Chiến tranh Ukraine: Dồn sức đánh Donbass, Nga bắt đầu cuộc chiến tiêu hao

Một chung cư ở Mariupol (Ukraine) bị hư hại vì bị trúng oanh kích ngày 29/03/2022. Ảnh: AP - Alexei Alexandrov
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Thứ Bảy, 02/04/2022, Ukraine tuyên bố giành lại quyền kiểm soát toàn bộ vùng Kyiv, sau khi bộ tham mưu Nga thông báo rút hết các lực lượng bao vây Kyiv về Belarus hôm 29/03. Tuy nhiên, với Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cũng như là giới quan sát quyết định này của Nga chưa hẳn là một tín hiệu tốt: Nga đổi chiến lược tấn công và Donbass sẽ là mặt trận quyết định.

Gọng kềm bao vây Kyiv, Tchernihiv và Konotop biến mất. Ukraine kiểm soát lại 400 km đường biên giới phía bắc. Nhưng cũng không có một yếu tố xác thực nào cho phép khẳng định quân Nga bại trận hay đang hối hả thoái lui. Nga tuyên bố quay lại với mục tiêu chính ban đầu, như khẳng định của Tổng thống Nga Vladimir Putin hồi đầu năm 2022: Chấm dứt nạn “diệt chủng cư dân vùng Donbass.”

Theo giải thích của nhà địa chính trị Jean-Sylvestre Mongrenier, chuyên gia về an ninh Viện Thomas-More với báo Le Monde, trước sự kháng cự mạnh mẽ của quân và dân Ukraine, ý tưởng chỉ đạo kể từ giờ là tiến hành từng bước. Ưu tiên hàng đầu của “Chiến dịch quân sự đặc biệt” do ông Putin phát động là tấn công vào những gì cần phải chinh phục nốt ở Donbass và Mariupol.

Và chiến dịch này như vậy nay bước vào giai đoạn thứ ba, ít tham vọng hơn: Chiếm lấy quyền kiểm soát toàn bộ khu vực hành chính Donetsk và Luhansk. Giai đoạn một, kéo dài trong năm ngày, là một cuộc tấn công chớp nhoáng tiến hành trên năm trục, do các lực lượng đặc nhiệm và pháo binh nhẹ tiến hành. Bước thứ hai, trong suốt tháng Ba, nhắm vào các thành phố lớn bằng những đoàn xe bọc thép và những đợt dội bom ồ ạt.

Theo như bình luận từ một chuyên gia quân sự thân Nga, Boris Rojine, trên mạng Telegram được Le Monde dẫn lại “Cuộc chiến Donbass chắc chắn sẽ là một trận đánh quyết định của chiến dịch.” Một cách cụ thể, quân Nga sẽ tập trung mọi nỗ lực về vùng Donbass, và cùng một lúc một phần ở Mariupol, cho phép kết nối Nga, Donbass và bán đảo Crimea. Quân Nga sẽ duy trì áp lực trên toàn bộ vùng lãnh thổ phía đông, vốn dĩ là đường cung ứng hậu cần thiết yếu theo như giải thích của Peer de Jong, chuyên gia địa chính trị Viện Themiis với đài Europe 1.

Vẫn theo vị chuyên gia người Nga trên, với một thế tương quan lực lượng áp đảo (250-270 ngàn binh sĩ, 2.000 xe tăng và 300 chiến đấu cơ cũng như trực thăng), Matxcơva có nhiều cơ may đạt được mục tiêu với điều kiện phải chiếm được Mariupol trong tháng Tư và từ bỏ các cuộc tấn công nhắm vào Kherson, để duy trì việc phòng thủ các chiến tuyến đã chiếm được.

Nếu như giới quan sát quan ngại nguy cơ Mariupol thất thủ bất chấp sự kháng cự bền bỉ nhưng có giới hạn, thì việc Matxcơva chiếm được thành phố Izioum hồi cuối tuần qua sau nhiều tuần giao tranh ác liệt là một vố đau cho Ukraine. Thành phố này tập trung đông đảo nhiều đội quân, một cơ sở hậu phương quan trọng cho mặt trận Donbass của Ukraine từ 8 năm qua.

Với thắng lợi này, Nga có thể “thừa thắng xông lên” và tiến sâu hơn sau đường chiến tuyến phân giới là con sông Donets, chiếm lại các vị trí do Ukraine kiểm soát. Trừ phi, quân Ukraine ngăn chặn được các cuộc tấn công của Nga ở Sloviansk, thành phố biểu tượng, vì đây là địa phương quan trọng đầu tiên rơi vào tay phe ly khai thân Nga hồi năm 2014.

