Khảo sát: Thu nhập quá thấp, chỉ hơn 25% người lao động Việt ăn thịt cá hàng ngày

Công nhân ngành may trong một nhà máy ở tỉnh Thái Nguyên. Ảnh: Reuters
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Chỉ có 24,5%, tức chưa đến 1/4, trong số những người lao động Việt Nam có thu nhập đủ để đáp ứng chi tiêu cơ bản, trong khi hơn 3/4 (75,5%) số người lao động không đủ thu nhập cho nhu cầu cuộc sống, theo một khảo sát Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (TLĐLĐ) vừa được công bố cách đây ít ngày.

Cuộc khảo sát về tình hình đời sống, việc làm, tiền lương của người lao động năm 2023 thu thập ý kiến của trên 3.000 công nhân tại 157 doanh nghiệp hồi tháng 4 cùng năm, nhiều báo bao gồm cả Thanh Niên, Công Thương, Người Lao Động đưa tin, dẫn lại kết quả được TLĐLĐ công bố hôm 8/8.

Tin cho hay cuộc khảo sát được thực hiện ở 6 tỉnh, thành là Hà Nội, Hải Phòng, Phú Thọ, thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, An Giang, những nơi tập trung nhiều khu công nghiệp, các nhà máy, xí nghiệp.

Thanh Niên, Công Thương, Người Lao Động và các báo trích dẫn khảo sát của TLĐLĐ cho biết mức tiền lương cơ bản trung bình hàng tháng của người lao động là khoảng 6 triệu đồng/tháng, tăng 8,4% so với khảo sát cách đây 1 năm. Tiền lương cơ bản này không bao gồm tiền làm thêm giờ.

Cộng với tiền làm thêm giờ và các khoản trợ cấp, phụ cấp từ doanh nghiệp chủ quản, người lao động có thu nhập trung bình đạt hơn 7,8 triệu đồng/tháng, vẫn theo kết quả khảo sát. Trong đó, tiền lương cơ bản chỉ chiếm 76,7% thu nhập hàng tháng.

Mức thu nhập thấp nêu trên làm cho phần lớn người lao động không thể có bữa ăn cân bằng về dinh dưỡng, vì theo khảo sát, chỉ hơn 1/4 số người được hỏi, tức 26,2%, nói rằng họ có điều kiện để ăn thịt, cá trong các bữa ăn hằng ngày.

“Điều này có nghĩa trong 100 người lao động thì chỉ có hơn 26 người có điều kiện ăn thịt, cá hàng ngày – con số khó tin và không dễ chấp nhận với nhiều người khi Việt Nam thuộc nhóm nước có chỉ số hạnh phúc đứng đầu khu vực Đông Nam Á”, báo Công Thương đưa ra bình luận.

Theo tìm hiểu của VOA, Báo cáo Hạnh phúc Thế giới 2023 của các chuyên gia độc lập cho thấy Việt Nam đứng thứ 65 trong số gần 150 nước trên thế giới; trong khu vực ASEAN, Việt Nam có thứ hạng thấp hơn Singapore và Brunei, ngang bằng Thái Lan và cao hơn các nước còn lại.

Bên cạnh thực tế là hơn 3/4 số người lao động không đủ thu nhập cho các nhu cầu cơ bản trong cuộc sống, khảo sát cũng nhận được câu trả lời từ 11,2% số người được hỏi cho hay họ không thể đủ sống và phải làm thêm việc khác để có nguồn tiền bổ sung. Chỉ có 8,1% người lao động có tích lũy từ tiền lương và thu nhập.

Các báo dẫn kết quả khảo sát nói rằng đáng chú ý, có 17,3% người lao động phải thường xuyên vay nợ, dẫn đến 3,1% người lao động thường xuyên bị đe dọa, khủng bố.

“Những con số khô khan này cho thấy thực trạng khó khăn mà đa số người lao động đang phải đối mặt, gợi mở sự chênh lệch rất lớn về mức sống, thể hiện sự đối lập đáng kinh ngạc giữa nhóm thu nhập cao và những người đang phải vật lộn mưu sinh”, tờ báo là cơ quan ngôn luận của Bộ Công Thương Việt Nam đưa ra nhận xét.

Theo báo Công Thương, “phần lớn người lao động đang sống trong tình trạng không đảm bảo về dinh dưỡng và chất lượng cuộc sống hàng ngày” vì thu nhập thấp và điều này “không chỉ ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe người lao động, mà thậm chí tác động cả đến các quyết định hệ trọng hơn như lập gia đình và sinh con đẻ cái.”

Cuộc khảo sát được công bố hôm 8/8 có phần nói rằng tiền lương là nguyên nhân chính ảnh hưởng đến quyết định lập gia đình của 53,7% người lao động và quyết định sinh con của 72% người lao động.

