Việt Nam loan báo tham dự Army Games 2022 do Nga tổ chức

Bộ Quốc Phòng CSVN cho biết sẽ tham dự Hội thao quân sự quốc tế Army Games 2022 do Nga tổ chức. Ảnh chụp Youtube VOA
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Bộ Quốc phòng Việt Nam cho biết sẽ tham dự Hội thao quân sự quốc tế Army Games 2022 do Nga tổ chức, chỉ vài ngày sau khi truyền thông nhà nước Nga thông báo về cuộc tập trận quân sự chung với Việt Nam trong lúc tiến hành cuộc xâm lược ở Ukraine.

Hãng tin RIA Novosti của nhà nước Nga hôm 19/3 cho biết rằng một cuộc gặp để lên kế hoạch ban đầu cho cuộc tập trận quân sự chung đã được tổ chức trực tuyến giữa các lãnh đạo của Quân khu Miền Đông của Nga và quân đội Việt Nam.

Việt Nam không đưa ra bất kỳ thông báo nào về cuộc tập trận này trong khi người phát ngôn Bộ Ngoại giao ở Hà Nội không khẳng định nhưng cũng không phủ nhận khi được yêu cầu bình luận về thông tin mà Quân khu Miền Đông của Nga đưa ra. Tại cuộc họp báo thường kỳ hôm 21/4, người phát ngôn Lê Thị Thu Hằng nói rằng “các hoạt động hợp tác quốc phòng của Việt Nam với các nước, bao gồm giao lưu, luyện tập chung phục vụ hội thao, hội thi là nhằm tăng cường hợp tác hữu nghị, đoàn kết, tin cậy và hiểu biết lẫn nhau.”

Sau đó một ngày, Bộ Quốc phòng Việt Nam họp mặt trực tuyến với phía Nga để “trao đổi về công tác chuẩn bị Hội thao quân sự quốc tế năm 2022 (Army Games 2022) do Bộ Quốc phòng liên bang Nga chủ trì diễn ra với sự tham gia của các nước đăng ký tham dự.”

Ghi nhận về hội nghị trực tuyến này, Cổng thông tin điện tử Bộ Quốc phòng Việt Nam cho biết đoàn Việt Nam do Thiếu tướng Phạm Văn Tỵ, Phó Cục trưởng Cục Cứu hộ-Cứu nạn làm trưởng đoàn tham dự từ đầu cầu Hà Nội. Tham dự trực tuyến từ Hà Nội còn có đại diện Tùy viên Quốc phòng Liên bang Nga tại Việt Nam.

Theo Bộ Quốc phòng Việt Nam, đây là hội nghị trực tuyến lần 2 về việc chuẩn bị cho Army Games tại Nga.

Trước đó vào ngày 15/4, một buổi họp tham vấn trực tuyến với Nga, do Thiếu tướng Đỗ Đình Thanh, tư lệnh Binh chủng Tăng thiết giáp, dẫn đầu đoàn Việt Nam tham dự, theo cổng thông tin Bộ Quốc phòng. Tại cuộc gặp này, ông Thanh đề nghị phía Nga tạo điều kiện cho Đội tuyển xe tăng của Việt Nam được sang Nga trước khi diễn ra hội thao “để luyện tập chung, làm quen địa hình, học hỏi, trao đổi kinh nghiệm nằm năng cao kết quả nội dung thi ‘xe tăng hành tiến’ nếu Army Games 2022 được tổ chức trong thời gian tới.”

Trích dẫn thông tin từ cơ quan báo chí Quân khu miền Đông của Nga, Sputnik hôm 19/4 cho biết Thiếu tướng Thanh đã tham dự một cuộc họp trực tuyến dưới sự chủ trì của Thiếu tướng Sergei Lagutkin và Đại tá Ivan Taraev của Nga, để bàn về việc “tiến hành diễn tập quân sự chung nhằm rèn luyện kỹ năng chỉ huy và tham mưu trong việc tổ chức hoạt động huấn luyện chiến đấu.” Bản tin bằng tiếng Việt của hãng tin nhà nước Nga không cho biết cuộc họp diễn ra khi nào.

