Việt Nam bỏ phiếu thuận nghị quyết LHQ nói Nga gây hấn ở Ukraine có gì đáng bàn?

Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc. Ảnh: un.org
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Việt Nam bỏ phiếu thuận cho một Nghị quyết tại Liên Hiệp Quốc (LHQ), trong đó có đoạn nói rằng “Nga gây hấn đối với Ukraine” tại Châu Âu. Những người quan sát tình hình chính trị xã hội đặt vấn đề liệu có phải Việt Nam đã “quay xe” với Nga sau lần bỏ phiếu này.

Việt Nam “quay xe”?

Ngày 26/4, Đại hội đồng LHQ đã thông qua Nghị quyết A/RES/77/284, về “Hợp tác giữa LHQ và Hội đồng châu Âu”. Đoạn số chín của Nghị quyết này có nội dung đề cập tới cuộc chiến đang diễn ra giữa Nga và Ukraine như sau:

“Công nhận rằng Châu Âu đang phải đối mặt với nhiều thách thức chưa từng có sau khi Liên Bang Nga gây hấn với Ukraine và trước đó là Gruzia [Georgia – BBT], cũng như việc chấm dứt tư cách thành viên của Liên bang Nga trong Hội đồng Châu Âu, đòi hỏi sự tăng cường hợp tác giữa Liên Hợp Quốc và Hội đồng Châu Âu…”

Kết quả, có 122 phiếu ủng hộ thông qua nghị quyết, trong đó có Việt Nam và Trung Quốc. Đây là lần đầu tiên hai quốc gia Cộng sản ở Châu Á này bỏ phiếu thuận đối với một nghị quyết mà nội dung có đề cập tới cuộc chiến Nga – Ukraine.

Bà Mạc Việt Hồng, một nhà báo độc lập từ Ba Lan cho rằng dù nghị quyết này không nói tới cuộc chiến tranh xâm lược của Nga và Ukraine nhưng vẫn có một đoạn nói gọi Nga là kẻ gây hấn hay là kẻ xâm lược:

“Tôi cho động thái này của Việt Nam là có tiến bộ so với những cái vote trước kia khi Việt Nam thường vẫn bỏ phiếu chống hoặc phiếu trắng, thì lần này đã bỏ phiếu thuận. Theo tôi như vậy là đã đáng hoan nghênh, một cử chỉ tuy có muộn màng nhưng mà đã có những sự thay đổi nhất định.

Tôi nghĩ rằng đây là Việt Nam bước đầu ‘quay xe,’ cuộc chiến này cán cân nghiêng về phía Ukraine và thất bại của Nga ngày càng tới gần thì Việt Nam sẽ quay xe.”

Một người Việt hiện đang sinh sống ở Ukraine nói rằng ông không quan tâm đến chuyện Việt Nam có ủng hộ Ukraine hay không:

“Tôi chả thấy vui gì cả, bởi vì tiếng nói của Việt Nam không có tác dụng gì. Thậm chí từ đầu cuộc chiến cho đến nay, kể cả khi Việt Nam bỏ phiếu trắng cho đến khi lần cuối cùng này Việt Nam bỏ phiếu ủng hộ Ukraine – cứ cho là như vậy – thì Ukraine vẫn không có một bất cứ một phản hồi xã hội nào, các phương tiện truyền thông hầu như không nhắc đến Việt Nam bỏ phiếu như thế nào.”

Nâng cao quan điểm

Thạc sỹ Nguyễn Thế Phương, chuyên gia về Quốc phòng, nhận định với RFA rằng từ kết quả bỏ phiếu thuận này của Việt Nam mà suy ra là Việt Nam đã thay đổi quan điểm về cuộc chiến Nga – Ukraine là có phần nâng cao quan điểm.

Theo ông Phương, nghị quyết này có nội dung bàn thảo về sự hợp tác giữa LHQ và Hội đồng Châu Âu, nó không hề có mục đích lên án Nga:

“Yếu tố liên quan đến Nga cũng chỉ xuất hiện trong paragraph 9 (đoạn thứ chín – PV) thôi, chỉ trong một paragraph duy nhất thôi. Và cái từ được dùng trong đoạn đó là ‘gây hấn’ (aggression), chứ không phải để ‘xâm lược’ (evasion).”

