Cuộc nổi dậy của Wagner đã bị hủy bỏ, nhưng Putin chưa bao giờ yếu thế như lúc này

Vladimir Putin đã cáo buộc quân nổi dậy Wagner là phản quốc trong một bài phát biểu trên truyền hình toàn quốc sáng thứ Bảy 24/6/2023. Ảnh: Anadolu Agency/ Getty Images
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Nguồn: The Wagner rebellion has been called off but Putin has never looked weaker,” Luke Harding, The Guadian, 24/6/2023

Lê Vĩnh lược dịch

Trong nhiều tháng qua, Yevgeny Prigozhin đã công khai chỉ trích các nhà lãnh đạo quân sự của Nga. Ông đã chỉ trích Bộ trưởng Quốc phòng Sergei Shoigu, và Tổng tham mưu trưởng quân độ Nga Valery Gerasimov, cáo buộc họ cẩu thả và kém cỏi trong cuộc chiến ở Ukraine.

Trong một video, Prigozhin đổ lỗi cho Moscow về cái chết của những người lính thuộc đơn vị lính đánh thuê Wagner của ông ta. Thi thể của họ chất đống phía sau ông ta. Trong một lá thư, ông đã thách thức tướng Shoigu (Bộ trưởng Quốc phòng Nga) đích thân đến thăm chiến tuyến đẫm máu ở Ukraine, nơi quân đội Wagner đã chiến đấu và chết ở thành phố Bakhmut.

Mối thù giữa Prigozhin và tướng Shoigu dường như là có thật. Trong hệ thống chính trị mờ đục của Putin thật khó để mô tả. Trong hơn hai thập niên, Putin đã đóng vai trò trọng tài tối cao, giữa một phe của Điện Kremlin chống lại một phe khác.

Đó là chiến thuật chia để trị cũ rích. Prigozhin trước đó đã chứng tỏ ông ta là một đồng minh trung thành, được giao phó các nhiệm vụ đặc biệt của nhà nước Nga, bao gồm cả âm mưu phá hoại cuộc bầu cử tổng thống của Mỹ năm 2016. Nói cách khác, cuộc đối đầu công khai gay gắt giữa Prigozhin và tướng Shoigu đã được chính người đứng đầu nước Nga (Putin) cho phép.

Các sự kiện nóng hổi trong 24 giờ qua cho thấy, bất kỳ thỏa thuận nào với Điện Kremlin, nếu đã từng tồn tại, đều đã bị hủy bỏ. Yêu cầu của Prigozhin không gì khác hơn là cách chức tướng Shoigu và thay thế toàn bộ bộ tổng tham mưu. Vào đêm thứ Bảy, Prigozhin tuyên bố sẽ rút lui khỏi thủ đô Nga và trở về căn cứ, để tránh đổ máu.

Trước đó, một đoàn xe bọc thép của Wagner đã tiến vào Nga từ miền đông Ukraine đang bị quân Nga chiếm đóng mà không vấp phải nhiều sự phản đối. Lực lượng Wagner dường như đã chiếm giữ các tòa nhà quan trọng ở Rostov-on-Don, kể cả Bộ Tư lệnh Quân khu phía Nam của Nga, và là một đầu mối hậu cần quan trọng cho cái gọi là “hoạt động quân sự đặc biệt” của Moscow.

Các tướng lĩnh Nga hốt hoảng đã thúc giục Prigozhin rút lui và hủy bỏ “cuộc đảo chính” của ông ta. Những chiếc xe bọc thép lăn bánh trên đường phố Moscow, dường như được gửi đến để bảo vệ Bộ Quốc phòng và các trung tâm hành chính của Nga có thể bị tấn công phía quân nổi dậy. Cảnh sát dựng rào chắn; đào đắp công sự, hầm hố dọc đường phố.

Những hình ảnh nóng đó gợi lại ký ức về cuộc đảo chính bất thành vào mùa hè năm 1991 (trong dự định lật đổ Mikhail Gorbachev). Cuộc đảo chánh đó do những người theo đường lối cứng rắn trong KGB chủ trương, nhằm bảo vệ quyền lực của đảng cộng sản đang suy yếu. Cuộc đảo chánh đó bất thành, kéo theo sự sụp đổ của Liên Xô vài tháng sau đó.

Còn quá sớm để nói lịch sử có lặp lại hay không. Ông Prigozhin không phải là người yêu hòa bình. Thông điệp của ông ta là kêu gọi Nga tham gia một chiến dịch mạnh mẽ hơn ở Ukraine.

Prigozhin cáo buộc [Bộ trưởng Quốc phòng] Shoigu che đậy quy mô tổn thất của Nga. Ông cũng không hài lòng về cuộc rút lui năm ngoái, khi quân đội Nga buộc phải từ bỏ thành phố Kherson ở phía nam và hầu hết vùng Kherson ở phía đông bắc.

Bất kể kết quả của vở kịch đáng kinh ngạc cuối tuần này là gì, thì Putin đang yếu thế hơn bao giờ hết từ khi ông ta trở thành tổng thống của nước Nga vào năm 2000. Quyết định xâm chiếm Ukraine của ông ta đã chứng minh là một sai lầm chiến lược – sai lầm lớn nhất trong sự nghiệp của Putin và sớm muộn gì cũng có thể buộc phải loại ông ta ra khỏi quyền lực.

