Chủ tịch nước Việt Nam làm lễ Tịch điền ở Hà Nam với “trâu giả hổ”

Chủ Tịch Nước Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc làm lễ Tịch Điền với “trâu giả hổ” ở tỉnh Hà Nam hôm 7/2/2022. Ảnh: VOA (chụp từ báo Tuổi Trẻ)
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Chủ tịch nước Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc thực hiện nghi thức tịch điền ở tỉnh Hà Nam hôm 7/2. Qua những hình ảnh do truyền thông nhà nước công bố, dư luận trên mạng xã hội nói ông Phúc làm lễ tịch điền với “trâu giả hổ,” và xem đó là việc làm mang tính “hình thức,” “giả dối.”

Cổng thông tin điện tử của chính phủ Việt Nam cho biết Chủ tịch Phúc làm lễ Tịch điền ở xã Đọi Sơn, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam hôm 7 tháng giêng năm Nhâm Dần, theo âm lịch.

Lễ hội này được thực hiện hàng năm và được coi là quốc lễ, tiếp nối vào sự kiện được lưu truyền trong lịch sử Việt Nam, đó là hồi năm 987, vua Lê Đại Hành đã về vùng đất núi Đọi sông Châu đích thân cầm cày trong lễ xuống đồng đầu năm.

Phát biểu tại buổi lễ, Chủ tịch Phúc khẳng định Đảng Cộng sản và nhà nước “luôn khuyến khích và đề cao sự phát triển của nông nghiệp trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam Xã hội Chủ nghĩa,” báo Điện tử Chính phủ tường thuật hôm 7/2.

Vị chủ tịch nước cũng đề nghị nông dân, các cấp chính quyền, các bộ, ngành liên quan “coi trọng sản phẩm nông nghiệp phục vụ nhân dân trong nước với 100 triệu dân” và đồng thời “khai thác thị trường quốc tế với 15 hiệp định thương mại tự do đã có,” trong đó có hiệp định giữa Việt Nam và EU (EVFTA), Hiệp định Đối tác Toàn diện Khu vực (RCEP), Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ Xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), v.v…

Tuyên bố khai mạc Lễ hội Tịch điền Đọi Sơn Xuân Nhâm Dần – năm 2022, Chủ tịch Phúc đưa ra lời chúc “một năm mới mưa thuận, gió hòa, mùa màng bội thu, năm mới thắng lợi mới.”

“Chúc các bác nông dân dồi dào sức khoẻ để ruộng đồng luôn tốt tươi,” ông Phúc nói, theo trích dẫn trên báo Điện tử Chính phủ.

Vẫn trang này cho biết thêm rằng “trong trang phục nhà nông, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã cùng các đại biểu và người dân địa phương thực hiện nghi thức Tịch điền, cày những luống đất đầu tiên, khởi đầu cho mùa vụ mới bội thu.”

Các hình ảnh về buổi lễ cho thấy ông Phúc thực hiện động tác cày ruộng khi đi sau một con trâu được trang trí với các hình vằn vện màu vàng trên thân thể và một lá cờ ngũ sắc trên lưng. Những hình ảnh đó đã dẫn đến nhiều bàn luận trên mạng xã hội, theo quan sát của VOA.

Nhà báo Lưu Trọng Văn, có gần 99.000 người theo dõi qua Facebook, viết trên trang cá nhân: “Hình ảnh chủ tịch nước đi cày nhân lễ Tịch điền ở Hà Nam không gây ấn tượng chút nào.”

Dưới góc nhìn của ông Văn, hình ảnh về buổi lễ cho thấy “đám quan chức đứng quanh, phía sau là thềm sân ốp gạch men đỏ cùng con trâu vẽ vằn vện vàng” bị xem là “thật phản cảm.”

Nhà báo kỳ cựu này cho rằng nếu Chủ tịch Phúc làm lễ cùng con trâu “không trang điểm son phấn như đang biểu diễn bên cạnh những nông dân thật sự cũng đang cày giữa đồng thì sẽ thân thiện và dễ mến biết chừng nào!”

Trong số hàng chục lời bình luận bên dưới bài viết của ông Văn, nhiều người có chung quan điểm rằng việc “diễn” trong lễ Tịch điền với “trâu giả hổ” thật là “rất kệch cỡm,” “dối trá,” “buồn cười.”

Nhà hoạt động vì tiến bộ xã hội Nguyễn Lân Thắng, với gần 150.000 người theo dõi qua Facebook, nêu thắc mắc trên trang cá nhân: “Không hiểu ông chủ tịch nghĩ gì mà chịu đứng sau đít con trẩu hô [hổ trâu] quái thai này để chúng nó quay phim chụp hình.”

Nhà văn Nguyễn Đình Bổn, có lượng người theo dõi qua Facebook là gần 67.000, đưa ra ý kiến: “Trâu giả cọp!? Tôi thực sự không hiểu ý nghĩa sơn phết vằn vện trên lưng trâu này trong cái lễ gọi là tịch điền có ông Phúc cầm cày? Không lẽ sang năm vẽ con mèo, rồi các năm tới con rồng, con rắn, con ngựa… lên lưng trâu?”