Hơn nữa, ông Thế Phương cho biết, trong buổi tranh luận trước khi bỏ phiếu chính thức cho nghị quyết này, đã có một cuộc bỏ phiếu khác về vấn đề có nên thêm paragraph 9 (đoạn thứ 9 – PV) vô nghị quyết này hay không. Khi đó, Việt Nam đã bỏ phiếu trắng:

“Vote đầu tiên là có nên đưa paragraphs 9 vào trong nghị quyết đó hay không, thì Việt Nam bỏ phiếu trắng; rồi tới cái vote thứ hai mới là thông qua toàn bộ cái nghị quyết đó thì lần này Việt Nam mới đồng ý.”

Trong khi đó, đại diện Iran nêu quan điểm tại phiên tranh luận rằng bởi vì đoạn thứ 9 nằm ngoài phạm vi của nghị quyết và thiếu tính công bằng. Do đó, Iran đã bỏ phiếu trắng đối với toàn bộ dự thảo nghị quyết này.

Do đó, ông Phương kết luận quan điểm của mình: “Việt Nam thể hiện một cách hết sức bình thường, nó không có gì là thay đổi quan điểm. Bảo rằng Việt Nam thay đổi quan điểm thì là hơi nâng vấn đề lên một chút.”

Sao y Trung Quốc?

Từ khi Nga bắt đầu tấn công Ukraine vào tháng 2/2022, Việt Nam đã có sáu lần bỏ phiếu tại Hội đồng LHQ về những nghị quyết có liên quan đến cuộc xung đột vũ trang này. Trong đó, có bốn lần Việt Nam bỏ phiếu trắng, một lần bỏ phiếu chống và một lần bỏ phiếu thuận.

Cụ thể, ngày 1/3/2022, Việt Nam bỏ phiếu trắng nghị quyết lên án cuộc chiến Nga xâm lược Ukraine. Ngày 24/3, LHQ bỏ phiếu về nghị quyết kêu gọi Nga chấm dứt chiến sự, bảo vệ dân thường và cộng đồng quốc tế, tăng cường viện trợ nhân đạo cho Ukraine; Việt Nam bỏ phiếu trắng. Ngày 7/4, Việt Nam bỏ phiếu chống lại nghị quyết loại Nga ra khỏi Hội đồng Nhân quyền LHQ. Ngày 12/10, nghị quyết kêu gọi các quốc gia trên thế giới không công nhận việc Nga sáp nhập bốn vùng lãnh thổ của Ukraine được Việt Nam bỏ phiếu trắng. Ngày 23/2/2023, LHQ thông qua nghị quyết kêu gọi chấm dứt cuộc xung đột Nga – Ukraine, Việt Nam lại chọn phiếu trắng. Và mới nhất, vào ngày 26/4, Việt Nam bỏ phiếu thuận cho nghị quyết Hợp tác giữa LHQ và Hội đồng châu Âu.

Cả sáu lần bỏ phiếu nêu trên, Việt Nam và Trung Quốc có sự lựa chọn giống y như nhau.

Nhà báo Mạc Việt Hồng khẳng định là Việt Nam chịu ảnh hưởng bởi Trung Quốc trong những lần bỏ phiếu về cuộc chiến Nga xâm lược Ukraine:

“Tôi nghĩ chắc chắn là có chịu ảnh hưởng bởi Trung Quốc nếu mà nhìn từ đầu cho tới bây giờ thì chúng ta có thể thấy rằng Trung Quốc bỏ phiếu chống thì Việt Nam bỏ phiếu chống, mà Trung Quốc bỏ phiếu trắng thì Việt Nam bỏ phiếu trắng, và lần này Trung Quốc bỏ phiếu thuận thì Việt Nam cũng bỏ phiếu thuận, thì chắc chắn là có sự ảnh hưởng rất lớn từ phía Trung Quốc.”

Thạc sỹ Thế Phương nhìn nhận rằng có sự đồn đoán Việt Nam chịu tác động từ Trung Quốc trong những lần bỏ phiếu. Tuy nhiên, ông Phương cho biết, không có bằng chứng rõ ràng về tin đồn này:

“Không có bằng chứng nào rõ ràng cho thấy rằng bởi vì Trung Quốc vote như thế này cho nên Việt Nam vote theo như thế. Nói chính xác hơn là bởi vì tư duy chính sách và tư duy đối ngoại trong một số vấn đề cụ thể, đặc biệt có liên quan đến vấn đề Nga và Ukraine là tương đối giống nhau, cho nên họ vote giống nhau.”

