Bà Vũ Minh Khánh Gửi Kiến Nghị Phản Đối Chính Quyền CSVN

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – tự do – hạnh phúc

ĐƠN KIẾN NGHỊ

v/v: Viết báo sai sự thật.

Kính gửi:

- Ông Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết.
- Ông Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.
- Ông Tổng bí thư Nông Đức Mạnh.
- Ông Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú trọng.
- Uỷ ban thường vụ Quốc hội.
- Uỷ ban pháp luật Quốc hội.
- Ông bộ trưởng Bộ ngoại giao.
- Ông bộ trưởng Bộ công an.
- Ông giám đốc sở công an Hà nội.
- Ông Pham Thế Duyệt – Uỷ ban mặt trận tổ quốc.
- Ban giám thị trại giam số 1 công an Hà Nội.
- Bà chủ tịch Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam.
- Ông tổng biên tập báo An ninh thế giới.
- Ông Nguyễn Như Phong – Phó tổng biên tập báo An ninh thế giới.
- Bản sao gửi Uỷ ban tự do tôn giáo quốc tế của Hoa Kỳ.
- Bản sao gửi tổng biên tập một số báo chí và giám đốc đài truyền hình, đài phát thanh của Việt Nam (chi tiết cuối đơn).

Tôi là Vũ Minh Khánh, vợ luật sư Nguyễn Văn Đài. Từ lúc chồng tôi bị bắt giam vào ngày 06/3/2007 cho tới nay chồng tôi bị các cơ quan ngôn luận, báo chí, đài truyền hình, đài phát thanh của nhà nước Việt Nam đưa những thông tin sai lạc, mang tính chất vu khống, bịa đặt khiến tôi và gia đình bị dư luận xã hội, bạn bè, người thân hiểu lầm, gây ảnh hưởng đến danh dự và nhân phẩm của gia đình tôi.

Gần đây lại tiếp tục có thêm bài viết theo kiểu vu khống, bịa đặt như vậy trên báo chí, đặc biệt là bài viết với tựa đề “Lại một kiểu đâm bị thóc, chọc bị gạo” trên báo An ninh thế giới số 701 ngày 27/10/2007 của tác giả Nguyễn Như Phong. Tác giả đã viết với lời lẽ thô kệch, thiếu thực tế, bịa đặt thông tin, xuyên tạc về chúng tôi sau khi Uỷ ban Tự do Tôn giáo Quốc tế của Hoa kỳ đến tiếp xúc riêng rẽ với vợ chồng chúng tôi.

Bài báo viết rằng:

- “Thậm chí họ còn mời cơm vợ Nguyễn Văn Đài, mẹ của Lê Thị Công Nhân” Tác giả viết như vậy có ý gì? Uỷ ban tự do tôn giáo gặp chúng tôi là điều hết sức bình thường vì chúng tôi là người có đạo, tại sao ông lại chọc vào mối quan hệ của gia đình tôi? Tôi và cô Trần Thị Lệ không có quyền tự do căn bản để gặp những người mình muốn sao mà tác giả lại viết lời văn theo kiểu như vậy? Hơn nữa, chữ “thậm chí” cho thấy sự bất bình của tác giả. Tại sao tác giả lại bất bình khi thấy có một tổ chức nước ngoài được nhà nước cho phép nhập cảnh và tiếp xúc với công dân Việt nam. Đáng lý tác giả nên phản đối cấp trên của mình thì đúng hơn. Tôi và mẹ luật sư Lê Thị Công Nhân chỉ là những người được tổ chức này chính thức mời đến gặp họ trong một bữa ăn công khai ở tại một nhà hàng công cộng. Cá nhân 2 chúng tôi được mời để nói thật về những gì liên quan đến cá nhân và thân nhân của mình.