Trong diễn đàn Facebook mang tên Nhóm chúng tôi ghét lừa dối có gần 20.000 thành viên, một người có tên là Ngke Quang đăng một bài thơ ngắn về buổi lễ Tịch điền gây nhiều tranh cãi:

“Trâu ơi! Ta bảo trâu này / Trâu ra ngoài ruộng cùng cày với ta! / Bỗng đâu con ‘cọp’ nhảy ra / Thay trâu cày ruộng thật là hài ghê! / Sao mà giả dối đáng chê / Lại bệnh hình thức ai mê được nào? / Cày ruộng là trâu chứ sao / Đưa con ‘cọp’ để thế vào làm chi?!”

Cũng bình luận về sự kiện lễ Tịch điền, cựu tù nhân lương tâm Phạm Minh Vũ, có hơn 87.000 người theo dõi qua Facebook, đưa ra quan sát rằng việc lãnh đạo nhà nước làm động tác cấy cày chỉ là “mị dân.”

“Nhà cầm quyền miệng thì khuyến khích cho dân tăng gia trồng trọt, nhưng tay thì cầm dùi cui tới cướp đất của dân thì sao mà tăng gia trồng trọt?”, ông Vũ viết, nhắc đến những vụ thu hồi đất nông nghiệp gây thiệt hại cho nông dân trong khi các nhà phát triển bất động sản kiếm lời vô cùng lớn.

Cựu tù nhân lương tâm này cũng lưu ý đến nghịch lý là các nhà lãnh đạo vẫn thường “cổ vũ cho dân tăng gia sản xuất” nhưng người dân phải “tự bơi” trong thị trường đầy giành giật và mỗi khi rơi vào cảnh “được mùa mất giá” họ không biết kêu ai. Ông Vũ nêu dẫn chứng là tình trạng hàng chục ngàn xe container nông sản bị mắc kẹt ở biên giới Việt-Trung mới đây.

“Tôi nghĩ lãnh đạo Việt Nam nên có cái đầu nhìn xa trông rộng, chí ít cao hơn con trâu một cái đầu, để lãnh đạo quốc gia tôn trọng phẩm giá, xã hội tự do, đưa Việt Nam hội nhập văn minh theo dòng chảy của nhân loại. Lúc đó không cần diễn thì nhân dân vẫn ấm no, hạnh phúc vẫn đong đầy,” cựu tù nhân lương tâm Phạm Minh Vũ bình luận.

Nguồn: VOA

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Một người dùng điện thoại đọc tin trên báo Nhân Dân điện tử đưa tin ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời. Ảnh: Nhac Nguyen/AFP via Getty Images

Nguyễn Phú Trọng, sự nghiệp và di sản

Ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời chiều 19 Tháng Bảy. “Cái quan định luận” (đóng nắp quan tài hãy bình luận) – dù ủng hộ ông hay không, đây là lúc nên nhìn lại di sản của người cầm đầu đảng và chính quyền Việt Nam suốt hai thập niên qua…

Ông Trọng chết, cái lò của ông có thể tắt lửa, nhưng chế độ công an trị mà ông khai mở vẫn còn đó, càng ngày càng lộng hành một cách quá quắt và cái di sản đó sẽ còn tác hại lâu dài…

Ông Nguyễn Phú Trọng tại Hà Nội, ngày 1 tháng Hai, 2021. Ảnh: Reuters

Sau Nguyễn Phú Trọng sẽ là một chương bất định?

Trong chính trị, nhất là đối với một nền chính trị phức tạp như ở Việt Nam hiện nay, vào giai đoạn “hậu Nguyễn Phú Trọng” tới đây, thật khó mà vạch ra một ranh giới rõ ràng giữa ra đi và dừng lại, giữa kết thúc và khởi đầu.

Một trong những câu hỏi lớn mà giới quan sát gần đây đặt ra là, dù rừng khuya đã tắt, nhưng cái lò ‘nhân văn, nhân nghĩa, nhân tình’ của ông Trọng sắp tới có còn đượm mùi củi lửa nữa hay không? Đây là điểm bất định đầu tiên!

TBT đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng. Ảnh: FB Việt Tân

Quan điểm của Việt Tân: Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng

Nguyễn Phú Trọng còn là nhân vật ngả theo Trung Quốc. Ông Trọng và hệ thống cầm quyền đã gây tác hại cho đất nước qua những hiệp định hợp tác bất bình đẳng giữa hai đảng cộng sản Việt Nam và Trung Quốc, qua việc phân định biên giới đất liền lẫn ngoài Biển Đông.

Kết thúc triều đại Nguyễn Phú Trọng bằng sự nắm quyền của Tô Lâm và phe nhóm công an là một đại họa mới. Đất nước và xã hội sẽ chìm đắm trong hệ thống công an trị. Người dân vốn dĩ đã mất tự do, nay sẽ còn bị kìm kẹp chặt chẽ hơn…

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu trước báo chí sau cuộc hội đàm với Tổng thống Mỹ Joe Biden tại trụ sở Trung ương đảng CSVN ở Hà Nội, Việt Nam, ngày 10/09/2023. Ảnh: AP - Luong Thai Linh

Báo chí Việt Nam chính thức thông báo tổng bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng từ trần

Còn ông Michael Tatarski, chủ trang Web thời sự Vietnam Weekly bằng tiếng Anh, đăng độc lập ở Sài Gòn, cho rằng theo quan sát của ông về cuộc chuyển giao quyền lực sau khi ông Trọng tạ thế, câu hỏi lớn hơn cả là cách Việt Nam đối xử với xã hội dân sự, việc kiểm soát Internet, các thảo luận mở, và việc kiểm duyệt văn hóa.