Vì sao Ta nên quan tâm tới nhân quyền khi Tây làm ngơ

Các nhà hoạt động đòi quyền con người bị kết án nặng nề, hàng trên, từ trái: Phạm Đoan Trang, Trịnh Bá Phương; hàng dưới từ trái: Nguyễn Thị Tâm, Đỗ Nam Trung. Ảnh: Youtube
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Năm 2021 khép lại với một loạt những bản án nặng cho những nhà hoạt động đòi quyền con người ở Việt Nam trong bối cảnh phương Tây mải lo chuyện nội bộ và đối phó với Covid. Đây là lúc chính người Việt cần lên tiếng bảo vệ người Việt vì một môi trường sống lành mạnh hơn cho tất cả.

Bất chấp những điều luật võ đoán được viện dẫn ra để kết án tới 10 năm tù như trường hợp nhà hoạt động Đỗ Nam Trung hay chín năm với Phạm Đoan Trang, bản chất của sự việc là bịt miệng những người dũng cảm chỉ trích chính quyền và nói thật với người dân. Mà chỉ trích và nói thật là quyền không thể tước bỏ của con người.

“Quyền con người cần thiết không phải cho sự sống mà là cho cuộc sống có phẩm giá, một cuộc sống xứng đáng với con người,” Giáo sư khả kính Jack Donnelly của Đại học Denver, Hoa Kỳ, viết trong cuốn “Nhân quyền phổ quát trong lý thuyết và thực tiễn”.

Trên thực tế, hàng chục nhà hoạt động bị cầm tù trong những năm gần đây đòi hỏi những điều không khác gì những người cộng sản từng đòi hỏi và cũng từng bị thực dân Pháp cầm tù cả trăm năm về trước. Họ đòi quyền có cuộc sống đầy đủ phẩm giá trên chính quê hương mình.

Vài chục năm trước đây cả triệu người biết rằng đòi cũng không được nên đã đánh cược cả mạng sống của mình khi vượt biển tìm đến những xứ đã có sẵn sự tôn trọng phẩm giá con người. Ngày nay nhiều người vẫn ra đi để mưu cầu hạnh phúc tới mức chết tập thể trong thùng công-ten-nơ hồi cuối năm 2019 hay chết đơn độc trên chiếc thuyền hơi mong manh khi từ Pháp vượt biển sang Anh ngay trong tháng trước.

Vẫn theo cuốn “Nhân quyền phổ quát trong lý thuyết và thực tiễn,” ‘thể hiện, tôn trọng, thụ hưởng và thực thi là bốn mảng căn bản của nhân quyền trong thực tiễn.’ Tại Việt Nam ngày nay, người ta đôi khi có quyền thể hiện nhưng nhà nước không tôn trọng, không cho thụ hưởng và từ chối thực thi quyền mà người ta sinh ra hiển nhiên đã có; đó cũng là những quyền không thể bị tước bỏ khi nào họ còn được coi là con người. Một nhà báo Việt Nam từng bông đùa “tự do ngôn luận thì có nhưng tự do sau ngôn luận thì không chắc.”

Về lý thuyết, chính quyền Hà Nội luôn nói họ tôn trọng quyền con người. Nhưng những gì họ nói và việc họ làm lại khác nhau. Giáo sư Donnelly viết: “[Khi quyền con người trên lý thuyết và trên thực tế khác nhau] đòi hỏi quyền con người cho thấy sự cần thiết phải kéo thực tế (luật pháp và chính trị) trở lại với lý thuyết (đạo đức) [của con người].”

Ông cũng nói: “Các quyền con người có thể được xem là chuẩn mực của tính chính danh chính trị… Nhà nước nào bảo vệ nhân quyền, nhà nước đó có tính chính danh.” Bằng các bản án tước đoạt quyền con người căn bản, chính quyền Việt Nam đã tự bắn vào chân mình khi bào mòn tính chính danh của chế độ. Mà thượng bất chính, hạ tắc loạn. Nhìn vào một loạt các vụ án phi chính trị gần đây ở Việt Nam người ta có thể thấy một xã hội mà trong đó có không ít những kẻ vô luân. Cái đó có phần do tà quyền gây ra.

Đọc “Nhân quyền phổ quát trong lý thuyết và thực tiễn,” người ta cũng thấy: “Quyền con người mang lại cả mô hình thực tế lẫn các bước đi nhằm đạt được sự tự tạo [ra hình mẫu con người trong xã hội].”

