Bài học hôm nay

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Hôm nay thầy lên bảng
Dạy các em bài sử Việt Nam
Tự nghìn xưa lớp lớp hàng hàng
Khi có giặc dân ta đi giữ nước
Từ phá Tống, bình Chiêm
Đến đuổi Nguyên, kháng Pháp…
Nên chúng ta được ngồi đây nhớ ơn người trước
Đã bao đời bồi đắp giang san
Nên chúng ta lúc cần bảo vệ núi sông
            phải quyết một lòng, hy sinh tất cả!

Hôm nay thầy lên bảng
Dạy các em bài điạ lý Việt Nam
Mảnh đất thân yêu từ bắc chí nam
Từ Ải Nam Quan giáp Tàu đến Mũi Cà Mau giáp biển
Nước ta không giàu, không tiền rừng bạc bể
Nên dân ta cần cù quý đất quý sông
Thương mảnh ruộng bờ ao yêu những cánh đồng
Như máu mủ gắn liền da thịt.

Hôm nay thầy lên bảng
Dạy các em bài dân dã Việt Nam
Đất nước ta nghèo bao lớp nông dân
Bám lấy đất cha ông cầy sâu cuốc bẫm
Nên mỗi hạt gạo các em ăn là một giọt mồ hôi nóng
Đổ thấm vào đất cát quê ta
Cho nhánh luá vàng thơm cho cây trái trổ hoa
Nhát cuốc, nhát cầy cho đất cằn sức sống
Nên chúng ta yêu nhà nông, quý người lao động
Góp bàn tay làm đẹp quê hương.

Hôm nay thầy lên bảng
Thấy gì bất thường trên khuôn mặt ngây thơ
Những ánh mắt nhìn nhau lộ nét nghi ngờ
Như các em có điều gì muốn nói:

    – Thưa thầy ông con, bố con từng là bộ đội
    Đi lính này để bảo vệ quê hương.
    Sao hôm bố con cùng bè bạn xuống đường
    Chống Trung Cộng giết dân chài cướp đảo
    Chú công an đánh bố con bể đầu, chảy máu
    Lại còn bắt nhốt bố con…
    – Thưa thầy nhà con có ít ruộng cầy hương hoả
    Cả mấy đời gieo luá kiếm ăn.
    Bỗng đâu cách mạng về lấy đất của dân
    Qua đêm gia đình con biến thành tay trắng
    Gọi là làm nông mà không có đất
    Mẹ con đi khiếu kiện, xuống lên bao nhiêu bận
    Chẳng có ai nghe, vẫn mất ruộng mất nhà
    Sao chính phủ mình cướp đất cuả dân ta?
    Sao đánh đập, đuổi xua người nghèo, con không hiểu?…
    – Thưa thầy ba má con là công nhân lao động
    Làm sáng tối ngày đêm quần quật kiếm miếng cơm
    Chị con phải bỏ học để làm chi mà đứng ở ngoài đường
    Bôi son phấn tiếp nhiều kẻ lạ
    Đêm đêm về thấy chị con khóc sụt sùi qua phên lá…
    – Thưa thầy sao công an hành hung người già cả?
    – Thưa thầy sao công an phá nhà thờ, đập tan thánh giá?
    – Thưa thầy sao công an cướp ruộng nương, ủi mồ, cày mả?
    – Thưa thầy sao công an khóa cửa chùa đuổi thầy, đánh đập tăng ni?
    – Thưa thầy sao giặc cướp đảo, bắt dân mình đảng chẳng làm chi,
                còn đàn áp người biểu tình yêu nước?
    – Thưa thầy làm sao gọi là nhà nước vì dân nghe cho được?…

Thầy lặng người đứng im sững sốt
Nước mắt chảy dài trên má các em
Những giọt nước mắt non làm ruột cháy gan mềm
Như muối xát trong lòng thầy các em có biết
Các em ơi, có nhiều điều các em chưa hiểu hết
Về đất nước hôm nay
Về chế độ này
Về xã hội đang vào cơn mê loạn
Về chủ nghiã ung thư bệnh hoạn
Về cái đảng đã biến hình quái đản
Về con người hầm hè cấu xé lẫn nhau
Về tay sai ngoại bang quỵ lụy nước Tàu
Về đất biển bán dâng cho giặc
Về dân oan mất nhà mất đất
Về dân nghèo đi nô lệ muôn phương
Về gái quê đứng cảng đứng đường
Về tư bản đỏ sống xa hoa phè phởn
        trên mồ hôi máu thịt đồng hương
Về những kẻ cầm quyền súng ngắn súng trường
        chèn ép, cướp của, hành hạ dân lành tay không tất sắt
        núp dưới những lợm từ “nhân dân” “giai cấp”…
Về một hệ thống đảng quyền chính danh đã mất
        Chỉ còn một lũ lưu manh
        Thông đồng nhau bòn rút cho nhanh
        Của cải tài nguyên tổ tiên ta để lại
        Cho chặt túi, cho đầy bồ mặc dân bay sống chết!…

Ôi, các em ơi kể làm sao cho xiết
Tội của đảng này, cái đảng bất lương
Đẩy dân tộc ta đến cuối lối cùng đường
Đưa đất nước đến bờ vực thẳm!

