăm sóc y tế trong những năm qua đã rất yếu kém về mọi phương diện: Trang bị kỹ thuật, phòng ốc, thuốc men, phí dịch vụ, phẩm chất phục vụ, đạo đức nghề nghiệp,…

Thử hỏi trong tình trạng như vậy mà đại dịch bùng phát thì khả năng đối phó sẽ như thế nào khi ngay cả những quốc gia tiền tiến với hệ thống y tế hoàn hảo nhất thế giới như Hoa Kỳ, các quốc gia Âu Châu,… cũng đã phải lao đao, không đủ khả năng đáp ứng.

Thứ hai: Đó là sự lỏng lẻo trong việc kiểm soát biên giới của Việt Nam, đặc biệt là biên giới phía Bắc với Trung Cộng mà ai cũng biết là đến từ và do bản chất lệ thuộc của CSVN đối với Trung Cộng. Lượng người Hoa vượt biên giới bất hợp pháp vào Việt Nam rất lớn và và ngoài tầm kiểm soát của nhà nước cộng sản Việt Nam. Đây là nguồn lây nhiễm to lớn và nguy hiểm nhất cho Việt Nam. Chúng ta không quên nguồn gốc của đại dịch này đến từ Vũ Hán, Trung Cộng, và những dữ kiện liên quan đến con vi-rút nguy hiểm này mà thế giới cần biết để tìm cách chống đỡ vẫn luôn bị Trung Cộng che giấu.

Thứ ba: Và đó là lý do đáng ngại nhất, đó là sự kém hiểu biết, sự khinh địch, và thái độ ngạo mạn vô lý của các lãnh đạo cộng sản Việt Nam, nói riêng là nguyên Thủ Tướng Nguyễn Xuân Phúc, nay lại là Chủ Tịch Nước, khi “nổ” vô cớ về thành tích ảo tưởng và về khả năng phòng chống dịch của Việt Nam. Ông Phúc đã cả gan “nổ” một câu khó tưởng tượng nổi là Nếu cột điện ở Mỹ mà biết đi thì nó cũng về Việt Nam.” Mở miệng “nổ” như vậy để rồi ngày hôm nay năn nỉ xin nước Úc (với dân số chỉ bằng 1 phần tư Việt Nam) cung cấp cho mình 40 triệu liều vắc-xin thì thật không thể hiểu được độ dày của da mặt.

Một quốc gia sống ngay sát nguồn dịch, với một hệ thống y tế kém cỏi , cộng với một dàn lãnh đạo ngu ngơ và ngạo mạn như vậy, thì làm sao có thể ngăn và chống đỡ một đại dịch có khả năng đánh gục tất cả mọi quốc gia tân tiến hay chậm tiến trên toàn thế giới?

Khi bày tỏ sự lo lắng tôi cũng đã nói là Đành chờ xem, và thật lòng, tôi chỉ mong là mình nhận định sai!”

Nhưng rất tiếc là sự lo ngại của tôi nay dường như đã bắt đầu xảy ra.

Ngày hôm nay, tin tức nhận được là Việt Nam ngày 25/5 nới rộng các biện pháp phong tỏa tại khu công nghiệp phía bắc để chống lại đợt COVID-19 tái phát lớn nhất từ trước tới nay trong lúc nhà chức trách báo cáo số ca nhiễm hàng ngày tăng kỷ lục, gấp đôi mức cao trước đây. Bộ Y Tế vào xế chiều ngày 25/5 loan báo có thêm 447 ca nhiễm COVID-19, số tăng lớn nhất so với 190 ca hôm 16/5, do các chùm lây nhiễm tại các khu nhà máy ở Bắc Ninh và Bắc Giang. Bộ Trưởng Y Tế Nguyễn Thanh Long tuyên bố ‘Biến thể COVID-19 phát hiện vào lúc này lây lan rất nhanh và rộng,’ nhưng không nói rõ biến thể nào.” (2)

Cũng nên nhớ là những tin tức đến từ nhà nước CSVN thì chỉ là những tin cần nghe nhưng không cần tin, có nghĩa là mức độ nguy cấp của dịch có thể cao hơn những con số được đưa ra rất nhiều. Với bản chất gian dối, sẵn sàng đánh đổi mạng sống của người dân để che đậy sự bất tài của mình và để đánh bóng chế độ, nhà nước CSVN sẵn sàng nói và làm bất cứ gì.

Những gì đang xảy ra ngay hôm nay mặc dầu chưa đến mức độ khủng khiếp như tại một số quốc gia như Ấn Độ hay Brasil,… nhưng với khả năng lây lan kinh hoàng của con vi-rút này, đặc biệt dưới những dạng biến thể mới và ngày càng nguy hiểm hơn, một viễn cảnh kinh hoàng mà không ai mong muốn không còn là điều viển vông nữa.

