Trung Quốc và sự trỗi dậy của liên minh ‘thế giới phương Tây’

Ảnh: Financial Times
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Nguồn: Xi Jinping’s China and the rise of the ‘global west’,” Gideon Rachman, Financial Times, 24/10/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Các nền dân chủ tiên tiến trên thế giới đang tập hợp cùng nhau trong nỗ lực chống lại ảnh hưởng quốc tế của Trung Quốc.

Đó là một cảnh tượng sẽ định hình cả một thế hệ. Cảnh cựu Chủ tịch Hồ Cẩm Đào bị ép rời khỏi hàng ghế đầu của Đại hội đảng Cộng sản Trung Quốc ở Bắc Kinh là một màn kịch chính trị – nhằm gửi đi thông điệp về sự tàn nhẫn và quyền lực tối cao của Tập Cận Bình. Những người trung thành với Tập hiện đang nắm giữ tất cả các vị trí cao nhất trong đảng. Chẳng còn ai nghi ngờ việc nhà lãnh đạo Trung Quốc có ý định nắm quyền suốt đời và rằng ông ta sẽ tiêu diệt bất cứ ai cản đường mình – dù là ở trong hay ngoài nước.

Những sự kiện kiểu này ở Bắc Kinh sẽ củng cố ý tưởng được nêu ra trong Chiến lược An ninh Quốc gia mới của chính quyền Biden, rằng “Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa là thách thức địa chính trị quan trọng nhất của nước Mỹ.”

Dù người Nga đang gây chiến ở châu Âu, điều đáng ngạc nhiên là Mỹ vẫn xác định Trung Quốc là mối đe dọa lớn hơn. Người Mỹ coi Trung Quốc là một siêu cường đối thủ với tham vọng toàn cầu – trong khi Nga chỉ là một cường quốc đang suy yếu, dù nguy hiểm, ngày càng phụ thuộc vào Bắc Kinh.

Để giành chiến thắng trong cái mà Tổng thống Joe Biden gọi là “cuộc cạnh tranh vì tương lai thế giới của chúng ta” với Trung Quốc, Mỹ đang ngày càng hướng tới một mạng lưới đồng minh quốc tế mà chúng ta có thể gọi là “thế giới phương Tây” (global west).

Giống như khái niệm “thế giới phương Nam” (global south), “thế giới phương Tây” được định nghĩa dựa trên lý tưởng nhiều hơn là vị trí địa lý thực tế. Thành viên của nhóm này là những nền dân chủ tự do giàu có, có quan hệ an ninh chặt chẽ với Mỹ. Bên cạnh các đồng minh phương Tây truyền thống ở châu Âu và Bắc Mỹ, còn có các quốc gia Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương như Nhật Bản và Australia. Chính thế giới phương Tây là những nước đang tham gia đầy đủ vào làn sóng trừng phạt Nga. Họ cũng là những nước mà Washington hy vọng sẽ liên kết với Mỹ trong cuộc chiến tranh lạnh với Trung Quốc đang nổi lên.

Khía cạnh gay gắt nhất của thách thức đến từ Bắc Kinh và Moscow là quân sự và lãnh thổ – với Ukraine và Đài Loan ở tiền tuyến. Tuy nhiên, thế giới phương Tây cũng đang quan tâm đến nguy cơ cưỡng ép kinh tế (economic coercion) – chẳng hạn như việc Nga cắt nguồn cung năng lượng cho châu Âu, hoặc các biện pháp trừng phạt thương mại của Trung Quốc đối với các quốc gia khiến nước này tức giận, chẳng hạn như Hàn Quốc hoặc Litva (Lithuania).

Thế giới phương Tây cũng ngày càng lo ngại về nguy cơ Trung Quốc sẽ kiểm soát các công nghệ của tương lai – xây dựng cái mà một quan chức cấp cao của Mỹ gọi là “chế độ chuyên chế giám sát đáng sợ” với phạm vi trên toàn thế giới.

