Vựa lúa Đồng Bằng Sông Cửu Long trước nguy cơ thua lỗ

Nông dân chuyển thóc vào bao ở Hậu Giang hôm 2/3/2016. Ảnh: AFP
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Giá phân bón tiếp tục tăng khiến hiệu quả trồng lúa ở Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) suy giảm. Thế nhưng ngay cả khi giá phân bón không tăng, cũng cần phải thấy tương lai của vùng được coi là vựa lúa của cả nước đang ẩn chứa nguy cơ thua lỗ,

Đây là cảnh báo mà các chuyên gia nông nghiệp đưa ra hôm 24/10 vừa qua trên mạng báo Lao Động online.

Ông Tấn, chủ một công ty phân bón ở Cần Thơ, cho RFA biết giá cả đầu vào chỉ tăng chứ không giảm:

“Đâu có dễ gì mà giảm, xăng dầu lên thì phân bón nó cũng lên. Giá xăng dầu lên thì giá phân bón cũng nhích lên từ từ, chi phí lên thì vật giá lên.”

Còn nếu trong trường hợp tốt nhất, theo các chuyên gia, các chi phí về thuốc bảo vệ thực vật, giống, công lao động, thu hoạch và chi phí quản lý không thay đổi – và cũng rất khó xảy ra vì nhiên liệu đang tăng- chỉ với giá phân bón như hiện nay thì giá thành mỗi ki lô gram lúa đã vượt 4.000 đồng.

Ông Tám Thời, người canh tác và sản xuất lúa ở Tiền Giang mấy chục năm qua, nói rằng nông dân ĐBSCL đồng ý với suy luận về hiệu quả trồng lúa suy giảm khi giá phân bón cứ tăng:

“Cái đó thì đúng. Thí dụ giá bán lúa là X, giá phân là Y, trước đây thì Y trên X, tức tỷ lệ giá phân trên giá lúa chỉ khoảng 15 tới 17%. Sau thì giá nó lần hồi nó lên tới 25%, và gần đây nhất, tức là hôm có bài báo đó, thì giá phân bón lên tới 40% của giá lúa. Mà giá lúa thì tăng rất chậm tại vì Nhà nước kiểm soát giá lương thực rất kỹ, thành ra người dân trồng được một hecta lúa, thí dụ bán được 1.000 đồng/ 1 ký lúa, kiếm được khoảng 100 triệu/năm. Nhưng bây giờ khi mà giá phân lên như thế này thì dân chỉ còn kiếm khoảng 60 hay 70 triệu là hết sức.”

Hệ quả tiếp theo là cuộc sống của bà con nông dân trồng lúa thêm phần sa sút:

“Bởi vì 60, 70 triệu sống không được một năm. Một gia đình cỡ bốn người làm sao có thể sống cỡ ba hay bốn triệu/đầu người/tháng được, làm sao con cái đi học được.

Thành ra trồng lúa là ngày nghèo càng nghèo. Trong khi đó nếu trồng một hecta vườn thì một năm người ta có thể kiếm được vài trăm triệu. Thành ra người ta sẽ bỏ lúa, người ta sẽ lên vườn lên rẫy. Chi phí tăng mà thu nhập không tăng, tương quan giữa lợi ích và hao phí ngày càng nhỏ đi thì hiệu quả là giảm liền, giảm rất dữ và người ta sẽ bỏ lúa.”

Báo chí còn phản ảnh việc cơ quan chức năng liên tục phát hiện phân bón, thuốc bảo vệ thực vật không rõ nguồn gốc. Nhà nông kỳ cựu Tám Thời gọi thẳng đó là phân bón giả, trong lúc báo loan tin chi phí phân bón đã tăng lên 30% so với các chi phí sản xuất khác.

Vấn đề phân bón giả, thuốc bảo vệ thực vật đã không rõ nguồn gốc mà còn kém chất lượng, ông Tám Thời giải thích:

“Ngay trong nước cũng có làm phân bón giả nữa chứ không phải chỉ có từ nước nào đâu. Từ hóa chất mà ra phân bón không có gì mà không làm giả được hết.

Ba loại phân bón gọi là là NPK tức là Nitrogen hay Nitơ, Phốt phát (photsphat), Kali hay Potassium cũng là một. Phosphate là phân lân, Kali là phân potassium, gọi là phân ba màu.

Lúa mà muốn chắc hạt, muốn đậu hạt thì phải có phân lân. Muốn cứng cây lúa thì phải có Kali, còn xanh lá, tốt là, tốt cây thì xài phân đạm.”