Hãng thông tấn TASS của Nga hồi tháng 9 năm ngoái trích dẫn thông tin từ Bộ Quốc phòng nước này cho biết rằng 45 nước sẽ tham dự Army Games 2022, trong đó có Việt Nam – một trong những quốc gia đồng tổ chức hội thao này. Theo Bộ Quốc phòng Việt Nam cho biết hôm 22/4, Việt Nam đăng cai tổ chức “môn thi vùng tai nạn” và sẽ tham gia 14 nội dung thi của Army Games 2022.

Nga là nhà cung cấp thiết bị quân sự hàng đầu của Việt Nam và quốc gia Đông Nam Á (nầy) đã hai lần bỏ phiếu trắng để từ chối lên án Nga tại Đại hội đồng Liên Hợp Quốc trước khi bỏ phiếu chống lại nỗ lực do Mỹ dẫn đầu nhằm đình chỉ Nga khỏi Hội đồng Nhân quyền LHQ vì cuộc xâm lược ở Ukraine.

Trước thông tin Việt Nam sẽ “tập trận quân sự chung” với Nga, các nhà quan sát và phân tích quân sự cho rằng nếu sự kiện này diễn ra sẽ là “không thích hợp” tại thời điểm Moscow đang bị cô lập và chế tài bởi phương Tây vì tiến hành tấn công quân sự ở Ukraine.

Nguồn: Youtube VOA

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Giới thạo tin cho rằng “lò” có thể sẽ đốt cả bà Trương Thị Mai (phải), thường trực Ban Bí thư kiêm trưởng Ban Tổ chức Trung ương đảng. Ảnh minh họa: Hoang Dinh Nam/ AFP via Getty Images

Vỡ bình, đất nước sẽ ra sao?

Công cuộc đốt lò của ông Nguyễn Phú Trọng cho đến nay, chẳng những đã thất bại, đã không trị được cội rễ của tham nhũng mà còn vượt ra ngoài tầm kiểm soát của ông ta. Rải rác đã có lời đồn đoán phen này không chừng chủ lò lại biến thành củi vì “trách nhiệm chính trị của người đứng đầu” khi hàng loạt đảng viên cao cấp – đảm nhiệm từ chủ tịch nước, chủ tịch quốc hội, phó thủ tướng, bộ trưởng, bí thư, chủ tịch tỉnh đến tướng tá quân đội và công an – bị cách chức, bị tống giam đến mức “đã đủ nhân sự lập một chính phủ trong tù!”

Báo cáo viên đặc biệt của LHQ về tình trạng của người bảo vệ nhân quyền. Ảnh: Srdefenders

Báo cáo viên đặc biệt LHQ: Hà Nội cần chấm dứt đàn áp nhân quyền một cách có hệ thống

Hà Nội cần chấm dứt việc đàn áp một cách có hệ thống và sử dụng các điều luật bị cho “nguỵ tạo” để bắt giam các nhà hoạt đông bảo vệ nhân quyền.

Đây là khuyến nghị của một số các tổ chức nhân quyền quốc tế cùng với quan chức Liên Hiệp Quốc và dân biểu Thuỵ Sỹ lên tiếng nhân dịp Việt Nam tham dự phiên Kiểm điểm định kỳ phổ quát (UPR) vào ngày 7/5/2024.

UPR 2024 – 5 năm nhìn lại tình hình nhân quyền tại Việt Nam

Universal Periodic Review, được gọi tắt là UPR, tức Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát là một cơ chế của Hội đồng Nhân quyền LHQ (UNHCR), được thiết lập từ năm 2006, nhằm cải thiện tình hình nhân quyền ở mỗi quốc gia thành viên của Liên Hiệp Quốc. Để đạt được mục đích này, Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát thực hiện việc kiểm tra, đánh giá hồ sơ nhân quyền của mỗi quốc gia, và đưa ra khuyến nghị cho các vi phạm nhân quyền ở bất cứ nơi nào chúng xảy ra.

Vào ngày 7/5/2024 tới đây, tình hình nhân quyền Việt Nam được kiểm điểm trước Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc tại phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát, chu kỳ thứ tư.