Các dấu hiệu cho thấy thế giới phương Tây xích lại gần nhau đang gia tăng. Tại hội nghị thượng đỉnh NATO gần nhất, Australia, Nhật Bản, New Zealand và Hàn Quốc lần đầu tiên được mời tham dự. Tuyên bố được đưa ra sau cuộc họp hồi tháng 6 là tài liệu chiến lược đầu tiên của NATO chính thức coi Trung Quốc là một mối đe dọa. Hải quân châu Âu ngày càng xuất hiện nhiều hơn ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương. Việc ký AUKUS – hiệp ước an ninh giữa Australia, Anh và Mỹ – là một dấu hiệu khác.

Khi nhắc đến ngoại giao kinh tế, nhân tố chủ chốt hiện nay là nhóm các quốc gia công nghiệp hàng đầu G7. Sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, nhiều người cho rằng G7 sẽ không còn tồn tại – bị thay thế bởi G20, bao gồm Trung Quốc, Nga, và một số quốc gia đến từ thế giới phương Nam. Nhưng giờ đây, trong bối cảnh cạnh tranh địa chính trị gia tăng, G7 đã trở lại. Jake Sullivan, cố vấn an ninh quốc gia của Biden, gần đây đã gọi nhóm này là “ủy ban chỉ đạo của thế giới tự do”.

G7 ban đầu, được thành lập vào thập niên 1970, chỉ bao gồm một quốc gia châu Á là Nhật Bản. Dù chính thức hay không chính thức, các thành viên Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương của thế giới phương Tây cũng sẽ là những đối tác quan trọng trong một G7 được cải tổ.

Trong nội bộ thế giới phương Tây, ngày càng có nhiều ý kiến kêu gọi giảm thiểu tính dễ bị tổn thương trước hành động cưỡng ép kinh tế của Trung Quốc, bằng cách xây dựng chuỗi cung ứng và quan hệ thương mại chủ yếu với các quốc gia dân chủ thân thiện. Janet Yellen, Bộ trưởng Tài chính Mỹ, gọi đây là “thuê dịch vụ nước bạn” (friendshoring) – một thuật ngữ đã được Chrystia Freeland, Phó Thủ tướng Canada, tán thành trong một bài phát biểu gần đây.

Ngoài ra, còn có một nỗ lực nhằm đẩy lùi sự hiện diện toàn cầu của Trung Quốc trong các lĩnh vực cơ sở hạ tầng và công nghệ. Tại hội nghị thượng đỉnh hồi tháng 6, G7 đã phát động một quỹ 600 tỷ USD để huy động đầu tư vào cơ sở hạ tầng toàn cầu. Nhưng việc làm này có lẽ đã trễ mất 10 năm, và vẫn thiếu hàng tỷ USD. Sáng kiến Vành đai và Con đường của Trung Quốc được phát động vào năm 2013 và có lẽ đã chi tận 4.000 tỷ USD cho các dự án cơ sở hạ tầng toàn cầu.

Bên cạnh đó, còn có vấn đề về diễn giải mục tiêu. Thế giới phương Tây cho rằng họ đang hợp tác với nhau để bảo vệ các giá trị phổ quát, làm nền tảng cho một trật tự thế giới tự do. Tuy nhiên, Trung Quốc và Nga nói rằng thế giới phương Tây chính là nỗ lực để xây dựng lại một hệ thống thứ bậc bắt nguồn từ chủ nghĩa đế quốc và thuyết da trắng thượng đẳng. Các cuộc thăm dò dư luận tại các nước phương Nam cho thấy rằng lập luận của Trung Quốc và Nga đã thu hút được một bộ phận ủng hộ.

