WB: Thể chế có thể là ‘trở ngại lớn’ để VN thành quốc gia thu nhập cao

Báo cáo mới của Ngân Hàng Thế Giới (WB) hôm 18/5/2022: Thể chế có thể là ‘trở ngại lớn’ để Việt Nam thành quốc gia thu nhập cao
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Thể chế có thể sẽ trở thành trở ngại lớn đối với việc hiện thực hóa khát vọng trở thành quốc gia thu nhập cao vào năm 2045, một báo cáo mới công bố hôm 18/5 của Ngân hàng Thế giới (WB) đưa ra nhận định.

Theo WB, để thực hiện được mục tiêu trên, Việt Nam cần chuyển đổi mô hình tăng trưởng và cải thiện rõ rệt năng lực trong phối hợp và triển khai những cải cách chính sách kinh tế và đầu tư công.

Báo cáo có tên “Để tươi sắc đào xuân – cải cách thể chế hướng tới thực thi hiệu quả” của WB nói mô hình tăng trưởng truyền thống của Việt Nam đang đối mặt với những thách thức lớn do đại dịch Covid-19, toàn cầu hóa chững lại và nguy cơ ngày càng dễ bị tổn thương đối với những cú sốc bên ngoài, trong đó có rủi ro khí hậu.

“GDP theo đầu người của Việt Nam đã tăng gấp năm lần sau ba thập kỷ qua, trong khi thể chế của quốc gia chưa thích ứng với tốc độ thay đổi đó kể từ thời kỳ Đổi mới vào cuối thập kỷ 1980,” bà Carolyn Turk, Giám đốc Quốc gia Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam, nhận định trong thông cáo đưa ra hôm 18/5.

Theo bà Carolyn Turk, “Cải cách thể chế đồng bộ có thể giúp quốc gia tránh bẫy thu nhập trung bình qua nâng cao hiệu quả ứng phó với những thách thức mới và phức tạp phát sinh trong nước và trên toàn cầu.”

WB cho rằng trong 35 năm qua, Việt Nam đã triển khai thực thi những ưu tiên phát triển với kết quả chưa được đồng đều. Mặc dù quốc gia Đông Nam Á đã mở cửa thương mại và hòa nhập xã hội, nhưng vẫn chưa đạt kết quả mong muốn về đẩy mạnh tăng trưởng xanh và nâng cấp hạ tầng cơ bản của quốc gia.

Để đạt được mục tiêu trở thành quốc gia thu nhập cao vào năm 2045, WB cho rằng có 5 cải cách thể chế quan trọng mà Việt Nam cần triển khai. Các cải cách này bao gồm: Tạo nền tảng thể chế vững chắc cho từng ưu tiên phát triển nhằm biến những ưu tiên phát triển đó thành hành động cụ thể; hài hòa các quy trình, thủ tục hành chính để nâng cao hiệu quả của chính quyền các cấp; sử dụng các công cụ thị trường để tạo động lực cho các bên liên quan trong khu vực nhà nước và tư nhân; thực thi hiệu lực các quy định và quy tắc nhằm nâng cao động lực, lòng tin và công bằng; áp dụng các quy trình có sự tham gia để đảm bảo nâng cao minh bạch và trách nhiệm giải trình.

Ngân hàng Thế giới nói Việt Nam cần tiếp tục  cải cách thể chế với quy mô như từng được triển khai trong thời kỳ Đổi mới củ nâng cao minh bạch và trách nhiệm giải trình.a thập kỷ 1980 và thành công như triển khai mở cửa thương mại trong hai thập kỷ qua.

Theo dự báo của WB, nền kinh tế Việt Nam có thể tiến tới mức tăng trưởng GDP trước đại dịch là 6,0 đến 6,5% từ năm 2022 trở đi. Tuy dự báo này được cho là tích cực nhưng vẫn thấp hơn 4,5% so với mức tăng trưởng GDP bình quân của Việt Nam trong thời kỳ trước đại dịch Covid-19.

