Công an không nể mặt quân đội rồi!

Bộ Tư lệnh Cảnh vệ tổ chức lễ khai mạc Hội thao truyền thống lần thứ 34, chào mừng kỷ niệm 70 năm ngày thành lập Lực lượng Cảnh vệ Công an nhân dân (16-2-1953/ 16-2-2023) hôm 6/1/2023, tại quảng trường Ba Đình, Hà Nội. Ảnh: Internet
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Bộ Quốc Phòng đòi được bổ sung quyền cảnh vệ cho bộ trưởng Bộ Quốc Phòng giống như quyền cảnh vệ cho bộ trưởng Bộ Công an.

Ủy ban Quốc phòng – An ninh vừa có lời từ chối trước Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc bổ sung quy định thẩm quyền bộ trưởng Quốc phòng vào Luật Cảnh vệ. Theo lý giải của Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng – An ninh Lê Tấn Tới thì Bộ Công an chịu trách nhiệm trước chính phủ quản lý nhà nước về công tác cảnh vệ. Còn Bộ Quốc phòng có trách nhiệm bảo đảm an toàn tuyệt đối cho đối tượng cảnh vệ do quân đội đảm nhiệm.

Trong phiên họp ngày 20/5, Bộ Công an đã trình Quốc hội về dự thảo Luật Cảnh vệ, theo đó thì bộ trưởng Bộ Công an sẽ có quyền áp dụng biện pháp cảnh vệ. Lưu ý rằng khi trình dự thảo này thì ông Tô Lâm vẫn còn là bộ trưởng Bộ Công an.

Như vậy bộ trưởng Bộ Công an sẽ được xếp ngang hàng tứ trụ lãnh đạo cao nhất trong hệ thống chính trị của đảng cộng sản, gồm tổng bí thư, chủ tịch nước, thủ tướng và chủ tịch quốc hội. Có lẽ điều này đã khiến Bộ Quốc phòng cảm thấy bị “lép vế.” Cho nên ngay sau đó, ngày 24/5, Trung tướng Nguyễn Quốc Duyệt, Tư lệnh Bộ tư lệnh Thủ đô đã yêu cầu phải bổ sung quyền áp dụng biện pháp cảnh vệ cho bộ trưởng Quốc phòng bên cạnh bộ trưởng Công an để đảm bảo đồng bộ.

Những người bên phe quân đội giải thích rằng nhiệm vụ cảnh vệ thuộc thẩm quyền của cả công an và quân đội. Nếu đã bổ sung quyền cho bộ trưởng Công an thì phải thêm quyền cho Bộ Quốc phòng.

Cần biết rằng cảnh vệ tức là các lãnh đạo được bố trí sĩ quan bảo vệ tiếp cận, bảo vệ nơi ở, nơi làm việc; đồng thời khi các quan chức này đi công tác bằng ôtô thì sẽ được bố trí xe cảnh sát dẫn đường. Trong khi đó trên thực tế thì tướng tá lãnh đạo cấp cao trong quân đội và công an hiện nay đều có cảnh vệ, tiền hô hậu ủng.

Vậy thì việc công an và quân đội yêu cầu ghi chữ bộ trưởng vào Luật Cảnh vệ chỉ là để hơn thua nhau trên danh nghĩa và hình thức để khẳng định vị thế của bản thân. Bày vẽ thêm để tốn tiền ngân sách một cách không cần thiết, chứ không có bất kỳ lợi ích gì cho người dân và đất nước Việt Nam.

Lực lượng của quân đội và công an hiện nay gần như tương đương nhau về mặt quân số, cả hai đều sở hữu lực lượng tình báo tinh nhuệ và trang bị khí tài, vũ trang hiện đại. Cả hai đều có chung nhiệm vụ bảo vệ quê hương đất nước, một bên phòng chống ngoại xâm, một bên bảo đảm an ninh xã hội và chống nội xâm, tham nhũng. Người dân đóng thuế để nuôi họ thì họ phải luôn luôn nhớ rằng nhiệm vụ của họ là bảo vệ dân và đất nước, chứ không phải là các lãnh đạo cấp cao giành nhau để được bảo vệ.

Những người tự nhận là đầy tớ của dân mà cầu kỳ màu mè tiền hô hậu ủng. Còn dân, những người chủ thật sự của đất nước, thì đói khổ trăm bề, nhiều người còn không có cái nhà đàng hoàng để che mưa che nắng, chạy xe thì sợ không tiền đổ xăng, thậm chí nước sạch cũng không có mà uống.