Cũng do thu nhập eo hẹp nên có tới 46,5% người lao động chỉ đủ tiền để mua một số loại thuốc cơ bản để chữa bệnh, vẫn theo kết quả khảo sát.

Để cải thiện tình trạng nêu trên, giúp đảm bảo mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ, các công đoàn cấp cơ sở kiến nghị cần tăng tiền lương tối thiểu vùng thêm 11,34% trong năm 2024, các báo trong nước tường thuật.

Mức lương tối thiểu vùng của năm 2023 hiện cao nhất là 4 triệu 680 nghìn đồng/tháng và thấp nhất là 3 triệu 250 nghìn đồng/tháng, theo tìm hiểu của VOA.

Ngoài biện pháp trực tiếp kể trên, TLĐLĐ Việt Nam khuyến nghị các bộ ngành, các địa phương tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho sản xuất kinh doanh, đặc biệt là về nguồn hàng, đơn hàng, vốn, ưu đãi thuế, thủ tục hành chính cho các doanh nghiệp, từ đó tạo việc làm ổn định và thu nhập bền vững cho người lao động.

TLĐLĐ cũng kêu gọi nhà nước “quyết liệt kiềm chế lạm phát, bình ổn giá, nhất là giá điện, xăng dầu và các mặt hàng thực phẩm, tiêu dùng thiết yếu của người lao động.”

Nguồn: VOA

XEM THÊM:

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Vietnam Airline "cân nhắc" việc mua máy bay C919 Trung Quốc. Ảnh chụp trang nguoiquansat.vn

Tính mạng người dân Việt Nam không phải thứ để đem ra gỡ khó cho Vietnam Airlines

Theo thông tin từ nguoiquansat.vn đưa tin, do thiếu máy bay nghiêm trọng, Vietnam Airlines cân nhắc mua tàu bay từ Trung Quốc. Cụ thể ở đây là máy bay thân hẹp 919 mà Trung Quốc vừa ra mắt.

Theo tôi được biết, hiện C919 của Trung Quốc chưa được EU và Mỹ cũng như các quốc gia phát triển cấp phép bay và cấp chứng nhận an toàn hàng không. Theo các chuyên gia, có thể mất ít nhất vài năm nữa. Vậy nếu Vietnam Airlines mua thì chỉ bay nội địa sao? Và liệu tính mạng của người dân Việt Nam có được đảm bảo an toàn, hay chỉ đáng giá giải quyết khó khăn cho Vietnam Airlines.

Tình trạng đáng báo động, cán bộ nhà nước ngày càng giàu có, sống xa hoa bất thường so với mức lương nhận lãnh. Ảnh minh họa: FB Manh Dang

Có cần quan tâm đến thời cuộc hay không?

– Nếu bạn vẫn ung dung trả 100.000 đồng để mua xăng dù vẫn biết trong đấy chỉ có 45.000 đồng là giá xăng, nhưng có đến 55.000 đồng là thuế phí các loại, chưa kể đến yếu tố chúng ta là một quốc gia xuất khẩu dầu hỏa,

– Nếu bạn chấp nhận như lẽ đương nhiên khi con cái bạn rời ghế nhà trường mà không thể kiếm được việc làm, hoặc đi làm nhưng không thích ứng được với công việc vì sự đào tạo kém cỏi của hệ thống giáo dục,

-…

Ảnh minh họa: Foreign Affairs

Những bài học lịch sử về Nga của Tập Cận Bình

Là con trai của một người có liên quan nhiều đến quan hệ giữa đất nước mình với Moscow, Tập Cận Bình hiểu rõ lịch sử. Lịch sử đã dạy cho ông bài học về những nguy hiểm của việc vội vàng liên kết lẫn việc thù địch toàn diện. Giờ đây, Tập muốn được hưởng lợi từ chiếc bánh – tiến đủ gần đến Nga để gây rắc rối cho phương Tây, nhưng không quá gần đến mức buộc Trung Quốc phải phân tách hoàn toàn.

Người dân sống dọc suối Prek Ta Hing nằm ở huyện Koh Thom, tỉnh Kandal, nơi sẽ được mở rộng khi kênh đào Funan Techo được xây dựng, chụp ngày 29 tháng 2 năm 2024. Ảnh: CamboJA/ Pring Samrang

Đồng bằng Sông Cửu Long đang chết

Tất cả báo chí chính thống trong nước đã im bặt, không nhắc một chữ nào tới kênh đào Techo Phù Nam nữa. Điều này cho thấy cho dù Campuchia là một nước nhỏ hơn ở bên cạnh Việt Nam, nhưng họ rất hiểu cách chống lại Việt Nam như thế nào.

Và như thế, tương lai u ám đang diễn ra. Đồng bằng Sông Cửu Long đang chết.