Nguồn: VOA

 

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ông Lê Đình Lượng: "Việc của tôi sẽ do lịch sử phán xét. Tôi sẽ vui khi phải ở lao tù nếu dân tộc này được lớn mạnh trong tự do dân chủ”. (Lời nói sau cùng trước khi tòa nghị án), Ảnh: Internet

Trong họa có phúc

Cháu học lịch sử cách mạng thì rõ, rất nhiều tù nhân chính trị về sau thành những người lãnh đạo phong trào xã hội đầy trí tuệ và bản lĩnh. Người có chí khí sẽ biến nhà tù thành trường học để tu tâm, dưỡng chí, nung nấu những khát vọng, ước mong… Đó là nỗi khổ hạnh của cá nhân nhưng lại là phúc cho dân tộc.

Chứ cái đám “hồng phúc” cậu ấm, cô chiêu kia, chỉ có ăn và phá, biết gì yêu nước thương dân!…

“Đồng chí” Nguyễn Phú Trọng vừa là người khởi xướng, vừa giữ vai trò tiên phong trong chỉnh đốn đảng đã hơn một thập niên. Trong hơn một thập niên chỉ đạo – sắp đặt mọi thứ, đặc biệt là nhân sự, kết quả chống tham nhũng là gì ngoài hậu quả tham nhũng càng ngày càng trầm trọng? Ảnh: Reuters

Ông Nguyễn Phú Trọng và ‘trách nhiệm chính trị’

Ông [Trọng] đã tự mở chiếc “Pandora Box” ra và nay thì nhân dân đã thấy thật sự bộ máy của nhà nước do đảng Cộng sản lãnh đạo là một tập hợp của những ổ tham nhũng lớn với sự băng hoại từ cấp cao nhất đến cấp thấp nhất. Trùm cuối được nhiều người xác định chính là thể chế và không bao giờ đập được chuột mà không vỡ bình vì chính cái bình đó là môi trường sinh ra chuột.

Lời kêu gọi tham dự biểu tình UPR 2024 diễn ra vào ngày 7/5 trước trụ sở Liên Hiệp Quốc

Ngày 7 tháng 5 này, nhà nước CSVN sẽ bị kiểm điểm trước Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc (United Nations Human Rights Council – UNHRC) về tình trạng nhân quyền tại Việt Nam. Đây là dịp để chúng ta chỉ rõ sự gian trá của CSVN trước diễn đàn quốc tế.

Chúng tôi kêu gọi đồng bào tham dự buổi biểu tình diễn ra ngày 7/5/2024, trước Trụ sở Liên Hiệp Quốc tại Genève, Thụy Sĩ, nhằm lên án những vi phạm nhân quyền của đảng Cộng Sản Việt Nam.

Đại diện Lưỡng viện Quốc Hội Hawaii (phải) trao Nghị quyết Cờ Vàng cho Đại diện Cộng đồng (giữa)

Bản tin Việt Tân – Tuần lễ 29/4 – 5/5/2024

Nội dung:

– Thông báo về các sự kiện đặc biệt tại Geneva, Thụy Sĩ nhân dịp Vietnam UPR 2024;
– Cựu TNLT Châu Văn Khảm gặp mặt thân hữu tại Houston;
– San Jose treo cờ tưởng niệm Quốc hận 30/4/1975;
– Lưỡng viện Quốc hội Hawaii và thành phố Honolulu ra Nghị quyết Vinh danh Cờ Vàng và Lễ Tưởng niệm Quốc hận 30/4 tại Hawaii;
– Cộng đồng tại Houston, TX tưởng niệm 30 tháng Tư;
– Hình ảnh các cuộc biểu tình Ngày Quốc hận 30/4 tại Vương Quốc Bỉ, Đức, Úc Châu;
– Mời theo dõi các cuộc hội luận.