Ngoài ra, việc kèn cựa nhau từng chi tiết này cũng cho thấy có sự chia rẽ lớn giữa hai lực lượng quan trọng nhất đất nước. Hai thế lực đang nắm giữ và chi phối mọi vấn đề từ an ninh, chính trị, ngoại giao, tới tài chính, kinh tế, bất động sản, y tế… Dù cùng một đảng nhưng không đoàn kết, chia phe chia phái như thế này sẽ càng làm đất nước đi vào ngõ cụt và càng ngày càng phụ thuộc vào ngoại bang. Đặc biệt là khi Trung Quốc vẫn luôn lăm le ngày đêm trước lãnh thổ, lãnh hải của Việt Nam.

 Dân Trần

Nguồn: Việt Nam Thời Báo

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Nhà báo Huy Đức (Trương Huy San)

Ai xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của ai?

Không còn nghi ngờ gì, điều 331 Bộ luật Hình sự là điều luật nổi danh nhất trong hệ thống pháp luật nước ta hiện nay. Đã có nhiều ý kiến trên mạng đòi xóa bỏ điều luật này. Đáp lại bằng các bài viết đăng tải trên báo chính thống, “người tuyên giáo” đưa ra lập luận: Nhiều quốc gia khác cũng quy định tội danh này, không chỉ mình Việt Nam. Và họ đưa ra ba dẫn chứng…

4 thượng nghị sĩ Hoa Kỳ kêu gọi Washington ưu tiên nhân quyền trong quan hệ song phương với Hà Nội, ngày 26/6/2024

Bốn thượng nghị sĩ Mỹ kêu gọi ưu tiên nhân quyền trong quan hệ với Việt Nam

Thượng nghị sĩ Hoa Kỳ Ben Cardin, Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Thượng viện, cùng với các Thượng nghị sĩ Chris Coons, Chris Van Hollen và Jeff Merkley gửi thư cho Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken, kêu gọi Bộ Ngoại giao giải quyết đầy đủ các mối lo ngại về nhân quyền ngày càng gia tăng và nên lồng ghép các ưu tiên nhân quyền vào mối quan hệ song phương Mỹ-Việt.

Người gìa ở Hà Nội. Ảnh minh họa: AFP

Lương hưu chỉ tăng một nửa so với lương công chức là bất công!

“Bản thân tôi có 25 năm đóng bảo hiểm xã hội, mà khi về hưu năm 2019 đến nay, mỗi tháng tôi nhận được 6.100.000 đồng, sống giữa thành phố Sài Gòn đắt đỏ. Thử hỏi người về hưu với đồng lương hưu như thế thì chống chọi với cuộc sống như thế nào?

… Tôi không biết rằng những ông bà có trách nhiệm dựa trên cơ sở nào mà ấn định con số 15% cho người lãnh lương hưu. Vì cái đồng lương hưu đó là do cơ quan, xí nghiệp sử dụng lao động đóng, và đồng tiền này quỹ bảo hiểm xã hội thu giữ không phải là đồng tiền chết mà nó là đồng tiền sinh lời.” – Ông Đinh Kim Phúc, một công chức đã nghỉ hưu.

Cộng đồng Phật giáo Hòa Hảo ở khu vực thủ đô nước Mỹ tổ chức kỷ niệm 85 năm ngày nền đạo Phật giáo Hoà Hảo được đức Huỳnh giáo chủ khai sáng, hôm 23/6/2024. Ảnh chụp màn hình VOA

Kỷ niệm 85 năm ngày khai sáng Phật giáo Hòa Hảo

Vào sáng ngày 23/6, cộng đồng Phật giáo Hoà Hảo ở khu vực thủ đô nước Mỹ tổ chức chương trình kỷ niệm 85 năm ngày nền đạo Phật giáo Hoà Hảo được đức Huỳnh giáo chủ khai sáng vào năm 1939 với pháp môn “Học Phật – Tu Nhân” tại làng Hòa Hảo tỉnh Châu Đốc.

Buổi lễ kỷ niệm thu hút đông đảo các gia đình người Việt sinh sống trong vùng và nhiều đạo hữu từ các tổ chức và hội nhóm tôn giáo khác thuộc cộng đồng gốc Việt.