Trước mối nguy hiển hiện, giới chức chính quyền vùng Donetsk hôm qua kêu gọi người dân nhanh chóng sơ tán, khi cho rằng “người dân có nguy cơ trở thành một trong những chiếc đòn bẩy chính của kẻ thù để thao túng và gây áp lực.”

Thế nên, trong nước cờ này, nhà địa chính trị Peer de Jong  không quên nhắc nhở, cuộc chiến mà Nga đang tiến hành được thực hiện trên cả ba mặt. Thứ nhất là ở cấp độ quân sự với sự “phân chia lại thế cờ”; Tiếp đến là cấp độ ngoại giao, một dạng “trò chơi” và Cuối cùng là bình diện nhân đạo với hai mục tiêu chính cho Nga: Gây ấn tượng để người dân Ukraine phải bỏ chạy và Khơi dậy sự hốt hoảng ở công luận châu Âu.

Và do vậy, tuy quân Nga từ nhiều ngày qua ngưng các cuộc tấn công trên bộ nhắm vào thành phố Kharkiv, Zaporijia và Mykolaiv, nhưng vẫn tiếp tục các hành động sách nhiễu bằng các cuộc pháo kích thường nhật và bằng chứng mới nhất là thành phố Odessa đã bị nã pháo ngày hôm qua. Le Monde kết luận, giai đoạn ba bắt đầu bao gồm cả việc tiến hành cuộc chiến tiêu hao chống lại toàn Ukraine!

Minh Anh

Nguồn: RFI

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Một người dùng điện thoại đọc tin trên báo Nhân Dân điện tử đưa tin ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời. Ảnh: Nhac Nguyen/AFP via Getty Images

Nguyễn Phú Trọng, sự nghiệp và di sản

Ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời chiều 19 Tháng Bảy. “Cái quan định luận” (đóng nắp quan tài hãy bình luận) – dù ủng hộ ông hay không, đây là lúc nên nhìn lại di sản của người cầm đầu đảng và chính quyền Việt Nam suốt hai thập niên qua…

Ông Trọng chết, cái lò của ông có thể tắt lửa, nhưng chế độ công an trị mà ông khai mở vẫn còn đó, càng ngày càng lộng hành một cách quá quắt và cái di sản đó sẽ còn tác hại lâu dài…

Ông Nguyễn Phú Trọng tại Hà Nội, ngày 1 tháng Hai, 2021. Ảnh: Reuters

Sau Nguyễn Phú Trọng sẽ là một chương bất định?

Trong chính trị, nhất là đối với một nền chính trị phức tạp như ở Việt Nam hiện nay, vào giai đoạn “hậu Nguyễn Phú Trọng” tới đây, thật khó mà vạch ra một ranh giới rõ ràng giữa ra đi và dừng lại, giữa kết thúc và khởi đầu.

Một trong những câu hỏi lớn mà giới quan sát gần đây đặt ra là, dù rừng khuya đã tắt, nhưng cái lò ‘nhân văn, nhân nghĩa, nhân tình’ của ông Trọng sắp tới có còn đượm mùi củi lửa nữa hay không? Đây là điểm bất định đầu tiên!

TBT đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng. Ảnh: FB Việt Tân

Quan điểm của Việt Tân: Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng

Nguyễn Phú Trọng còn là nhân vật ngả theo Trung Quốc. Ông Trọng và hệ thống cầm quyền đã gây tác hại cho đất nước qua những hiệp định hợp tác bất bình đẳng giữa hai đảng cộng sản Việt Nam và Trung Quốc, qua việc phân định biên giới đất liền lẫn ngoài Biển Đông.

Kết thúc triều đại Nguyễn Phú Trọng bằng sự nắm quyền của Tô Lâm và phe nhóm công an là một đại họa mới. Đất nước và xã hội sẽ chìm đắm trong hệ thống công an trị. Người dân vốn dĩ đã mất tự do, nay sẽ còn bị kìm kẹp chặt chẽ hơn…

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu trước báo chí sau cuộc hội đàm với Tổng thống Mỹ Joe Biden tại trụ sở Trung ương đảng CSVN ở Hà Nội, Việt Nam, ngày 10/09/2023. Ảnh: AP - Luong Thai Linh

Báo chí Việt Nam chính thức thông báo tổng bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng từ trần

Còn ông Michael Tatarski, chủ trang Web thời sự Vietnam Weekly bằng tiếng Anh, đăng độc lập ở Sài Gòn, cho rằng theo quan sát của ông về cuộc chuyển giao quyền lực sau khi ông Trọng tạ thế, câu hỏi lớn hơn cả là cách Việt Nam đối xử với xã hội dân sự, việc kiểm soát Internet, các thảo luận mở, và việc kiểm duyệt văn hóa.