Theo ngành nông nghiệp thì thu nhập của hàng triệu người trồng lúa vùng ĐBSCL sẽ xuống rất thấp, thậm chí còn tiềm ẩn nguy cơ thua lỗ. Nếu điều này xảy ra thì sẽ là chuyện chưa  từng có trong tiền lệ, bởi vì lâu nay những vụ Đông Xuân vẫn được xem là ‘thời vụ kép’, có nghĩa là trúng mùa và được giá nhất trong năm.

Bằng con mắt của một nông gia có kiến thức cơ bản về khoa học, ông Tám Thời nhận định tiếp:

“Chuyện này không mới mẻ gì, ít nhất cũng 20 năm nay rồi. Làm lúa không thể  giàu nổi mà chỉ nghèo thêm. Với tình trạng vật giá như thế này, với sự mất quân bình giữa nông sản với giá lúa và giá của công nghệ phẩm. Người dân làm ra lúa nhưng giá lúa không tăng, chi phí mỗi ngày mỗi tăng mỗi năm, mỗi tăng.

Bài báo nói không sai nhưng nói còn nhẹ, coi như chi phí phân bón mới lên có 30% là còn nhẹ. Bởi 30% trong trường hợp xài được nhưng trong trường hợp phân bón không tốt thì chi phí đó còn đội lên nữa.

Phân bón tốt thì một vụ thí dụ được sáu tấn, một năm hai vụ được 12 tấn. Bây giờ khi phân bón không hiệu quả thì chỉ bốn tấn rưỡi đến năm tấn thôi. Thành ra không phải 30% đâu mà tôi nói có thể lên 40% nếu mức hữu dụng của phân bón không đạt hiệu quả, phải thấy cái đó.”

Hiệu quả trồng lúa ĐBSCL sẽ giảm nếu giá phân bón tiếp tục lên cao là cảnh báo vô cùng cấp thiết theo viện trưởng Viện Chiến Lược Nông Nghiệp, cố vấn Bộ Nông Nghiệp Phát Triển Nông Thôn Việt Nam, Tiến sĩ Đặng Kim Sơn:

“Không chỉ giá phân mà giá thuốc, giá nhiên liệu, giá thức  ăn gia súc… đều tăng. Như vậy không chỉ sản xuất lúa mà chăn nuôi, thủy sản các thứ đều chịu tác động.

Đây là cảnh báo cần thiết để cho Chính phủ, cho doanh nhân biết rằng hệ thống Logistics (hậu cần) của Việt Nam không ổn.”

Giải pháp để cứu vãn tình thế, là Việt Nam phải chủ động hơn, phải rút ngắn khoảng cách vận chuyển, phải bỏ bớt các khâu trung gian, phải hiện đại hóa các khâu bảo quản. Vẫn lời Tiến sĩ Đặng Kim Sơn:

“Đây cũng là cảnh báo quan trọng, cho thấy chúng ta say mê chạy theo các ngành công nghiệp FDI (đầu từ trực tiếp từ nước ngoài) bên ngoài mà không tính việc chủ động chiến lược của chúng ta, là tạo điều kiện để hỗ trợ cho cái lợi thế chính của đất nước về mặt nông nghiệp.”

Đây cũng là một cảnh báo phải mở rộng qui mô sản xuất chứ không thể cứ manh mún, nhỏ lẻ thế này mãi được. Phải nâng giá trị của cây lúa, vốn là cây chính sách của Việt Nam:

“Nhìn chung mà nói, nếu qui mô đất đai của nông dân không tăng, nếu không có khoa học công nghệ thì sản xuất lúa thấp đi.

Cũng có thể nói trong thời gian qua, cùng với quá trình  tái cơ cấu ĐBSCL từ 2013 đến nay tạo cơ hội cho cây ăn trái, hoa màu, thủy sản…Vì thế cho nên so một cách tương đối thì người nông dân không phấn khởi trong chuyện trồng nhiều lúa.

Bình thường, hiệu quả sản xuất lúa đã thấp so với các loại  khác rồi, nông dân đã thu hẹp đất lúa lại rồi. Trong điều kiện đầu vào tăng đột biến do COVID-19 thì điều kiện sản xuất của nông dân càng khó, chỉ mỗi lao động là thừa, cho nên xét về hiệu quả thì đúng là bài toán gay go, vừa là so với trước đây. Thứ hai là so với những cây trồng và vật nuôi khác, phải đánh giá đúng vai trò của cây lúa. Người nông dân trồng lúa rõ ràng không phấn khởi với hệ thống canh tác lúa hiện nay.”

Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn Việt Nam đã nhìn thấy và chắc chắn phải đánh đổi rất nhiều để xoay chuyển tình thế cũng như nâng hiệu quả sản xuất lúa tại ĐBSCL sao cho tốt hơn là khẳng định của chuyên gia chiến lược nông nghiệp Đặng Kim Sơn.

Nhìn chung, trên cả nước, Tiến sĩ Đặng Kim Sơn cho biết, phần đóng góp của nông dân chỉ hơn 20%, còn phần lớn là các ngành nghề phi nông nghiệp khác. Vì thế, cách gìn giữ giá trị của cây lúa, thêm lên hay giảm đi, bớt một vụ gieo trồng đi, bớt phân bón đi… là những vấn đề đang được thảo luận một cách nghiêm túc.

Về phần ông Tám Thời, phải  đánh đổi rất nhiều để có được hiệu quả bền vững trong việc sản xuất lúa gạo, và trước mắt việc nên làm là:

“Phải tính lại vấn đề cơ cấu đất sử dụng cho ruộng lúa. Lúa gạo ĐBSCL là lương thực cho cả nước chứ không chỉ vùng đồng bằng, thành ra phải bảo vệ lương thực cho cả nước.”

Ngoài ra, ông Tám Thời nhắc lại, Việt Nam còn phải lo lương thực cho FAO nữa, bởi bây giờ Cơ quan Lương thực Thế giới FAO vẫn trông cậy vào nguồn lương thực của Việt Nam. Nói cách khác đây là nghĩa vụ lương thực của Việt Nam đối với thế giới, nông gia Tám Thời kết luận.

Thanh Trúc

Nguồn: RFA

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

"Tứ trụ" nay còn hai. Ảnh: Nhac Nguyen/AFP via Getty Images

Tình hình đấu đá thượng tầng lãnh đạo CSVN mang ý nghĩa gì?

Chỉ còn 6 năm nữa, đảng CSVN bước vào tuổi 100 (1930-2030). Về mặt con số, cho thấy là đảng CSVN sống khá thọ, hơn cả tuổi thọ trung bình của một đời người. Nhưng về mặt năng lực, rõ ràng là đảng CSVN ngày nay chỉ còn là cái xác khô và đang trong quá trình phân hủy.

Cựu TNLT Châu Văn Khảm cảm tạ đồng hương đã trong thời gian dài góp phần vận động áp lực quốc tế buộc nhà cầm quyền CSVN phải trả tự do cho ông trước thời hạn trong buổi gặp gỡ thân hữu cùng đồng hương vùng Little Sài Gòn, Nam California hôm 11/5/2024. Ảnh: Cơ sở Việt Tân Orange County

Cựu TNLT Châu Văn Khảm gặp gỡ đồng hương tại Hoa Kỳ

Nhân chuyến thăm Hoa Kỳ, ông Châu Văn Khảm, một đảng viên Việt Tân, người đã bị nhà cầm quyền Việt Nam bắt giam trong gần 5 năm qua bản án 12 năm tù giam với cáo buộc “khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân,” đã có một buổi gặp gỡ đồng hương và thân hữu tại Orange County, Nam California hôm 11/5/2024.

Nguyễn Phú Trọng và Tô Lâm

Đảo chính tại Việt Nam!

Giữa cơn rối ren chính trị của chế độ, nếu chỉ nhìn vào sự hạ bệ cá nhân các tên tuổi Nguyễn Xuân Phúc, Phạm Bình Minh, Vũ Đức Đam, Hoàng Trung Hải, Võ Văn Thưởng, Vương Đình Huệ và sắp tới đây là Trương Thị Mai, vì những nghi vấn tham nhũng, trục lợi cá nhân… thì chúng ta chưa nhìn thấy hết sự tầm vóc sự việc. Chúng không đơn giản chỉ là việc chống tham nhũng qua công cuộc “đốt lò” mà ông Nguyễn Phú Trọng phát động và rêu rao trong nhiều năm qua với mục tiêu chỉnh đốn đảng.

Tượng đài Cảnh sát nhân dân. Ảnh chụp từ Zing News

Tượng đài cho ai?

Việc vẫn “kiên định” để tiếp tục xây lên những cái gọi là tượng đài trăm tỷ nghìn tỷ kia chỉ khiến dân ca thán, chán nản và mất hẳn niềm tin. Trong tình hình hiện nay, những bệnh viện lớn bảo đảm việc khám chữa bệnh cho người dân một cách nhanh chóng, hiệu quả với chi phí thấp nhất hay những ngôi trường “thân thiện” mà ở đó “mỗi ngày đến trường là một ngày vui”…, mới chính là những “tượng đài” mà người dân đang cần hơn bao giờ hết.