Nhưng các em ơi, hôm nay thầy lên bảng
Dạy các em bài học niềm tin
Đã thấy rồi trong cơn sốt đảo điên
Những chồi sống từ dân ta bật dậy
Đã lan dần từ nông thôn,
        đã bùng lên nơi thành thị
Đó là ý chí vô biên!
Của trí thức, của nông dân, của anh, của chị
Đòi quyền sống, quyền làm người thách thức lũ ma
Của quân đội, của thường dân, của mẹ, của cha
Của thanh niên, của sinh viên đòi cứu nước giữ nhà
Trước những thế lực đỏ đen đang âm mưu bán đất nước này cho quỷ
Để an thân phì da với những trương mục kếch xù trong ngân hàng Thụy Sĩ!

Đó là ý chí tổ tiên!
Đã truyền lại bao đời ngấm vào máu thịt
Khi nước nhà trong cơn nguy biến
Toàn dân ta cương quyết một lòng
Bảo vệ núi sông!

Nên các em ơi, thầy vẫn chờ mong
Qua đêm tối, đất nước mình lại sáng
Nên hôm nay trên bảng đen phấn trắng
Thầy dạy các em bài:
Em yêu nước Việt Nam.

Lý Nhân Bản
5/2012

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam Tô Lâm trong buổi tiếp đón Tổng thống Nga Vladimir Putin, tại phủ chủ tịch ở Hà Nội, ngày 20/06/2024. Ảnh: Reuters - Minh Hoang

Chủ tịch nước kiêm tổng bí thư, ông Tô Lâm nắm trọn quyền lực ở Việt Nam

Việc được bầu làm chủ tịch nước được coi là “bước đệm” cho chức vụ lãnh đạo đảng. Và ông không ngồi vào ghế chủ tịch nước nếu thực sự chưa bố trí được người thân cận thay ông làm bộ trưởng Công An. Loại hết mọi đối thủ, trong đó có hai chủ tịch nước, một chủ tịch Quốc Hội, để nắm giữ, dù tạm quyền, cả hai chức vụ cao nhất của Việt Nam – tổng bí thư và chủ tịch nước – là “một thắng lợi hoàn toàn” của ông Tô Lâm, theo giám đốc nghiên cứu Benoît de Tréglodé, Viện Nghiên cứu Chiến lược của Trường Quân sự Pháp (IRSEM).

Một người dùng điện thoại đọc tin trên báo Nhân Dân điện tử đưa tin ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời. Ảnh: Nhac Nguyen/AFP via Getty Images

Nguyễn Phú Trọng, sự nghiệp và di sản

Ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời chiều 19 Tháng Bảy. “Cái quan định luận” (đóng nắp quan tài hãy bình luận) – dù ủng hộ ông hay không, đây là lúc nên nhìn lại di sản của người cầm đầu đảng và chính quyền Việt Nam suốt hai thập niên qua…

Ông Trọng chết, cái lò của ông có thể tắt lửa, nhưng chế độ công an trị mà ông khai mở vẫn còn đó, càng ngày càng lộng hành một cách quá quắt và cái di sản đó sẽ còn tác hại lâu dài…

Ông Nguyễn Phú Trọng tại Hà Nội, ngày 1 tháng Hai, 2021. Ảnh: Reuters

Sau Nguyễn Phú Trọng sẽ là một chương bất định?

Trong chính trị, nhất là đối với một nền chính trị phức tạp như ở Việt Nam hiện nay, vào giai đoạn “hậu Nguyễn Phú Trọng” tới đây, thật khó mà vạch ra một ranh giới rõ ràng giữa ra đi và dừng lại, giữa kết thúc và khởi đầu.

Một trong những câu hỏi lớn mà giới quan sát gần đây đặt ra là, dù rừng khuya đã tắt, nhưng cái lò ‘nhân văn, nhân nghĩa, nhân tình’ của ông Trọng sắp tới có còn đượm mùi củi lửa nữa hay không? Đây là điểm bất định đầu tiên!

TBT đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng. Ảnh: FB Việt Tân

Quan điểm của Việt Tân: Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng

Nguyễn Phú Trọng còn là nhân vật ngả theo Trung Quốc. Ông Trọng và hệ thống cầm quyền đã gây tác hại cho đất nước qua những hiệp định hợp tác bất bình đẳng giữa hai đảng cộng sản Việt Nam và Trung Quốc, qua việc phân định biên giới đất liền lẫn ngoài Biển Đông.

Kết thúc triều đại Nguyễn Phú Trọng bằng sự nắm quyền của Tô Lâm và phe nhóm công an là một đại họa mới. Đất nước và xã hội sẽ chìm đắm trong hệ thống công an trị. Người dân vốn dĩ đã mất tự do, nay sẽ còn bị kìm kẹp chặt chẽ hơn…