Đối thoại an ninh: Mỹ lên án hành động “phi pháp” của Trung Quốc ở Biển Đông

Tàu hải cảnh Trung Quốc tiến gần đến các tàu đánh cá Philippines ở ngoài khơi Bãi cạn Scarborough ở Biển Đông ngày 23/09/2015. Ảnh: AP - Renato Etac
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Hoa Kỳ và Trung Quốc có cuộc đối thoại đầu tiên liên quan đến các bất đồng trên biển, trong đó Biển Đông là một trọng tâm. Trong cuộc họp tại Bắc Kinh hôm qua, 03/11/2023, phía Mỹ đã lên án các hành động “phi pháp” của Trung Quốc tại Biển Đông.

Tham gia cuộc đối thoại có ông Mark B. Lambert, người phụ trách chính sách Trung Quốc của bộ Ngoại Giao Mỹ, và vụ trưởng vụ Biên giới và Hải dương, bộ Ngoại Giao Trung Quốc, Hồng Lượng (Hong Liang). Sau cuộc họp, bộ Ngoại Giao Mỹ ra một thông báo nhấn mạnh đến “các quan ngại” của Hoa Kỳ về “các hành động nguy hiểm và phi pháp của Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa ở Biển Đông, bao gồm việc tàu Trung Quốc ngăn chặn Philippines tiếp tế cho lực lượng đồn trú tại Bãi Cỏ Mây (Seconde Thomas Shoal) hôm 22/10, và việc máy bay Trung Quốc tiếp cận ở khoảng cách không an toàn với phi cơ Mỹ hôm 24/10.”

Thông báo của bộ Ngoại Giao Mỹ cho biết: “Những cuộc tham vấn này là một phần trong nỗ lực không ngừng nhằm duy trì các kênh liên lạc cởi mở và quản lý một cách có trách nhiệm quan hệ Mỹ-Trung,” “Hoa Kỳ nhắc lại việc cần thiết nối lại các kênh liên lạc về quân sự, bao gồm cả giữa các cấp điều hành, để tránh thông tin bị sai lệch và tính toán sai lầm.” Việc chiến đấu cơ J-11 của Trung Quốc áp sát oanh tạc cơ B-52 của Không Quân Mỹ ở cự ly chỉ vài mét hôm 24/10 tại Biển Đông cho thấy nguy cơ căng thẳng Mỹ – Trung vượt tầm kiểm soát, bùng nổ thành xung đột, là nhãn tiền, theo ghi nhận của cựu trợ lý ngoại trưởng Mỹ, phụ trách Trung Quốc và Đài Loan, Rick Waters, giám đốc điều hành của Eurasia Group (trả lời South China Morning Post  – SCMP hôm 02/11).

Theo SCMP, bộ Ngoại Giao Trung Quốc hôm nay, 04/11, cũng ra một thông báo về cuộc tham vấn song phương đầu tiên về các vấn đề hàng hải, bày tỏ “mối quan ngại nghiêm trọng” về việc Mỹ tăng cường hiện diện quân sự trong khu vực và thường xuyên tiến hành các hoạt động trinh sát nhắm vào Trung Quốc, đồng thời kêu gọi Washington ngừng xúi giục “các nước liên quan” tại Biển Đông “có các động thái gây hấn.”

Hai phía Mỹ, Trung đều nhận định cuộc trao đổi hôm qua diễn ra “thẳng thắn” và “mang tính xây dựng.” Theo SCMP, đây là một diễn đạt ngoại giao ngụ ý “các đàm phán đạt được ít tiến bộ.” Tuy nhiên, “nhiều nhà quan sát ghi nhận chỉ riêng việc Mỹ – Trung nối lại đàm phán cũng là điều quan trọng, trong bối cảnh quan hệ thế đối đầu song phương gia tăng từ nhiều năm nay.”

Cuộc họp nói trên của giới chức ngoại giao hai nước diễn ra tiếp theo một số cuộc hội kiến cấp cao, trong đó có cuộc gặp giữa ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken và cố vấn an ninh quốc gia Jake Sullivan với ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị (Wang Yi) tại Washington hồi tháng trước.

Trọng Thành

Nguồn: RFI

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Tân Tổng thống Đài Loan Lại Thanh Đức (phải) và cựu Tổng thống Thái Anh Văn vẫy tay trong lễ nhậm chức của ông Lại ở Đài Bắc, Đài Loan, vào ngày 20/5/2024. Ảnh: AP

Phát biểu nhậm chức, tân tổng thống Đài Loan kêu gọi Trung Quốc ngừng đe dọa quân sự nhưng Bắc Kinh chỉ trích

Tân tổng thống Đài Loan, ông Lại Thanh Đức, trong bài phát biểu nhậm chức hôm 20/5 nói rằng ông muốn hòa bình với Trung Quốc và kêu gọi nước này chấm dứt các mối đe dọa quân sự cũng như hăm dọa hòn đảo tự trị mà Bắc Kinh luôn tuyên bố là lãnh thổ của mình.

“Tôi hy vọng rằng Trung Quốc sẽ đối mặt với thực tế về sự tồn tại của (Đài Loan), tôn trọng sự lựa chọn của người dân Đài Loan và với thiện chí, chọn đối thoại thay vì đối đầu,” ông Lại nói sau khi tuyên thệ nhậm chức.

Nữ Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn. Ảnh: FB lao Ta

Ngày cuối cùng trên cương vị tổng thống Đài Loan

“Cảm ơn mọi người, đã cùng tôi tạo ra nhiều lần đầu tiên cho Đài Loan, để tự do dân chủ, công bằng chính nghĩa, tôn trọng bao dung, được sinh sôi nảy nở trên mảnh đất này, viết nên trang sử mới cho Đài Loan, cũng như thúc đẩy sự phát triển toàn diện của quốc gia.” Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn

Khẩu súng phòng không trưng bày tại một viện bảo tàng quân sự ở Bình Dương, 16/11/2021. Ảnh: Duc Huy Nguyen/ Dreamstime.com

Chiến lược Quốc phòng Việt Nam nhìn từ khía cạnh một quốc gia lục địa hướng biển

Lập luận rằng Việt Nam nên chuyển hướng bố phòng sang phía tây lục địa với cái giá phải trả là phía đông biển cả là một điều sai lầm vì Việt Nam coi trọng cả hai địa vực. Không gian biển sẽ định hình tương lai của Việt Nam, cùng với sự hậu thuẫn kiên định từ vùng đất liền lục địa của mình.

Phân tích thực tế về thế bố trí phòng thủ và chiến lược quân sự của Việt Nam nên dựa trên sự hiểu biết thực tế về nhận thức mối đe dọa và giả định về môi trường quốc tế của Việt Nam, chứ không phải dựa trên quan điểm lục địa cực đoan dựa trên nhận thức lịch sử lỗi thời.

Sức mạnh của số đông!

Khốn khổ cái thời…

Cái thời buổi gì mà con người phải khép nép tự trói khốn khổ thế này?

Vận động ư? Chẳng lẽ người Dân không có quyền vận động cho ai đó mà họ thấy là người tử tế có ích cho Dân, cho Nước sao?

Yêu nước chỉ có sức mạnh khi thành làn sóng. Mà làn sóng chỉ có thể có được khi những người yêu nước hăng hái, công khai cổ vũ cho những người yêu nước mà thôi.