Sao nhà cầm quyền sợ sư Thích Minh Tuệ?

Sư Thích Minh Tuệ trong một căn chòi tạm ở huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai. Ảnh: Tiền Lê/ Tiền Phong
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Cuối cùng, sau nhiều thủ đoạn trấn áp và lường gạt của nhà cầm quyền, sư Minh Tuệ  – vị hành giả đầu trần chân đất đã gây bão dư luận Việt Nam hơn một tháng qua – đã được (hay bị) an trí trong một túp lều ở tỉnh Gia Lai, quê hương ông.

Nhiều video trên mạng xã hội cho thấy ông xuất hiện, đi lại, ngồi thiền trong một túp lều lợp tôn dựng vội vàng, nền đất còn gồ ghề, vương vãi cây gỗ. Không rõ túp lều tôn – mà Phật tử hâm mộ ông gọi là “cốc” – được dựng trong rừng hay trong rẫy cà phê nhưng chắc là gần đường cái để ông tiện đi khất thực và cũng tiện cho nhà cầm quyền “quản lý” ông.

Trên Facebook Võ Hồng Ly ngày 11 Tháng Sáu có một đoạn video ngắn cảnh vài người đàn ông, có người mặc áo quần cảnh sát, đang dựng một chiếc lều bạt ngay ngã ba đường, với dòng tin: “Lập chốt trên lối vào cốc của Thầy.”

Người hâm mộ tạm yên lòng khi thấy vị hành giả yêu kính của họ đã không đột ngột biến mất như các vị tiền bối giáo chủ Huỳnh Phú Sổ hoặc tôn sư Minh Đăng Quang.

Về phía nhà cầm quyền, sau vài màn trấn áp và lường gạt trên truyền thông, họ đã yên tâm là sư Minh Tuệ đã nằm trong vòng kiểm soát, nhất cử nhất động của ông đều được công an chìm nổi và dân quân túc trực theo dõi. Từ nay, các Facebooker, TikToker khó mà đến gần ông để quay phim chụp ảnh làm sôi sục hàng triệu trái tim trên mạng xã hội, người đi theo ông “tòng tu” hoặc lấy phước sẽ không thể tụ tập thành đám đông “gây rối trật tự trị an,” làm chính quyền khó xử. Họ nghĩ rằng, theo thời gian, hình ảnh của vị hành giả mà nhiều người coi như hiện thân của Đức Phật sẽ phôi pha, sẽ phai mờ trong ký ức cộng đồng, và do đó nhà cầm quyền trút được một gánh lo âu.

***

Tại sao nhà cầm quyền phải sợ? Một vị hành giả đầu trần chân đất đội nắng đội mưa bộ hành trên đường thiên lý, mỗi ngày chỉ ăn một bữa, ai cho gì ăn nấy, y phục chỉ là những mảnh vải bỏ đi ghép lại, một xu cũng không dính túi, buông bỏ mọi tiện nghi vật chất của trần gian thì có gì đáng sợ?

Sư Minh Tuệ không phải là nhà bất đồng chính kiến hay nhà đấu tranh dân chủ, nhân quyền. Sư không truyền bá một ý thức hệ nào đối lập với chủ nghĩa cộng sản. Trên đường vân du, ai thắc mắc gì thì ông trả lời bằng những câu nói giản dị, mộc mạc, chủ yếu khuyên người ta làm lành lánh dữ, ai nghe cũng hiểu, chẳng có gì cao siêu vì đã có sẵn trong đạo xử thế hàng ngàn năm của dân tộc Việt.

Sư không phải là nhà truyền giáo mà là một hành giả – người thực hành – một phép tu đã có hàng ngàn năm tuổi với mục tiêu diệt trừ tham-sân-si, chấm dứt khổ đau, ra khỏi vòng luân hồi sinh tử. Ông có đạt đến cảnh giới “chánh đẳng chánh giác” như đức Phật Thích Ca xưa kia hay không là chuyện không biết trước được, và cũng chỉ là chuyện riêng của ông, không ảnh hưởng đến bất kỳ người nào khác.

