Thành công của người Việt ở Mỹ có liên quan đến chánh sách của Việt Nam?

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Nếu là ông PMC, tôi sẽ không nói câu này: “Thành công của người Việt tại Mỹ cũng là thành công của đường lối đối ngoại của đảng và Nhà nước.” Tôi cố gắng tìm trong nhóm bạn bè và bà con ở Mỹ, ai thành công nhờ vào chánh sách của VN, nhưng kết quả là zero.

Hãy lấy trường hợp anh bạn tôi là một trường hợp tiêu biểu. Năm 1982, sau khi được trả tự do từ tù ‘cải tạo’ anh vượt biên sang Mã Lai, và chừng 1 năm sau thì đến Mỹ định cư. Sang Mỹ, thời gian đầu, cũng như các đồng hương khác, anh làm trong các hãng xưởng một thời gian. Sau đó chừng 2 năm, anh bảo lãnh vợ con từ Việt Nam sang Mỹ và cả gia đình đoàn tụ. Sau đoàn tụ, anh quay lại đại học và xong chương trình cử nhân khoa học máy tính. Phải 20 năm sau gia đình anh mới thật sự ổn định và thoải mái, khi 2 đứa con đã tốt nghiệp từ trường y UCSF và một đứa tốt nghiệp cũng về khoa học máy tính như anh. Bây giờ thì anh đã nghỉ hưu, có cuộc sống tương đối sung túc, nhưng anh chưa bao giờ về Việt Nam và đến cho cuối đời chắc anh sẽ không về lại quê hương.

Đối với anh và con cái, Mỹ là đại ân nhân, là quê hương. Sự thành công của gia đình anh bạn tôi chẳng có liên quan gì với mấy chánh sách bên Việt Nam. Sự thành công của anh là do môi trường tự do và bình đẳng ở Mỹ, do thể chế không kỳ thị ở Mỹ — không có dính dáng gì với Việt Nam.

Một chút về sự hình thành cộng đồng người Việt ở Mỹ

Hiện nay, cộng đồng người Việt ở Mỹ có chừng 2,2 triệu người. Con số này tăng gần gấp 2 lần so với năm 2000 khi đó chỉ có 1,2 triệu người. Đa số họ đến đây vào thập niên 1970-1990 (ước tính tầm 800,.00 người) với tư cách người tị nạn hoặc HO. Những người trong làn sóng đầu tiên này bảo lãnh thân nhân từ Việt Nam sang, nên con số người Việt ở Mỹ tăng khá nhanh sau đó. Đa số họ đi từ miền Nam. Trong mấy năm gần đây, người từ miền Bắc cũng tìm đường sang Mỹ và ở lại.

Trong làn sóng di cư đầu, ngoài những chuyên gia và quan chức VNCH và cựu quân nhân, nhiều người Việt xuất thân từ nông dân và trình độ học vấn hạn chế. Thế nhưng người Việt có gen ‘resilience’ nên họ đã nhanh chóng ổn định cuộc sống và đóng góp cho xã hội Mỹ. Anh bạn của tôi là một trường hợp tiêu biểu về quá trình định cư của người Việt ở Mỹ.

Cộng đồng người Việt ở Mỹ còn non trẻ so với các cộng đồng Á châu khác (như Phi Luật Tân, Tàu, Ấn Độ). Do đó, so với các cộng đồng này, cộng đồng người Việt chưa phải là ‘sáng giá’ lắm đâu. Về trình độ học vấn, 32% người Việt ở Mỹ tốt nghiệp đại học (con số này cho thế hệ sanh ở Mỹ là 55%). Con số 32% đó tương đương với toàn dân số Mỹ, nhưng thấp hơn các cộng đồng Á châu khác (54%). Những con số này phải đặt trong bối cảnh những người tị nạn thế hệ đầu đến Mỹ là những người thuộc thành phần khó khăn.

Nói đến quá trình hình thành cộng đồng người Việt ở Mỹ mà không đề cập đến Little Sàigon là một sai sót. Ngày xưa, theo như bà con tôi kể lại, khu vực mà nay gọi là Little Saigon chỉ là một vùng bán nông thôn, bán thành thị, nhưng từ ngày có người Việt về đây thì vùng này đã biến thành một khu đô thị sầm uất, mang đậm bản sắc Việt. Đến Little Saigon là đến một Sài Gòn thu nhỏ.

