7 tháng qua, 113.300 doanh nghiệp ‘rút khỏi thị trường’ ở Việt Nam

Cả dãy phố thương mại đóng cửa ở Sài Gòn. Ảnh: Tuổi Trẻ
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Chỉ trong bảy tháng đầu của năm 2023, có tới 113.300 doanh nghiệp lớn nhỏ “rút khỏi thị trường” tại Việt Nam, dấu hiệu nền kinh tế không mấy sáng sủa.

Tổng Cục Thống Kê, một bộ phận của Bộ Kế Hoạch và Đầu Tư, liệt kê trong bản báo cáo tình hình kinh tế-xã hội của Việt Nam trong Tháng Bảy và bảy tháng đầu của năm nay như vậy. Nhóm từ “rút khỏi thị trường” diễn tả một cách bóng bẩy các cách nói bình dân như “dẹp tiệm,” “đóng cửa.”

Con số doanh nghiệp mới bắt đầu “gia nhập thị trường” hoặc “chết lâm sàng” nhưng sống lại, được nêu ra trong bản báo cáo trên là khoảng 131.900 doanh nghiệp. Các con số trong các bản báo cáo thống kê thường xuyên đưa tín hiệu cái xấu ít hơn cái tốt để người ta hình dung ra mặt tích cực của nền kinh tế, thay vì hoàn toàn bi quan.

Từ trước đến nay, không thấy có tài liệu nào nghiên cứu và thống kê cho biết những công ty “rút khỏi thị trường” đó đã “gia nhập thị trường” được bao lâu, chỉ một hai năm đã chết hay được một hai chục năm, tầm vóc của chúng lớn nhỏ thế nào và tác động ra sao đối với nền kinh tế. Nếu hầu hết đều chỉ là những công ty gia đình một vài người, tầm ảnh hưởng khác xa với hàng loạt công ty quy mô lớn hơn.

Chỉ thấy Tổng Cục Thống Kê nói rằng số doanh nghiêp thành lập mới giảm 1,4% so với cùng thời kỳ này của năm ngoái trong khi số doanh nghiệp dẹp tiệm tăng gần 20% so với năm ngoái. Hình ảnh này ít nhất báo động tình hình kinh doanh buôn bán tại Việt Nam đang đối diện với rất nhiều khó khăn.

Chẳng vậy, ngày Thứ Ba, 1 Tháng Tám, để mô tả tình hình kinh doanh không sáng sủa ở trong nước, tạp chí Nhịp Sống Kinh Doanh cho biết: “Doanh thu của nhiều doanh nghiệp tiếp tục ‘chạm đáy’ do thiếu đơn hàng, thiếu vốn. Từ Tháng Chín, 2022 đến Tháng Năm, 2023, trung bình cứ 10 doanh nghiệp tại Việt Nam thì có ba doanh nghiệp buộc phải cắt giảm nhân lực với quy mô khác nhau để giảm thiểu chi phí.”

Trước tình hình kinh tế không mấy sáng sủa, hôm Thứ Hai, 31 Tháng Bảy, nhà cầm quyền Việt Nam thúc hối Ngân Hàng Nhà Nước “tiếp tục đẩy mạnh giải ngân gói tín dụng 40.000 tỷ đồng (khoảng $1,7 tỷ) hỗ trợ lãi suất, 120.000 tỷ đồng (khoảng $5,1 tỷ) cho vay nhà ở xã hội và 15.000 tỷ đồng (khoảng $634 triệu) cho ngành sản xuất đồ gỗ, thủy sản.”

Hồi Tháng Năm vừa qua, báo Đầu Tư dẫn một bản khảo sát của “Ban nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân” gửi ông Phạm Minh Chính, thủ tướng, báo động tình hình sản xuất kinh doanh của phần lớn các doanh nghiệp tư nhân, một trong ba trụ cột chống đỡ nền kinh tế, đang đối diện tương lai bất định.