Sư Minh Tuệ là một hành giả cô độc. Tuy là người tu theo Phật, ông không thuộc giáo phái, chùa, tự viện nào, không phải là thành viên cái gọi là Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam có tới 5 triệu tín đồ do nhà nước dựng lên và quản lý. Khi có người cạo đầu ôm nồi cơm điện đi theo thì sư Minh Tuệ nói ông mới chỉ là người “học Phật,” chưa có thành tựu gì nên không thu nhận đệ tử, ai muốn đi theo thì cứ đi, không theo nữa thì về nhà ông cũng không cản. Khi có quá nhiều người đi theo sư, tràn cả xuống lòng đường gây trở ngại giao thông thì ông ôn tồn khuyên họ trở về lo việc làm ăn, không nên tụ tập.

Sư Minh Tuệ không có gì đáng sợ cả. Vậy tại sao nhà cầm quyền phải lao tâm khổ tứ bày ra trăm phương ngàn kế để làm khó ông như đang đêm xông vào nơi nghỉ, bắt người, trói tay tống lên xe thùng chở đi rồi sau đó trâng tráo tuyên bố sư Minh Tuệ “tự nguyện dừng khất thực, ẩn tu.” Thậm chí, nhà cầm quyền còn đưa cả đài truyền hình quốc gia (VTV) vào cuộc, đăng những đoạn phim lắp ghép, dàn dựng một cách thô thiển để đánh lạc hướng sự quan tâm của công chúng, một lần nữa VTV bị dán nhãn “vua tin vịt.”

***

Nhà cầm quyền sợ vì sư Minh Tuệ là một trường hợp rất đặc biệt về một người tay không tấc sắc lại có sức mạnh vô biên. Bằng tấm gương từ bi hỷ xả, kiên cường và buông bỏ hoàn toàn những dục vọng trần thế, kể cả sinh mạng, tận tâm tận ý cho một mục tiêu duy nhất là giải thoát, sư Minh Tuệ đã cảm hóa được hàng triệu người. Không chỉ đám đông đi theo ông và tiếp xúc trực tiếp với vị hành giả mà cả hàng triệu người theo dõi bước chân ông qua mạng truyền thông đều như được rọi chiếu một thứ ánh sáng nhân ái giữa vô minh của cuộc đời.

Tấm gương của sư Minh Tuệ làm cho nhiều người bất giác tự nhìn lại mình, tự suy nghĩ kỹ trước khi buông ra một lời nói, thực hành một hành động nào đó sao cho bớt tham-sân-si vì nhận ra trong đời này, hạnh phúc an lạc đâu nằm ở sự hơn kém nhau, ở tiền tài hay danh vọng.

Tuy không có điều tra xã hội học hay thống kê chính thức về tác động của tấm gương Minh Tuệ nhưng qua những lời bộc bạch trên các mạng truyền thông, chúng tôi cảm nhận người dân mình đang dần tốt lên, hòa ái hơn, bớt hung dữ và sân hận kể từ khi bước chân khất thực của sư Minh Tuệ bắt đầu được chú ý và theo dõi. Giống như bóng tối sợ ánh sáng, chế độ cai trị dựa trên sự lường gạt, gian dối và bạo lực tự nhiên phải lo âu trước sức mạnh của sự thật và lòng từ ái.

Ánh sáng của sư Minh Tuệ chiếu vào bóng tối của giới tu hành Phật Giáo, làm rớt những chiếc mặt nạ mà giáo hội quốc doanh này đã dày công xây dựng từ năm 1981 đến nay, soi rõ sự khác biệt như đêm và ngày giữa một bậc chân tu với những kẻ “miệng nam mô, bụng đầy bồ dao găm.”

Chưa bao giờ những vị chức sắc của giáo hội Phật Giáo lại bị công chúng lôi ra công kích dữ dội như vậy. Từ chiếc áo cà sa lộng lẫy như hoàng bào của vua chúa của vị Pháp Chủ Thích Trí Quảng, đến các thủ đoạn lường gạt tín đồ qua các bài giảng đầy mê tín dị đoan và phản bội triết lý Phật Giáo của các sư quốc doanh Thích Thanh Quyết, Thích Trúc Thái Minh, Thích Chân Quang, Thích Nhật Từ… đều bị vạch trần trước công chúng. Số tín đồ đến với các ngôi chùa bề thế của giáo hội này giảm mạnh, đe dọa làm “bể nồi cơm” của những kẻ khoác áo cà sa để mưu cầu danh lợi.

Bước chân trần của sư Minh Tuệ bỗng chốc làm người ta nhận ra rằng, Phật không có nơi chùa to tượng lớn mà ở nơi giới luật được tuân thủ, tính thiện được tôn sùng; không thể tìm hạnh phúc an lạc nơi việc cúng dường mà ở nơi buông bỏ tham-sân-si trần thế.