Để được địa danh ‘Little Saigon’ cũng là một quá trình vận động và cạnh tranh giữa người Việt và người Tàu. Người Tàu khi đó vận động đặt tên “China Town” hay “Asian Town” cho khu vực nay là Phước Lộc Thọ. Còn người Việt thì trong  “Ủy Ban Thương Mại Việt Nam” thì đề nghị lấy tên “Little Saigon.” Tháng 6/1988, Thống Đốc tiểu bang California cắt băng khánh thành các bảng chỉ dẫn “Little Saigon Next Exit” dựng ở các xa lộ 405 và 22 dẫn vào các đường Brookhurst, Magnolia. Người có công đầu trong việc đặt tên Little Saigon là ký giả Du Miên, và người ủng hộ nhiệt tình nhứt là Dân biểu Richard Longshore (đã qua đời năm 1988). Kể sơ qua về sự hình thành của cộng đồng người Việt ở Mỹ như thế để cho thấy rằng quá trình phát triển đó không có dính dáng gì với chánh phủ Việt Nam.

Cộng đồng người Việt ở Mỹ là ai?

Theo BBC thì ông PMC nói trong ‘cuộc gặp mặt một số người Việt tại Mỹ ở thủ đô Washington DC ngày 14/5 năm 2022. Nhiều bạn đọc trong nước có lẽ nghĩ rằng khi các quan chức cao cấp VN khi sang thăm những nước phương Tây như Mỹ thì họ sẽ gặp ‘cộng đồng người Việt’ ở địa phương. Nhưng không phải đâu.

Các vị ấy chỉ gặp những người có liên quan với nhà cầm quyền mà thôi. Đó là những du học sinh được tuyển chọn, những người làm ăn ở trong nước, những người từ miền Bắc qua Mỹ định cư trong mấy năm gần đây, hay nói chung là chỉ gặp ‘phe ta.’ Điều này cũng dễ hiểu, vì phe ta nói cùng ngôn ngữ, cùng hành vi, suy nghĩ cùng nhịp điệu, và quen biết nhau cả. Nhưng những người này không đại diện cho tuyệt đại đa số người Việt ở Mỹ và chắc chắn không đại diện cho người tị nạn ở Mỹ.

Các quan chức Việt Nam khó mà gặp và trò chuyện với những người đã và đang xây dựng cộng đồng người Việt tị nạn ở Mỹ. Điều này cũng dễ hiểu thôi. Những người trong cộng đồng và các quan chức Việt Nam không có cùng suy nghĩ về Việt Nam, không cùng ‘ngôn ngữ,’ không chia sẻ lịch sử cận đại, nên rất khó có điểm chung (commonality). Còn những cách nói sáo ngữ như ‘Khúc ruột ngàn dặm’ thì thú thiệt là hoàn toàn vô nghĩa.

Tuy không có cùng điểm chung như thế, nhưng người Việt ở Mỹ đóng góp khá nhiều cho lượng kiều hối về Việt Nam. Theo báo TT thì năm 2021, số kiều hối về Việt Nam là 18 tỉ USD. Trong số này, kiều hối từ Mỹ là khoảng 11 tỉ USD, chiếm 61% tổng số. Đó là một khoản viện trợ không hoàn lại rất lớn cho Việt Nam. Đó là những đồng tiền từ mồ hôi, nước mắt, và máu của người Việt ở Mỹ, và chắc chắn không có sự đóng góp của Chánh phủ Việt Nam.

Tôi ước gì có một ngày một quan chức cao cấp như ông PMC đến Little Saigon thẳng thắn và chân tình chia sẻ những khác biệt về quan điểm với đồng hương và lắng nghe ‘music’ của đồng hương như ông Nguyễn Văn Thiệu đã từng làm trước đây. Nếu ngày đó chưa đến thì khoảng cách giữa cộng đồng người Việt tị nạn ở nước ngoài và Chánh phủ trong nước vẫn còn xa diệu vợi. Chỉ khi nào có một buổi gặp gỡ như thế thì người Việt chúng ta mới là một khối đoàn kết và mới có hoà giải dân tộc.

PS: Nói về chánh sách của ‘đảng và Nhà nước’ liên quan đến người vượt biên không thể nào không nhắc đến cái gọi là “Phương Án II,” một chủ trương của BCT nhằm tổ chức vượt biên bán chánh thức cho người Hoa ở miền Nam. Đã có ít nhứt 902 người chết trên sông hay biển vì cái Phương Án II này, và vụ tang thương nhứt là Cát Lái, nơi chứng kiến 227 người vượt biên bị chết.