- “Họ cũng đề nghị được đi thăm trực tiếp Nguyễn Văn Đài và Lê Thị Công Nhân mà theo họ thì tại buổi mời cơm với thân nhân của 2 đối tượng này họ được nghe nói rằng, từ ngày bị bắt đến giờ Đài và Nhân chưa được tiếp tế.” Hoặc “Hoàn toàn khác với những thông tin ban đầu mà họ đưa ra rằng 2 người này không được tiếp tế, phải ăn đói nhịn khát, điều kiện sống không đảm bảo… “

Tôi khẳng định rằng tôi không nói những điều như vậy với bất kỳ ai. Tôi còn cho rằng tác giả đã giàu tưởng tượng và cường điệu khi viết “Đài và Nhân chưa được tiếp tế” hoặc “không được tiếp tế, phải ăn đói nhịn khát, điều kiện sống không đảm bảo” vì chính bản thông báo vào ngày 26-10-2007 của Uỷ ban Tự do Tôn giáo Quốc tế của Hoa kỳ (http://www.uscirf.gov/mediaroom/press/2007/october/ USCIRF_Delegation_to_Vietnam_Discusses_Religious_Freedom.html) cũng hoàn toàn không nhắc đến các vấn đề này.

- Nói chồng tôi là: “béo chun chút, mặt mũi phởn phơ.” Tác giả cố tình mỉa mai, đảo ngược thực tế. Đây là lời văn chợ búa muốn hạ thấp chồng tôi. Ông viết mỉa mai như vậy thì có lợi ích gì cho ông ??? Ông viết bài không có 1 chút sự thật nào. Thực tế chồng tôi bị giảm cân so với trước kia ở nhà.

- Tác giả còn cho rằng chồng tôi : “sống có khi còn đầy đủ hơn ở ngoài, bởi vì họ được gia đình tiếp tế thường xuyên trong đó Nhân được nhận đồ tiếp tế 32 lần, Đài 31 lần. Như vậy số lần tiếp tế của họ được ưu tiên hơn các phạm nhân khác (theo quy định mỗi phạm nhân một tháng chỉ được 2 lần)”

Đây là sự thiếu thực tế của tác giả vì chỉ cần một người ít suy nghĩ cũng thấy là làm sao ở tù lại “đầy đủ hơn ở ngoài”. Ở tại trại giam có bảng quy định rõ ràng là mỗi phạm nhân được tiếp tế 1 tuần 1 lần, vậy chồng tôi đâu có được ưu tiên hơn các phạm nhân khác? Thực ra trong quá trình giải quyết công việc của chồng tôi, người nào có lương tâm, có lòng tốt thì tôi luôn biết cảm ơn họ, nếu có dịp tôi sẽ giúp đỡ lại họ, không cần ông viết hộ tôi như vậy đâu. Tôi biết phân biệt người tốt, người xấu.

- “Ở trong nhà giam Đài vẫn đọc kinh sách”

Một lần nữa tôi khẳng định là ông nói sai sự thật. Chồng tôi là một người tín hữu Tin Lành, điều quan trọng là phải được đọc Kinh Thánh hàng ngày để được bồi dưỡng tâm linh và đây cũng là quyền tự do tôn giáo của chồng tôi nhưng cuốn Kinh Thánh mà chồng tôi mang theo khi vào trại giam đã bị tịch thu và gửi trả lại gia đình. Cá nhân tôi đã nhiều lần đề nghị với an ninh điều tra là cho tôi được gửi Kinh Thánh cho chồng tôi nhưng đều bị từ chối. Tôi mang Kinh Thánh vào trại giam nhưng cũng không gửi được. Vậy chồng tôi lấy đâu ra Kinh Thánh để đọc, quyền tự do tôn giáo của chồng tôi ở đâu?

- “Các phiên tòa ở Việt Nam đều được xét xử công khai, có luật sư bào chữa, có thân nhân bị cáo tham dự”

Phiên toà của chồng tôi không công khai và không công bằng vì lý do là rất nhiều người thân trong gia đình tôi, bạn bè, anh em trong Hội thánh muốn tham dự phiên toà nhưng đều phải đi về, không được vào. Chỉ có tôi và mẹ của Lê Thị Công Nhân được vào phiên toà thì bị ép buộc phải ngồi hàng ghế cuối cùng, lúc nào cũng có hàng chục người công khai vây quanh tôi, thành phần tham dự phiên toà thì toàn là công an mặc quần áo dân thường. Hệ thống âm thanh trong phiên toà quá thiên vị: Micro của chủ toạ phiên toà và kiểm sát viên thì nghe rất rõ, micro của luật sư và các bị cáo thì nghe không rõ. Ngoài ra luật sư bị hạn chế không được nói. Thậm chí tôi thấy quá vô lý là có vấn đề chủ toạ phiên toà thẩm vấn bị cáo, khi luật sư bào chữa vấn đề đó thì chủ toạ ngắt lời không cho bào chữa, nhưng khi đọc bản án thì lại viết vấn đề đó vào. Các nhân chứng do bị cáo mời không được toà cho ra làm chứng. Phiên toà kết thúc nhanh chóng và vội vàng kết án chồng tôi, thậm chí chồng tôi muốn nói lời nói cuối cùng cũng bị chặn lại. Vậy xin hỏi tác giả viết bài báo này liệu đây có phải là phiên toà như ông đã ca ngợi là công bằng, công khai không?