Nhiều người cho rằng, đã đến lúc Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam phải “thanh lọc” hàng ngũ, loại bỏ những sư sãi biến chất, nhưng chúng tôi e rằng, ước vọng này sẽ không thực hiện được chừng nào giáo hội vẫn còn là một công cụ trong tay nhà nước đảng trị, quyền tự do tín ngưỡng chưa được bảo đảm. Sư Thích Minh Đạo, trụ trì tu viện Minh Đạo ở Bà Rịa, chỉ vì mấy câu tán thán (khen ngợi) sư Minh Tuệ đã bị giáo hội buộc phải quỳ sám hối, bị coi như một kẻ phản trắc. Như vậy đủ thấy, Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam không có cơ may hướng thiện và tự do tôn giáo hãy còn xa.

Xã hội Việt Nam đang trong thời kỳ đạo đức suy vong, quyền lực và tiền tài lên ngôi; cái tốt, cái chân thật bị vùi dập, bạo lực và gian trá trở thành lẽ sống. Tuy vậy, với căn tính bẩm sinh, người Việt Nam vẫn khao khát chân thiện mỹ, khao khát một nền tảng đạo đức lành mạnh trong một xã hội mà con người đối đãi với nhau bằng tình cảm chân thật. Sư Minh Tuệ là tấm gương chân thiện mỹ như vậy nên khi ông xuất hiện thì hàng triệu người, dù theo đức tin nào, đã chấp nhận, yêu mến và noi gương ông.

Trong một tháng bộ hành từ Nghệ An vào Huế, đã có đến 72 người tự nguyện cạo đầu, mặc y phấn tảo, ôm ruột nồi cơm điện đi theo con đường tu hành gian khổ, hàng ngàn người ngưỡng mộ đi theo và hàng triệu người theo dõi từng bước chân ông. Ai biết chắc, từ nay, nếu sư Minh Tuệ được tự do vân du Nam Bắc như ông đã từng thực hiện sáu năm qua, số người đi theo sẽ lên đến bao nhiêu, hàng ngàn hay hàng vạn, và một “tăng đoàn nồi cơm điện” liệu có ra đời, trở thành một “tổ chức” cạnh tranh với giáo hội quốc doanh và đảng cộng sản vô thần hay không.

Nhà cầm quyền không sợ sư Minh Tuệ, nhưng họ sợ dân chúng tập hợp lại ngoài sự kiểm soát mà họ không thể xử lý bằng súng đạn, còng số tám, nhà tù. “Trật tự trị an” chỉ là cái cớ để họ giam lỏng nhà sư, cái mà họ sợ chính là đám đông thức tỉnh theo bước chân của vị hành giả, một ngày nào đó sẽ thách thức quyền cai trị độc tôn của họ.

Nhà cầm quyền không sợ sư Minh Tuệ, nhưng họ sợ dân chúng tập hợp lại ngoài sự kiểm soát mà họ không thể xử lý bằng súng đạn, còng số tám, nhà tù. “Trật tự trị an” chỉ là cái cớ để họ giam lỏng nhà sư, cái mà họ sợ chính là đám đông thức tỉnh theo bước chân của vị hành giả, một ngày nào đó sẽ thách thức quyền cai trị độc tôn của họ.

***

Bây giờ thì sư Minh Tuệ đã bị an trí tại một góc rừng, bên ngoài có “lực lượng chức năng” canh gác. Nhiều người nói câu chuyện thầy Thích Minh Tuệ đã kết thúc có hậu, “là giải pháp tốt nhất trong tình huống này.” Có thể như vậy, song ẩn tu không phải là hạnh nguyện của sư. Sư Minh Tuệ từng nói: “Sau thời gian ở một chỗ, con thấy mình không có cơ hội xúc chạm để thử thách tham-sân-si, nên con quyết định bộ hành từ Nam ra Bắc, rồi ngược lại. Con không dám nói trước cho đến lúc nào thì con dừng.”

Với ý chí sắt đá không gì lay chuyển nổi, chắc chắn sư Minh Tuệ sẽ quay lại với cuộc vân du trên đường thiên lý. Vì đó là hạnh nguyện, là lẽ sống của ông. Nhưng cho dù ông không thể tiếp tục bộ hành thì ánh sáng (Minh) hiểu biết (Tuệ) của ông cũng đã soi chiếu khắp nước, ra cả nước ngoài sẽ tiếp tục cảm hóa con người mà không ai dập tắt được.