Tác giả Donnelly nhận định: “Nhân quyền liên quan nhiều tới phiên bản tương lai của con người hơn là con người ở thể hiện tại.” Để tương lai của đa số người Kinh và hàng chục sắc dân thiểu số khác của Việt Nam rộng mở, chính người Việt cần lên tiếng đòi quyền cho chính mình. Sự can đảm đòi quyền, mà đáng ra phải được tôn trọng như quyền hít thở khí trời, cũng còn đảm bảo thế hệ tương lai không còn ai phải chui vào thùng công-ten-nơ hay dùng thuyền hơi để tìm nơi phẩm giá con người thực sự được coi trọng.

Nguyễn Hùng

Nguồn: VOA

 

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Lời kêu gọi tham dự biểu tình UPR 2024 diễn ra vào ngày 7/5 trước trụ sở Liên Hiệp Quốc

Ngày 7 tháng 5 này, nhà nước CSVN sẽ bị kiểm điểm trước Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc (United Nations Human Rights Council – UNHRC) về tình trạng nhân quyền tại Việt Nam. Đây là dịp để chúng ta chỉ rõ sự gian trá của CSVN trước diễn đàn quốc tế.

Chúng tôi kêu gọi đồng bào tham dự buổi biểu tình diễn ra ngày 7/5/2024, trước Trụ sở Liên Hiệp Quốc tại Genève, Thụy Sĩ, nhằm lên án những vi phạm nhân quyền của đảng Cộng Sản Việt Nam.

Đại diện Lưỡng viện Quốc Hội Hawaii (phải) trao Nghị quyết Cờ Vàng cho Đại diện Cộng đồng (giữa)

Bản tin Việt Tân – Tuần lễ 29/4 – 5/5/2024

Nội dung:

– Thông báo về các sự kiện đặc biệt tại Geneva, Thụy Sĩ nhân dịp Vietnam UPR 2024;
– Cựu TNLT Châu Văn Khảm gặp mặt thân hữu tại Houston;
– San Jose treo cờ tưởng niệm Quốc hận 30/4/1975;
– Lưỡng viện Quốc hội Hawaii và thành phố Honolulu ra Nghị quyết Vinh danh Cờ Vàng và Lễ Tưởng niệm Quốc hận 30/4 tại Hawaii;
– Cộng đồng tại Houston, TX tưởng niệm 30 tháng Tư;
– Hình ảnh các cuộc biểu tình Ngày Quốc hận 30/4 tại Vương Quốc Bỉ, Đức, Úc Châu;
– Mời theo dõi các cuộc hội luận.

Đảng

Để chống lại sự lăng loàn, độc đoán của đảng, ở những nước đa đảng (như Mỹ, Pháp, Hàn, Nhật, Sing chẳng hạn), họ cấm tiệt việc sử dụng ngân sách phục vụ cho riêng đảng nào đó. Tất cả đều phải tự lo, kể cả chi phí cho mọi hoạt động lớn nhỏ, từ chiếc ghế ngồi họp tới cái trụ sở mà đảng sử dụng. Tham lậm vào tiền thuế của dân, nó sẽ tự kết liễu sự nghiệp bởi không có dân nào bầu cho thứ đảng bòn rút mồ hôi nước mắt mình làm lãnh đạo mình.

Ảnh chụp màn hình VOA

Nhóm trí thức Việt Nam đề nghị lãnh đạo chớ ‘nói suông,’ nên chân thành hoà giải

GS. TS. Nguyễn Đình Cống, người đã công khai từ bỏ đảng Cộng sản vào năm 2016 và là một thành viên ký tên trong bản kiến nghị, nói với VOA:

“Thực ra, đây là một cuộc chiến tranh huynh đệ tương tàn. Nhân dân Việt Nam hy sinh xương máu của cả hai bên để mang lại một chiến thắng cho đảng Cộng sản. Còn đối với dân tộc thì chẳng được gì cả. Nó chỉ mang lại được sự thống nhất về mặt lãnh thổ thôi. Còn sau chiến thắng ấy, không giải quyết được vấn đề đoàn kết dân tộc. Đảng thì được. Đảng được vì đạt được chính quyền toàn quốc. Còn dân tộc thì việc hoà giải dân tộc mãi cho đến bây giờ vẫn chưa thực hiện được.”