Theo bản khảo sát vừa kể, “có 82,3% doanh nghiệp dự kiến giảm quy mô, tạm ngừng kinh doanh hoặc ngừng kinh doanh trong các tháng còn lại của năm 2023. Trong đó, tỉ lệ doanh nghiệp dự kiến ngừng kinh doanh, chờ giải thể là 10,9%, dự kiến tạm ngừng kinh doanh là 12,4%, dự kiến giảm quy mô là 38,5%, dự kiến giảm nhẹ quy mô là 20,5%…”

Rồi bản khảo sát kể thêm về các doanh nghiệp còn hoạt động trong năm 2023 thì có tới 71,2% dự tính giảm công nhân 5% trong khi có tới 22,2% các doanh nghiệp tính giảm tới “trên 50%.” Còn nói về triển vọng doanh thu của họ, bản khảo sát nói “Có 80,7% doanh nghiệp dự kiến giảm doanh thu trên 5%” và phần còn lại thì than có thể giảm doanh thu tới 50%.

Nguồn: Người Việt

 

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ra mắt Lực lượng bảo vệ an ninh trật tự cơ sở hôm 1/7/2024 - Bộ máy phình to, chi phí ngân sách nhà nước tăng mạnh. Ảnh: FB Kim Van Chinh

Bộ máy phình to và chi phí ngân sách nhà nước tăng mạnh

Bộ máy ăn lương ngân sách nhà nước ở cấp xã, thôn phình to có nguy cơ tăng chi NSNN là tất yếu.

Gần đây ngành công an lại triển khai cán bộ công an chuyên trách xuống các xã. Tổng cộng có gần 10.000 xã, mỗi xã có 3 cán bộ công an thành ra tăng 30.000 biên chế công an ăn lương.

Chưa hết, mới đây nhất (1/7/2024), các địa phương (theo chỉ đạo chung) chính thức ra mắt Lực lượng bảo vệ an ninh trật tự cơ sở (thường gọi là dân phòng). Theo con số chưa chính thức… cả nước sẽ có khoảng 300.000 dân phòng chính thức được ăn phụ cấp.

Một căn cứ cưỡng bức lao động lừa đảo qua mạng tại Cambodia năm 2022. Ảnh: Reuters

Đường dây lừa đảo trực tuyến liên quan Trung Quốc gia tăng hoạt động tại Việt Nam

Việt Nam là quốc gia có số người dùng mạng xã hội thuộc hàng đầu trên thế giới và đang dần trở thành một trung tâm lớn về tin giả và lừa đảo tuyển dụng qua không gian mạng.

Đây là nội dung được nêu ra trong buổi hội thảo trực tuyến về nội dung “Lừa đảo qua mạng và buôn người ở Campuchia và Việt Nam,” do Viện Hòa Bình (USIP), có trụ sở tại Hoa Kỳ, tổ chức hôm 2/7/2024.

Ảnh: FB Manh Dang

Hướng đến mối an toàn của sư Minh Tuệ và sự tự do thực hành tôn giáo của ông

Điều quan tâm lớn nhất lúc này nên là sự hướng đến mối an toàn của sư Minh Tuệ, và tiếp theo là sự tự do thực hành tôn giáo của ông. Việc “tìm kiếm” sư Minh Tuệ, tốt nhất cũng nên dừng lại ở đó, chứ không phải là để đi theo, gây mất an toàn giao thông, ảnh hưởng đến trật tự xã hội và con đường thanh tu của sư.

Cái chúng ta cần biết là sư vẫn an toàn và được tự do đi khất thực trong bình an…

Ảnh minh họa: VNTB

Đừng vội mừng khi Chính phủ lại tăng lương dồn dập

Tăng lương cơ bản chỉ dành cho công nhân viên nhà nước và sẽ đem đến niềm vui cho một nửa đồng bào cả nước nhưng cũng [sẽ] làm cho một nửa đồng bào cả nước trong khu vực tư nhân và lao động tự do méo mặt. Lương tăng nhưng lạm phát cũng sẽ không đứng im hay chỉ trong tầm mục tiêu.