Sống bằng tượng đài, chết bởi tượng đài

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Sơn La là một tỉnh nghèo miền núi cao ở vùng Tây Bắc, một trong ba tỉnh nghèo nhất Việt Nam, chỉ đứng sau hai tỉnh Nghệ An và Thanh Hóa.

Thế nhưng mới đây, một thông tin đưa ra làm dư luận ngỡ ngàng! Đó là tin Hội đồng Nhân dân tỉnh Sơn La vừa ra nghị quyết thông qua Đề án xây dựng tượng đài “Bác Hồ với đồng bào các dân tộc Tây Bắc” với tổng số tiền đầu tư 1.400 tỷ đồng.

1.400 tỷ đồng, tương đương với gần 75 triệu đô-la Mỹ, một số tiền quá lớn cho một tượng đài, dù cho đó là tượng đài để tôn vinh ông Hồ. Đây là một chi tiêu thiếu tính toán cho một công trình nhằm thỏa mãn thói sùng bái lãnh tụ còn rơi rớt lại từ thời xa xưa, mà không đem lại một điều gì tốt đẹp về mặt phát triển cho Sơn La… bớt nghèo.

Đề án nói trên còn cho thấy sự hoang phí trong tình hình kinh tế, xã hội hiện nay khi ngân sách quốc gia cạn kiệt, thường xuyên thu không đủ bù chi, nợ công tăng cao sắp đụng mức trần cho phép. Những con số của Bộ Tài chánh cho thấy thực sự ngân sách đang thiếu 30 ngàn tỷ đồng và chỉ có cách tiếp tục bán công khố phiếu để bù vào, có nghĩa là phải vay thêm nợ nước ngoài. Trong lúc ấy, xã hội cũng đầy tiếng kêu than của các tầng lớp dân nghèo đang oằn lưng gánh hàng chục thứ phí và lệ phí trong đời sống, để làm đầy ngân sách quốc gia.

Việt Nam lâu nay vốn nổi tiếng là một đất nước có nhiều tượng đài lớn nhỏ khắp nơi và một số công trình được thực hiện với ngân sách khổng lồ, gây nhiều tranh cãi. Gần đây nhất, tượng đài Mẹ Việt Nam anh hùng ở Quảng Nam được thiết kế và xây cất với kinh phí khoảng 410 tỷ đồng. Chưa kịp tính đến hiệu quả, tượng đài vừa khánh thành hôm trước, hôm sau nền đã bong tróc, hư hỏng phải bỏ tiền tiếp để sửa chữa. Quảng Nam cũng là tỉnh cần tới 1.500 tấn gạo cứu đói cho dân nghèo trong mùa giáp hạt năm 2015.

Hay như tượng đài Chiến thắng Điện Biên Phủ trước đây với kinh phí gần 40 tỷ, khánh thành rầm rộ vào tháng 6 năm 2004. Chỉ sau 3 tháng, tượng đài đã xuất hiện các hiện tượng nghiêng, nứt, lồi lõm, báo trước sự xuống cấp thê thảm.

Người ta còn có thể kể ra nhiều công trình xây dựng tượng đài “hoành tráng” khác chỉ với mục đích phô trương. Những pho tượng vô tri ấy chẳng những không đóng góp được chút gì cho sự phát triển của đất nước mà còn làm đề tài cho sự dè bĩu, chê cười.

Nhưng đối với lãnh đạo địa phương ưa thích bày vẽ dự án nghìn tỷ và những hội đồng nhắm mắt thông qua, họ còn có lý do cần có tượng đài để sống. Lãnh đạo tỉnh Sơn La hẳn cũng thuộc lòng câu “có làm có ăn”. Và khi đất nước này còn xây dựng tượng đài, số người ăn theo để đục khoét càng gia tăng.

Cho đến khi nó sụp đổ, họ cũng không còn kịp nghĩ là họ làm đúng với câu: sống bằng tượng đài và chết bởi tượng đài.

FB Chân Trời Mới – Tư Thẳng

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam Tô Lâm trong buổi tiếp đón Tổng thống Nga Vladimir Putin, tại phủ chủ tịch ở Hà Nội, ngày 20/06/2024. Ảnh: Reuters - Minh Hoang

Chủ tịch nước kiêm tổng bí thư, ông Tô Lâm nắm trọn quyền lực ở Việt Nam

Việc được bầu làm chủ tịch nước được coi là “bước đệm” cho chức vụ lãnh đạo đảng. Và ông không ngồi vào ghế chủ tịch nước nếu thực sự chưa bố trí được người thân cận thay ông làm bộ trưởng Công An. Loại hết mọi đối thủ, trong đó có hai chủ tịch nước, một chủ tịch Quốc Hội, để nắm giữ, dù tạm quyền, cả hai chức vụ cao nhất của Việt Nam – tổng bí thư và chủ tịch nước – là “một thắng lợi hoàn toàn” của ông Tô Lâm, theo giám đốc nghiên cứu Benoît de Tréglodé, Viện Nghiên cứu Chiến lược của Trường Quân sự Pháp (IRSEM).

Một người dùng điện thoại đọc tin trên báo Nhân Dân điện tử đưa tin ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời. Ảnh: Nhac Nguyen/AFP via Getty Images

Nguyễn Phú Trọng, sự nghiệp và di sản

Ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời chiều 19 Tháng Bảy. “Cái quan định luận” (đóng nắp quan tài hãy bình luận) – dù ủng hộ ông hay không, đây là lúc nên nhìn lại di sản của người cầm đầu đảng và chính quyền Việt Nam suốt hai thập niên qua…

Ông Trọng chết, cái lò của ông có thể tắt lửa, nhưng chế độ công an trị mà ông khai mở vẫn còn đó, càng ngày càng lộng hành một cách quá quắt và cái di sản đó sẽ còn tác hại lâu dài…

Ông Nguyễn Phú Trọng tại Hà Nội, ngày 1 tháng Hai, 2021. Ảnh: Reuters

Sau Nguyễn Phú Trọng sẽ là một chương bất định?

Trong chính trị, nhất là đối với một nền chính trị phức tạp như ở Việt Nam hiện nay, vào giai đoạn “hậu Nguyễn Phú Trọng” tới đây, thật khó mà vạch ra một ranh giới rõ ràng giữa ra đi và dừng lại, giữa kết thúc và khởi đầu.

Một trong những câu hỏi lớn mà giới quan sát gần đây đặt ra là, dù rừng khuya đã tắt, nhưng cái lò ‘nhân văn, nhân nghĩa, nhân tình’ của ông Trọng sắp tới có còn đượm mùi củi lửa nữa hay không? Đây là điểm bất định đầu tiên!

TBT đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng. Ảnh: FB Việt Tân

Quan điểm của Việt Tân: Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng

Nguyễn Phú Trọng còn là nhân vật ngả theo Trung Quốc. Ông Trọng và hệ thống cầm quyền đã gây tác hại cho đất nước qua những hiệp định hợp tác bất bình đẳng giữa hai đảng cộng sản Việt Nam và Trung Quốc, qua việc phân định biên giới đất liền lẫn ngoài Biển Đông.

Kết thúc triều đại Nguyễn Phú Trọng bằng sự nắm quyền của Tô Lâm và phe nhóm công an là một đại họa mới. Đất nước và xã hội sẽ chìm đắm trong hệ thống công an trị. Người dân vốn dĩ đã mất tự do, nay sẽ còn bị kìm kẹp chặt chẽ hơn…