Hiếu Chân

Nguồn: Người Việt

XEM THÊM:

 

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Cộng đồng Phật giáo Hòa Hảo ở khu vực thủ đô nước Mỹ tổ chức kỷ niệm 85 năm ngày nền đạo Phật giáo Hoà Hảo được đức Huỳnh giáo chủ khai sáng, hôm 23/6/2024. Ảnh chụp màn hình VOA

Kỷ niệm 85 năm ngày khai sáng Phật giáo Hòa Hảo

Vào sáng ngày 23/6, cộng đồng Phật giáo Hoà Hảo ở khu vực thủ đô nước Mỹ tổ chức chương trình kỷ niệm 85 năm ngày nền đạo Phật giáo Hoà Hảo được đức Huỳnh giáo chủ khai sáng vào năm 1939 với pháp môn “Học Phật – Tu Nhân” tại làng Hòa Hảo tỉnh Châu Đốc.

Buổi lễ kỷ niệm thu hút đông đảo các gia đình người Việt sinh sống trong vùng và nhiều đạo hữu từ các tổ chức và hội nhóm tôn giáo khác thuộc cộng đồng gốc Việt.

Sư Thích Minh Tuệ ở Hà Tĩnh hôm 17/5/2024. Ảnh: AFP

Cập nhật thông tin về Phật sĩ Thích Minh Tuệ

Thầy đi khất thực (chứ không nhận mang cơm đến) và ngồi trò chuyện (hay cũng có thể gọi là pháp thoại) với dân, để dân đánh lễ, vừa là pháp tu, vừa là tuân theo sự đời, không thể trốn tránh ẩn tu được. Và cách tu đó cũng đem lại nhiều lợi lạc cho chúng sinh. Vì mỗi người sùng tín được gặp Thầy, được trò chuyện, đảnh lễ thầy rồi nhận về một chai nước, một trái cây hay cái bánh họ đều rất hoan hỉ, được hưởng chút phước lành từ một vị chân tu mà họ rất tin tưởng, ngưỡng mộ. Tác động tâm linh, tâm lý như vậy thật lành thay!

Tập Cận Bình tại hội nghị trung ương 3 khóa 18 của đảng Cộng sản Trung Quốc năm 2013 để thiết lập chương trình nghị sự. Những người theo dõi Trung Quốc, háo hức chờ đợi tin tức về nơi mà vị chủ tịch mới sẽ đưa đất nước đi, đã không chú ý đến những tín hiệu quan trọng. Ảnh tổng hợp của Nikkei - Ảnh nguồn của AP và Yusuke Hinata

Đừng hiểu sai ý định của Tập Cận Bình tại hội nghị trung ương ba

Ngay sau hội nghị trung ương 3 khóa 18 năm 2013, một nguồn tin của đảng cho biết, “Người ta sẽ phạm phải sai lầm lớn nếu phân tích – và đặt kỳ vọng cao vào – các cuộc họp quan trọng của đảng chỉ từ góc độ kinh tế, kinh doanh, hay tiền bạc.” Hàm ý ở đây là vấn đề quan trọng nhất ở Trung Quốc là quyền lực chính trị chứ không phải kinh tế.

Nhưng các nhà phân tích bên ngoài Trung Quốc đã phạm phải sai lầm này. Họ đã hiểu sai kết quả của hội nghị hơn 10 năm trước như thế nào?

Kênh đào Phù Nam (Funan Techo) trong tổng thể lưu vực sông Mekong. Ảnh: Stimson Center/ Brian Eyler

Hệ lụy khó lường của việc Campuchia làm kênh đào Phù Nam bất chấp Hiệp định Mekong 1995

Viện Nghiên cứu Đông Nam Á (ISEAS) ở Singapore tổ chức hội thảo “Kênh Phù Nam: Xác định lại khả năng kết nối, định hình lại chính trị” trong ngày 21/6/2024. Theo nhiều chuyên gia quốc tế tại hội thảo, là quốc gia ở hạ nguồn sông Mekong, việc Campuchia bỏ qua quy trình Tham vấn trước mà Hiệp định Mekong 1995 quy định sẽ gây ra nhiều tiền lệ nguy hiểm cho dòng sông này.