Một lần nữa, tôi cầu mong là những điều tôi lo sợ sẽ không xảy ra!

Đỗ Đăng Liêu

(1) https://chantroimoimedia.com/2021/05/07/covid-19-an-do-vo-tran-va-noi-lo-cho-viet-nam/

https://chantroimoimedia.com/2021/05/08/covid-modi-phuc-khong-the-khong-lo/

(2) Tin VOA

XEM THÊM:

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát tại Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc hôm 7/5/2024. Ảnh: UN Web TV

Hơn 300 khuyến nghị cho Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền LHQ

Chiều thứ năm, ngày 9 tháng 5, báo cáo về cuộc Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (Universal Periodic Review – UPR) chu kỳ bốn của Việt Nam do nhóm ba nước Kazakhstan, Bulgaria và Paraguay soạn thảo được công bố. Ngày 10/5, tại phiên họp thứ 17, bản báo cáo sẽ chính thức thông qua tại Hội Đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc.

Bản báo cáo cho biết, có 14 nước đặt câu hỏi trước, 133 nước phát biểu hôm 7/5, và 320 khuyến nghị đã được đưa ra.

Bà Kelly Billingsley, Phó Đại diện thường trú tại LHQ của Phái bộ Ngoại giao Hoa Kỳ (trái), phát biểu trong kỳ Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) chu kỳ IV đối với Việt Nam tại trụ sở Liên Hiệp Quốc ở Geneva, Thụy Sĩ, hôm 7/5/2024. Ảnh: UN Web TV

Mỹ, Anh kêu gọi Việt Nam sửa đổi Điều 117, 331 Bộ Luật Hình sự

Chính phủ Hoa Kỳ, Anh bày tỏ sự quan ngại về các hình phạt hình sự đối với việc thực hiện quyền tự do ngôn luận và lập hội tại Việt Nam, đồng thời khuyến nghị Hà Nội sửa đổi các điều luật 117, 331 của Bộ Luật Hình sự.

Phát biểu tại kỳ Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) chu kỳ IV đối với Việt Nam tại trụ sở Liên Hiệp Quốc ở Geneva, Thụy Sĩ, hôm 7/5, bà Kelly Billingsley, Phó Đại diện thường trú tại LHQ của Phái bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, bày tỏ sự quan ngại về việc chính quyền Việt Nam sử dụng các điều luật hình sự đối những người bày tỏ quan điểm ôn hòa.

Nhà hoạt động Nguyễn Văn Dũng (phải), tự Dũng Aduku, trong một cuộc biểu tình chống Trung Quốc tại Hà Nội. Ảnh: Facebook Nhật Ký Yêu Nước

Xã hội dân sự chia buồn về cái chết của nhà hoạt động Nguyễn Văn Dũng

Giới xã hội dân sự hôm 9/5 dấy lên nhiều lời chia buồn về cái chết của nhà hoạt động Nguyễn Văn Dũng, tự Dũng Aduku, cựu quản trị viên trang Facebook “Nhật Ký Yêu Nước.”

Một ngày trước, trang Facebook “Nhật Ký Yêu Nước” xác nhận về cái chết của ông Dũng và mô tả ông “từng tham gia nhiều cuộc biểu tình chống quân Trung Cộng bành trướng lãnh hải Việt Nam như vụ giàn khoan HD-981.”

Thứ trưởng Ngoại giao Việt Nam Đỗ Hùng Việt (hàng đầu, giữa) trong phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát về hồ sơ nhân quyền Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc, Geneva, Thụy Sĩ,, ngày 7/5/2024. Ảnh: UN Web TV

Việt Nam phát ngôn sai lạc về quyền của người lao động

HRW phát biểu rằng chính quyền Việt Nam đang đưa ra các thông tin sai lạc hoặc dễ gây hiểu lầm cho phía Hoa Kỳ và các đối tác kinh tế khác để đạt được hay duy trì các quy chế ưu đãi thương mại.

“Nói rằng người lao động Việt Nam có thể thành lập công đoàn hay mức lương của họ là kết quả của sự thỏa thuận tự nguyện giữa người lao động và người sử dụng lao động là lời tuyên bố sai lạc trắng trợn,… Ở Việt Nam không hề tồn tại bất kỳ một công đoàn độc lập nào hay các khung pháp lý khả thi cho việc thành lập công đoàn hoặc cho người lao động có thể đòi thi hành các quyền của mình.” (ông John Sifton, Giám đốc Vận động Ban Á Châu của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền – HRW)