Chỉ non 1 năm (từ 8/1978 đến 6/1979), số người ra đi theo Phương Án II là khoảng 134.000 người, và Nhà nước thu được 16.181 kg vàng cùng 164.505 USD, 538 xe hơi, 4.154 căn nhà hay gian nhà. (Tuy nhiên, địa phương báo cáo chỉ có 60.000 người đi, và Nhà nước đã thu về 5.612 kg vàng cùng 57.000 USD, 235 xe hơi, 1.749 nhà và gian nhà).

GS Nguyễn Văn Tuấn

Nguồn: Blog Tuan V. Nguyen

XEM THÊM:

 

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ảnh minh họa: Đinh Tấn Lực

Lại một cú hốt lớn?

Ở Việt Nam nhà nào chẳng tích cóp không nhiều thì ít có vàng trong nhà. Hỏi nguồn gốc xuất xứ của số vàng này từ đâu quả là đánh đố. Có gia đình vàng được để lại từ mấy đời trước, trao đổi qua tay với nhau lấy đâu giấy tờ, hoá đơn, hợp đồng…

Số lượng vàng không chứng minh được nguồn gốc xuất xứ rất lớn trong dân, sẽ dẫn đến các cơ sở sản xuất kinh doanh vàng cũng bị hệ lụy về việc không chứng minh được nguồn gốc xuất xứ với cơ quan quản lý nhà nước.
Bây giờ căn cứ vào luật do nhà nước đề ra để xử phạt, rồi tịch thu có phải là một cuộc chiếm đoạt?

Hình ảnh nhà sư Thích Minh Tuệ trên một trang mạng xã hội. Ảnh: Pháp Luật TP.HCM

Thật và giả từ bước chân thầy Minh Tuệ

Hình ảnh một hành giả mặc áo vá, đầu trần chân đất đi từ Nam ra Bắc thực hành phép tu hạnh đầu đà của Phật Giáo đang gây một trận động đất trong dư luận Việt Nam. Hội đồng Trị sự Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam ngay lập tức phát ra thông báo khẳng định “người được mạng xã hội gọi là ‘Sư Thích Minh Tuệ’ không phải là tu sĩ Phật Giáo.” Oái oăm thay, lời khẳng định chắc như đinh đóng cột của các vị chức sắc Phật Giáo quốc doanh lại góp phần phơi trần cái bản lai diện mục giả hiệu của chính họ.

Hội nghị Thượng đỉnh về Nhân quyền và Dân chủ dược tổ chức tại Geneva, Thụy Sĩ hôm 15/5/2024

Hội nghị Thượng đỉnh Geneva về Nhân quyền và Dân chủ kỳ thứ 16

Ngày 15/5/2024, tại Geneva, Thụy Sĩ đã diễn ra Hội nghị Thượng đỉnh về Nhân quyền và Dân chủ kỳ thứ 16 (The 16th Annual Geneva Summit for Human Rights and Democracy).

Mục đích của Hội nghị Thượng đỉnh về Nhân quyền và Dân chủ là đề cập đến tình trạng nhân quyền và đặc biệt là để hướng cộng đồng thế giới quan tâm đến một số trường hợp cần phải có sự can thiệp nhanh chóng để giảm đi những khổ nạn có thể xảy đến với các nạn nhân.

Hội nghị thượng đỉnh Geneva được tài trợ bởi một liên minh gồm 25 tổ chức phi chính phủ về nhân quyền từ khắp nơi trên thế giới, trong đó có Đảng Việt Tân.

Từ trái sang phải: Trương Thị Mai - người vừa bị "cho thôi giữ các chức vụ," Nguyễn Xuân Phúc, Trương Hòa Bình và Đinh Thế Huynh. Ảnh chụp ngày 20/07/2016. Ảnh: AP - Hau Dinh

Việt Nam: Thêm một ủy viên Bộ Chính trị phải từ chức

Hôm qua, 16/05/2024, Bộ Chính trị đảng Cộng Sản Việt Nam đã bầu bổ sung 4 ủy viên sau khi một ủy viên khác là bà Trương Thị Mai phải từ chức và nghỉ việc.

Giữ chức thường trực Ban Bí thư và trưởng Ban Tổ chức Trung ương từ năm 2023, bà Trương Thị Mai như vậy là ủy viên thứ 3 trong Bộ Chính trị phải từ chức chỉ trong vòng hai tháng, sau Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng trong tháng Ba và Chủ tịch Quốc Hội Vương Đình Huệ trong tháng Tư.