Putin đã có bài phát biểu trên truyền hình vào sáng thứ Bảy, sau khi cuộc binh biến của Prigozhin bắt đầu. Ông cáo buộc quân nổi dậy là phản quốc và đưa ra quyết định “chống khủng bố” ở Moscow.

Ngay cả khi cuộc nổi dậy nhanh chóng thất bại, làn sóng rúng động trên nước Nga sẽ còn tiếp tục trong nhiều tháng kế tiếp, gây ra bất ổn chính trị, và đặt ra dấu hỏi về khả năng lãnh đạo của Putin.

Tất cả những điều đó làm gia tăng khả năng quan trọng cho Ukraine. Các lực lượng của Wagner đóng tại các vùng Luhansk và Donetsk bị chiếm đóng. Một số các binh sĩ Wagner đã rời đi trong 24 giờ qua để quay trở lại Nga. Có những báo cáo ban đầu rằng quân đội Ukraine đã chiếm lại một số đường phố đổ nát ở Bakhmut, nơi giao tranh ác liệt đã diễn ra trong nhiều tháng qua, và chiếm thêm các vị trí đã bị mất vào năm 2014.

Quân đội Wagner gồm những người tình nguyện và những tù nhân được phóng thích của Prigozhin, đã chứng tỏ họ là một đạo quân có kỷ luật và có năng lực hơn quân đội chính quy của Nga. Đạo quân đó đã biến mất khỏi chiến trường, ít nhất là vào lúc này, để chuyển sự chú ý sang chính nước Nga.

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Hình ảnh nhà sư Thích Minh Tuệ trên một trang mạng xã hội. Ảnh: Pháp Luật TP.HCM

Thật và giả từ bước chân thầy Minh Tuệ

Hình ảnh một hành giả mặc áo vá, đầu trần chân đất đi từ Nam ra Bắc thực hành phép tu hạnh đầu đà của Phật Giáo đang gây một trận động đất trong dư luận Việt Nam. Hội đồng Trị sự Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam ngay lập tức phát ra thông báo khẳng định “người được mạng xã hội gọi là ‘Sư Thích Minh Tuệ’ không phải là tu sĩ Phật Giáo.” Oái oăm thay, lời khẳng định chắc như đinh đóng cột của các vị chức sắc Phật Giáo quốc doanh lại góp phần phơi trần cái bản lai diện mục giả hiệu của chính họ.

Hội nghị Thượng đỉnh về Nhân quyền và Dân chủ dược tổ chức tại Geneva, Thụy Sĩ hôm 15/5/2024

Hội nghị Thượng đỉnh Geneva về Nhân quyền và Dân chủ kỳ thứ 16

Ngày 15/5/2024, tại Geneva, Thụy Sĩ đã diễn ra Hội nghị Thượng đỉnh về Nhân quyền và Dân chủ kỳ thứ 16 (The 16th Annual Geneva Summit for Human Rights and Democracy).

Mục đích của Hội nghị Thượng đỉnh về Nhân quyền và Dân chủ là đề cập đến tình trạng nhân quyền và đặc biệt là để hướng cộng đồng thế giới quan tâm đến một số trường hợp cần phải có sự can thiệp nhanh chóng để giảm đi những khổ nạn có thể xảy đến với các nạn nhân.

Hội nghị thượng đỉnh Geneva được tài trợ bởi một liên minh gồm 25 tổ chức phi chính phủ về nhân quyền từ khắp nơi trên thế giới, trong đó có Đảng Việt Tân.

Từ trái sang phải: Trương Thị Mai - người vừa bị "cho thôi giữ các chức vụ," Nguyễn Xuân Phúc, Trương Hòa Bình và Đinh Thế Huynh. Ảnh chụp ngày 20/07/2016. Ảnh: AP - Hau Dinh

Việt Nam: Thêm một ủy viên Bộ Chính trị phải từ chức

Hôm qua, 16/05/2024, Bộ Chính trị đảng Cộng Sản Việt Nam đã bầu bổ sung 4 ủy viên sau khi một ủy viên khác là bà Trương Thị Mai phải từ chức và nghỉ việc.

Giữ chức thường trực Ban Bí thư và trưởng Ban Tổ chức Trung ương từ năm 2023, bà Trương Thị Mai như vậy là ủy viên thứ 3 trong Bộ Chính trị phải từ chức chỉ trong vòng hai tháng, sau Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng trong tháng Ba và Chủ tịch Quốc Hội Vương Đình Huệ trong tháng Tư.

Bà Trường Thị Mai vừa được cho thôi chức Thường trực Ban Bí thư, uỷ viên Bộ Chính trị đảng Cộng sản Việt Nam hôm 16/5/2024. Ảnh: RFA

Đại tướng Lương Cường thay bà Trương Thị Mai làm thường trực Ban Bí thư

Đại tướng Lương Cường – Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, được Bộ Chính trị đảng Cộng sản Việt Nam vào ngày 16/5 chính thức phân công thay cho bà Trương Thị Mai làm thường trực Ban Bí thư. 

Tại Hội nghị TƯ 9, Đại tướng Lương Cường ngồi ghế chủ tọa cùng với TBT Nguyễn Phú Trọng và Thủ tướng Phạm Minh Chính. Đây là điều gây chú ý vì tại Hội nghị Trung ương 8 khai mạc hồi tháng 10/2023 có đến năm người, gồm: bà Trương Thị Mai, Võ Văn Thưởng, Nguyễn Phú Trọng, Phạm Minh Chính và Vương Đình Huệ.