Ông Thế Phương cho biết, nếu muốn (biết) quan điểm chính thức của Nhà nước Việt Nam đối với cuộc chiến tranh Nga – Ukraine thì nên xem phát biểu của các quan chức cao cấp nhà nước đã về hưu, đặc biệt là các tướng quân đội.

Ví dụ như Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, nguyên Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, phát biểu trên truyền thông Nhà nước nhân dịp một năm Nga tấn công Ukraine, rằng không có bên nào đúng hoặc sai tuyệt đối… Tất cả các bên, trước tiên là Nga và Ukraine, rồi đến các quốc gia can dự vào cuộc xung đột này, nhất là Mỹ và EU đều phải “quay xe”, lùi lại – tức là đều phải nhân nhượng.

Nguồn: RFA

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ông Nguyễn Phú Trọng trong ngày nhận chức Chủ tịch Quốc Hội, hết đảm nhiệm chức bí thư thành ủy Hà Nội, 26/6/2006. Ảnh: AFP

Vụ Ciputra (dự án Khu đô thị Nam Thăng Long): Khơi lại trách nhiệm người đứng đầu của ông Nguyễn Phú Trọng?

Năm 2006, báo Tuổi Trẻ có bài viết “Nhà nước thiệt hại 3.000 tỉ đồng do quyết định duyệt giá đất của UBND TP Hà Nội.” Theo bài viết, chỉ vì một quyết định của UBND TP Hà Nội ngày 14/12/2004 duyệt giá thu tiền sử dụng đất của Dự án khu đô thị Nam Thăng Long sớm hơn 16 ngày so với việc công bố giá đất theo Luật Đất đai mà ngân sách Nhà nước đã thiệt hại 3.000 tỉ đồng. Được hưởng siêu lợi nhuận này là một nhà đầu tư bất động sản nước ngoài, tập đoàn Ciputra.

Bìa sách "Quyền lực và vấn đề kiểm soát Quyền lực trong Xã hội" của tác giả Lê Anh Hùng

Giới thiệu sách mới: “Quyền lực và vấn đề kiểm soát quyền lực trong xã hội”

“Vấn đề quyền lực là vấn đề mấu chốt của chính trị. Và chính trị liên quan đến bất kỳ ai, kể cả những người khăng khăng rằng họ không dính líu gì đến chính trị cả. Như bản thân chính trị, quyền lực là một vấn đề phức tạp, đa chiều, khó hiểu và trong cuốn sách này tác giả giúp chúng ta hiểu dễ hơn, tốt hơn về quyền lực, về tầm quan trọng của quyền lực và vì sao cần kiểm soát quyền lực trong xã hội, cũng như nhiều cách để kiểm soát quyền lực.” (TS Nguyễn Quang A)

Giá tính thuế tài nguyên

Tít bài báo trên nên đổi lại: “UBND tỉnh tăng giá tính thuế tài nguyên, doanh nghiệp xin trả lại mỏ cát.”

Doanh nghiệp đấu giá mỏ cát năm 2023, lúc mà giá tính thuế là 150 ngàn đồng/khối. Cuối 2023, UBND tỉnh Quảng Ngãi tăng giá tính thuế lên 230 ngàn đồng/khối. Doanh nghiệp sẽ phải nộp thêm 13,9 tỷ đồng nếu tiếp tục khai thác. Họ đã quyết định xin trả lại mỏ.

Ra mắt Lực lượng bảo vệ an ninh trật tự cơ sở hôm 1/7/2024 - Bộ máy phình to, chi phí ngân sách nhà nước tăng mạnh. Ảnh: FB Kim Van Chinh

Bộ máy phình to và chi phí ngân sách nhà nước tăng mạnh

Bộ máy ăn lương ngân sách nhà nước ở cấp xã, thôn phình to có nguy cơ tăng chi NSNN là tất yếu.

Gần đây ngành công an lại triển khai cán bộ công an chuyên trách xuống các xã. Tổng cộng có gần 10.000 xã, mỗi xã có 3 cán bộ công an thành ra tăng 30.000 biên chế công an ăn lương.

Chưa hết, mới đây nhất (1/7/2024), các địa phương (theo chỉ đạo chung) chính thức ra mắt Lực lượng bảo vệ an ninh trật tự cơ sở (thường gọi là dân phòng). Theo con số chưa chính thức… cả nước sẽ có khoảng 300.000 dân phòng chính thức được ăn phụ cấp.