Tôi thiết nghĩ, báo An ninh thế giới là tờ báo không nhỏ ở Việt Nam mà viết báo cách cẩu thả, bịa đặt như vậy thì người dân có nên tin vào cơ quan ngôn luận của Nhà nước nữa không? Các báo ra hàng ngày nhiều như vậy thì thông tin nào là đúng ? Bài viết của tác giả viết như vậy khiến tôi không thể không cho rằng tác giả muốn bôi nhọ gia đình tôi, làm dư luận nghĩ là chúng tôi nói dối và nghi ngờ chúng tôi.

Từ ngày chồng tôi bị bắt giam cho tới nay tôi đã phải chịu đựng cảnh bị công an theo dõi, đặt chốt canh tại nhà không cho ra ngoài, bị công an đến nhà, bản thân tôi bị quay phim lên tivi như tội phạm, chồng tôi bị xúc phạm danh dự cách nặng nề do bị các cơ quan ngôn luận Việt Nam. Tôi đã từng viết thư để gửi cho 17 cơ quan ngôn luận ở Việt Nam là các tổng biên tập báo chí, tổng giám đốc đài truyền hình, tổng giám đốc đài phát thanh nhưng họ làm ngơ trước tình cảnh của gia đình tôi, không một cơ quan nào trả lời tôi. Các cơ quan ngôn luận này chỉ lấy thông tin một chiều từ phía chính quyền mà không kiểm chứng gia đình tôi trước khi đưa thông tin, đây là điều quan trọng của một nhà báo có lương tâm và trách nhiệm. Vì sắp sửa có phiên toà Phúc thẩm cho chồng tôi, tôi e rằng sẽ có chiến dịch vu khống bịa đặt, xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm của chồng tôi, điều này đã xảy ra tại phiên toà sơ thẩm. Đó là các phương tiện thông tin đại chúng như báo chí, phát thanh, truyền hình liên tục đăng các bản tin giống nhau về nội dung và hình thức khiến mọi người đều nhận ra rằng đây là chiến dịch tập thể nhằm hướng dư luận về hướng bất lợi cho chồng tôi. Ngay trước phiên xử các báo chí đã đồng loạt lấy những chi tiết mà chỉ có cơ quan điều tra mới biết được, rồi các cấp chính quyền áp dụng vụ án của chồng tôi là thuộc “bí mật an ninh quốc gia” để chồng tôi bị thiệt thòi nhiều điều trong các thủ tục tố tụng. Các cơ quan ngôn luận này đã không bảo vệ danh dự và nhân phẩm của chồng tôi theo điều 71 Hiến Pháp và không tôn trọng nguyên tắc suy đoán vô tội.

Sắp đến phiên toà Phúc thẩm của chồng tôi, tôi mong rằng sẽ không có những chiến dịch vu khống giống như phiên toà sơ thẩm nữa và tôi mong rằng các tác giả nên xem xét kỹ và chính xác về các thông tin trước khi đăng bài. Tôi đề nghị quý báo cho đăng bài đính chính này.

Xin chân thành cảm ơn.

Đức Chúa Trời sẽ báo ứng tuỳ theo mỗi công việc họ làm.

Hà Nội, Ngày 08 tháng 11 năm 2007.

Vũ Minh Khánh.
Vợ luật sư Nguyễn Văn Đài.
Đ/c: P302, Z8, Bách khoa, Hai Bà Trưng, Hà Nội.