Ngay cả trong nội bộ các nước phương Tây cũng tiềm ẩn nguy cơ, khi các hành động đơn phương của Mỹ khiến một số đối tác xa lánh họ. Những hạn chế khắc nghiệt mà Mỹ đặt ra gần đây cho xuất khẩu công nghệ sang Trung Quốc sẽ gây khó khăn nghiêm trọng cho một số công ty công nghệ lớn nhất ở Hàn Quốc, Nhật Bản, và châu Âu. Thủ tướng Đức Olaf Scholz vừa nhắc lại niềm tin của mình vào toàn cầu hóa – trong một bài phát biểu rất giống với một lời quở trách người Mỹ.

Nếu muốn giữ cho liên minh mới này tồn tại, Mỹ sẽ phải thuyết phục các đối tác rằng những lo ngại lớn đối với Nga và Trung Quốc là có lý do chính đáng. Hình ảnh cuối tuần qua tại Bắc Kinh chắc chắn sẽ là bằng chứng cho điều đó.

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ảnh minh họa: VNTB

Đừng vội mừng khi Chính phủ lại tăng lương dồn dập

Tăng lương cơ bản chỉ dành cho công nhân viên nhà nước và sẽ đem đến niềm vui cho một nửa đồng bào cả nước nhưng cũng [sẽ] làm cho một nửa đồng bào cả nước trong khu vực tư nhân và lao động tự do méo mặt. Lương tăng nhưng lạm phát cũng sẽ không đứng im hay chỉ trong tầm mục tiêu.

Vietnam Airline "cân nhắc" việc mua máy bay C919 Trung Quốc. Ảnh chụp trang nguoiquansat.vn

Tính mạng người dân Việt Nam không phải thứ để đem ra gỡ khó cho Vietnam Airlines

Theo thông tin từ nguoiquansat.vn đưa tin, do thiếu máy bay nghiêm trọng, Vietnam Airlines cân nhắc mua tàu bay từ Trung Quốc. Cụ thể ở đây là máy bay thân hẹp 919 mà Trung Quốc vừa ra mắt.

Theo tôi được biết, hiện C919 của Trung Quốc chưa được EU và Mỹ cũng như các quốc gia phát triển cấp phép bay và cấp chứng nhận an toàn hàng không. Theo các chuyên gia, có thể mất ít nhất vài năm nữa. Vậy nếu Vietnam Airlines mua thì chỉ bay nội địa sao? Và liệu tính mạng của người dân Việt Nam có được đảm bảo an toàn, hay chỉ đáng giá giải quyết khó khăn cho Vietnam Airlines.

Tình trạng đáng báo động, cán bộ nhà nước ngày càng giàu có, sống xa hoa bất thường so với mức lương nhận lãnh. Ảnh minh họa: FB Manh Dang

Có cần quan tâm đến thời cuộc hay không?

– Nếu bạn vẫn ung dung trả 100.000 đồng để mua xăng dù vẫn biết trong đấy chỉ có 45.000 đồng là giá xăng, nhưng có đến 55.000 đồng là thuế phí các loại, chưa kể đến yếu tố chúng ta là một quốc gia xuất khẩu dầu hỏa,

– Nếu bạn chấp nhận như lẽ đương nhiên khi con cái bạn rời ghế nhà trường mà không thể kiếm được việc làm, hoặc đi làm nhưng không thích ứng được với công việc vì sự đào tạo kém cỏi của hệ thống giáo dục,

-…

Ảnh minh họa: Foreign Affairs

Những bài học lịch sử về Nga của Tập Cận Bình

Là con trai của một người có liên quan nhiều đến quan hệ giữa đất nước mình với Moscow, Tập Cận Bình hiểu rõ lịch sử. Lịch sử đã dạy cho ông bài học về những nguy hiểm của việc vội vàng liên kết lẫn việc thù địch toàn diện. Giờ đây, Tập muốn được hưởng lợi từ chiếc bánh – tiến đủ gần đến Nga để gây rắc rối cho phương Tây, nhưng không quá gần đến mức buộc Trung Quốc phải phân tách hoàn toàn.