Các doanh nghiệp Mỹ phản đối quy định lưu trữ dữ liệu người dùng tại Việt Nam

Sundar Pichai, Giám Đốc Điều Hành Google. Ảnh: FB Việt Tân
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Các doanh nghiệp Mỹ vừa gửi một bức thư tới Thủ Tướng Việt Nam Phạm Minh Chính để phản đối quy định mới bắt các hãng công nghệ phải lưu trữ dữ liệu người dùng tại Việt Nam.

Ngày 9 tháng Chín, 2022, Phòng Thương Mại Hoa Kỳ, Hiệp Hội Thương Mại Hoa Kỳ tại Hà Nội và Liên Minh Internet Châu Á đại diện cho các hãng công nghệ lớn gồm Google, Meta và Amazon đã gửi thư tới Thủ Tướng Phạm Minh Chính.

Theo bức thư, nghĩa vụ áp đặt đối với các hãng công nghệ trong quy định mới “là một gánh nặng rất lớn đối với các doanh nghiệp chịu ảnh hưởng và có thể gây tác động đáng kể lên môi trường đầu tư và kinh doanh ở Việt Nam.”

Trong thư này, các doanh nghiệp Mỹ cũng chỉ ra rằng câu chữ trong một số điều của quy định mới “mù mờ và tạo ra sự không chắc chắn liên quan đến các hành động đáp ứng khi cần thiết.”

Các quy định mới, được công bố vào hôm 15 tháng Tám, dự kiến sẽ có hiệu lực vào ngày 1 tháng Mười và áp dụng cho các công ty công nghệ cũng như các nhà khai thác viễn thông và nhà cung cấp dịch vụ lưu trữ dữ liệu.

Một khi luật được thực thi, các công ty sẽ phải lưu trữ dữ liệu cá nhân người dùng tại Việt Nam ít nhất hai năm và phải lập kho lưu trữ dữ liệu địa phương cũng như lập văn phòng đại diện trong vòng một năm.

Cơ quan chức năng có quyền đưa ra yêu cầu thu thập dữ liệu để phục vụ công tác điều tra và yêu cầu nhà cung cấp dịch vụ xóa nội dung bị cho vi phạm đường lối, chính sách của chính phủ.

Các dữ liệu phải lưu trữ gồm: Thông tin cá nhân của người sử dụng dịch vụ tại Việt Nam; dữ liệu do người sử dụng dịch vụ tại Việt Nam tạo ra (tên tài khoản sử dụng dịch vụ, thời gian sử dụng, thông tin thẻ tín dụng, địa chỉ thư điện tử, địa chỉ mạng đăng nhập/đăng xuất gần nhất, số điện thoại đăng ký được gắn với tài khoản hoặc dữ liệu); dữ liệu về mối quan hệ của người sử dụng dịch vụ tại Việt Nam: Bạn bè, nhóm mà người sử dụng kết nối hoặc tương tác.

Việt Nam được điều hành bởi độc đảng – đảng CSVN, đảng duy trì kiểm duyệt phương tiện truyền thông chặt chẽ và ít chấp nhận bất đồng chính kiến.

Việt Nam đã thắt chặt các quy định internet trong vài năm qua, đỉnh điểm là Luật An Ninh Mạng có hiệu lực vào năm 2019 và hướng dẫn quốc gia về hành vi trên mạng xã hội được đưa ra vào tháng Sáu năm ngoái.

Trong báo cáo tự do báo chí năm 2022 ra ngày 3 tháng Năm, Tổ Chức Phóng Viên Không Biên Giới (RSF) tiếp tục xếp Việt Nam trong 10 nước tệ nhất, ở vị trí 174 trên 180 nước.

Đáng chú ý là Việt Nam lại có số lượng nhà báo, nhà hoạt động bị ngồi tù vì viết bài trên mạng xã hội lại rất lớn (41) so với các nước thuộc ASEAN khác như Indonesia (1), Thái Lan (2), Campuchia (3) và Lào (5).

Diễm Quỳnh

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ảnh minh họa bởi Paul Nelson/RFA.

Thêm một ông phải về: Vương Đình Huệ!

Việc ông Huệ bị phế truất khiến cho con đường trở thành tổng bí thư ĐCSVN của ông Tô Lâm có nhiều cơ hội hơn. Giờ đây chỉ còn hai ứng cử viên khác đủ điều kiện cho chức vụ này, đó là bà Trương Thị Mai và Thủ tướng Phạm Minh Chính. 

… Những gì đã được làm nhằm chính danh hóa/hợp pháp hóa ĐCS lấm bẩn bởi tham nhũng, giờ đây, đã khiến đảng này trở nên mất uy tín hơn trong mắt người dân – những người nhìn thấy vấn nạn tham nhũng đã xảy ra trong hàng ngũ lãnh đạo cấp cao như thế nào.

Sau Võ Văn Thưởng, Vương Đình Huệ trong hàng "tứ trụ" đã "xin thôi giữ các chức vụ được phân công và nghỉ công tác.” Ảnh: Nhac Nguyên/ AFP

Còn ai liêm khiết?

Hiện trạng chính trị tại Việt Nam là sự thối rữa từ các cấp. Lũng đoạn và thao túng chính trị luôn hiện diện, bất chấp pháp luật. Các thế lực ngầm tồn tại như loạn Sứ quân. Họ hùng cứ một cõi, cho đàn em tung hoành và quấy nhiễu!

Thông tin bị nhiễu loạn. Đấu đá nội bộ nhằm tranh giành ảnh hưởng trong bộ máy cầm quyền nên mới có chuyện các lãnh đạo chủ chốt trước khi bị trảm nhưng thông tin đã rò rỉ, ngập tràn mạng xã hội, từ trong và ngoài nước.

Bản tin Việt Tân – Tuần lễ 22 – 28/4/2024

Nội dung:

– Tưởng niệm Quốc Tổ Hùng Vương tại thành phố Hamburg, Bắc Đức;
– Kêu gọi tham gia biểu tình và văn nghệ đấu tranh nhân dịp UPR tại Genève, Thụy Sĩ;
– Mời tham dự và đón nghe: i) Hội luận “49 năm sau biến cố 30/4/1975 – Tại sao hòa giải với Mỹ mà không với Dân tộc?;” ii) Chương trình văn nghệ gây quỹ Hát Cho Đồng Bào Tôi với chủ đề “Tháng Tư thắp nén hương trầm;” iii) Hội luận “UPR – Tường trình đến quốc tế việc nhà nước CSVN đàn áp tôn giáo;”
– Quan điểm của Việt Tân về tình hình đất nước trước những biến động chính trị trong nội bộ đảng CSVN.

Ông Vương Đình Huệ phát biểu trong khóa họp Quốc hội, Hà Nội, Việt Nam, ngày 23/10/2023. Ảnh: AFP - STR

Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Vương Đình Huệ phải từ chức

Hãng tin Anh Reuters cho rằng việc chủ tịch Quốc hội Việt Nam phải từ chức lại càng làm dấy lên nhiều nghi vấn về ổn định chính trị tại Việt Nam nhất là sau vụ Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đã nhanh chóng bị cho thôi các chức vụ hồi tháng 3/2024. Ông Thưởng là chủ tịch nước thứ nhì bị cách chức trong vòng một năm, sau ông Nguyễn Xuân Phúc.