Bản sao gửi:

- Ông tổng biên tập báo An ninh thủ đô.
- Ông tổng biên tập báo Công an nhân dân.
- Ông tổng biên tập báo Hà nội mới.
- Ông tổng biên tập báo Nhân dân.
- Ông tổng biên tập báo tuổi trẻ.
- Ông trưởng đại diện báo Tuổi trẻ tại Hà Nội.
- Ông tổng biên tập báo Kinh tế & Đô thị.
- Ông tổng biên tập báo Quân đội nhân dân.
- Ông tổng biên tập báo công an Hồ Chí Minh.
- Ông trưởng đại diện báo công an Hồ Chí Minh tại Hà Nội.
- Ông tổng biên tập báo Thanh niên.
- Ông tổng giám đốc đài truyền hình.
- Ông giám đốc đài truyền hình VTV1.
- Ông giám đốc đài truyền hình VTV3.
- Ông giám đốc đài truyền hình Hà Nội.
- Ông tổng giám đốc đài tiếng nói Việt Nam.
- Ông giám đốc báo điện tử Đảng cộng sản Việt Nam.

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Một người dùng điện thoại đọc tin trên báo Nhân Dân điện tử đưa tin ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời. Ảnh: Nhac Nguyen/AFP via Getty Images

Nguyễn Phú Trọng, sự nghiệp và di sản

Ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời chiều 19 Tháng Bảy. “Cái quan định luận” (đóng nắp quan tài hãy bình luận) – dù ủng hộ ông hay không, đây là lúc nên nhìn lại di sản của người cầm đầu đảng và chính quyền Việt Nam suốt hai thập niên qua…

Ông Trọng chết, cái lò của ông có thể tắt lửa, nhưng chế độ công an trị mà ông khai mở vẫn còn đó, càng ngày càng lộng hành một cách quá quắt và cái di sản đó sẽ còn tác hại lâu dài…

Ông Nguyễn Phú Trọng tại Hà Nội, ngày 1 tháng Hai, 2021. Ảnh: Reuters

Sau Nguyễn Phú Trọng sẽ là một chương bất định?

Trong chính trị, nhất là đối với một nền chính trị phức tạp như ở Việt Nam hiện nay, vào giai đoạn “hậu Nguyễn Phú Trọng” tới đây, thật khó mà vạch ra một ranh giới rõ ràng giữa ra đi và dừng lại, giữa kết thúc và khởi đầu.

Một trong những câu hỏi lớn mà giới quan sát gần đây đặt ra là, dù rừng khuya đã tắt, nhưng cái lò ‘nhân văn, nhân nghĩa, nhân tình’ của ông Trọng sắp tới có còn đượm mùi củi lửa nữa hay không? Đây là điểm bất định đầu tiên!

TBT đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng. Ảnh: FB Việt Tân

Quan điểm của Việt Tân: Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng

Nguyễn Phú Trọng còn là nhân vật ngả theo Trung Quốc. Ông Trọng và hệ thống cầm quyền đã gây tác hại cho đất nước qua những hiệp định hợp tác bất bình đẳng giữa hai đảng cộng sản Việt Nam và Trung Quốc, qua việc phân định biên giới đất liền lẫn ngoài Biển Đông.

Kết thúc triều đại Nguyễn Phú Trọng bằng sự nắm quyền của Tô Lâm và phe nhóm công an là một đại họa mới. Đất nước và xã hội sẽ chìm đắm trong hệ thống công an trị. Người dân vốn dĩ đã mất tự do, nay sẽ còn bị kìm kẹp chặt chẽ hơn…

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu trước báo chí sau cuộc hội đàm với Tổng thống Mỹ Joe Biden tại trụ sở Trung ương đảng CSVN ở Hà Nội, Việt Nam, ngày 10/09/2023. Ảnh: AP - Luong Thai Linh

Báo chí Việt Nam chính thức thông báo tổng bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng từ trần

Còn ông Michael Tatarski, chủ trang Web thời sự Vietnam Weekly bằng tiếng Anh, đăng độc lập ở Sài Gòn, cho rằng theo quan sát của ông về cuộc chuyển giao quyền lực sau khi ông Trọng tạ thế, câu hỏi lớn hơn cả là cách Việt Nam đối xử với xã hội dân sự, việc kiểm soát Internet, các thảo luận mở, và việc kiểm duyệt văn hóa.