Bài phát biểu của Tổng Bí thư đảng Việt Tân tại Hội thảo tại Quốc Hội Mỹ: “50 Năm Hoàng Sa Bị Trung Quốc Chiếm Đóng”

Tổng Bí thư đảng Việt Tân Hoàng Tứ Duy phát biểu tại Hội thảo tại Quốc Hội Mỹ: 50 Năm Hoàng Sa Bị Trung Quốc Chiếm Đóng" ngày 18/1/2024
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

50 Năm Quần đảo Hoàng Sa bị Trung Quốc chiếm đóng
Vận động Quốc Hội có biện pháp để hỗ trợ cho hòa bình và ổn định
trong khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương

Hoàng Tứ Duy, Tổng Bí Thư Việt Tân 

Năm mươi năm trước, Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa đánh chiếm Quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Và hành động xâm lược này vẫn tiếp tục là mối nguy hiểm đối với thế giới văn minh ngày nay. 

Cộng đồng quốc tế luôn bị đe dọa khi bất kỳ quốc gia nào dùng vũ lực để đơn phương thay đổi biên giới của mình. Trung Quốc đã vi phạm Hiến Chương Liên Hiệp Quốc khi đánh chiếm Quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam vào ngày 19 tháng 01 năm 1974. 

Và điều đáng lo là Trung Quốc đã và sẽ không dừng lại ở Hoàng Sa. Trung Quốc đã sử dụng Quần đảo Hoàng Sa làm bàn đạp để bành trướng sang Quần đảo Trường Sa và tuyên bố chủ quyền gần như toàn bộ Biển Đông. 

Đây là lý do tại sao sự chiếm đóng bất hợp pháp của Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa đối với Quần đảo Hoàng Sa vẫn còn nguyên tầm quan trọng cho đến ngày nay. Mục đích của cuộc hội thảo tại Quốc Hội hôm nay là đưa ra các hành động hỗ trợ hòa bình và ổn định ở Ấn Độ-Thái Bình Dương. 

Vậy Quốc Hội có thể làm gì? Tôi muốn đưa ra ba đề nghị: 

Đầu tiên, công khai bác bỏ yêu sách chủ quyền của Trung Quốc đối với Hoàng Sa. 

Tôi chân thành cảm ơn văn phòng của Dân Biểu Chris Smith, Dân Biểu Young Kim và Dân Biểu Lou Correa đã giúp thực hiện buổi hội thảo hôm nay. Với việc đánh dấu ngày Trung Quốc xâm chiếm Hoàng Sa, chúng ta nêu bật tính phi pháp của hành động đó. 

Tiếp đến, một hành động mạnh mẽ hơn mà Hạ Viện có thể thực hiện đó là thông qua một nghị quyết tố cáo việc Trung Quốc xâm chiếm Quần đảo Hoàng Sa vào năm 1974 và những lần khác Trung Quốc đã sử dụng vũ lực để chiếm giữ các đảo và rạn san hô ở Biển Đông – chẳng hạn như Đá Gạc Ma 1988, Đá Vành Khăn 1995, và Bãi cạn Scarborough năm 2012.

Ủy ban Quốc Hội về Trung Quốc cũng có thể tiếp tục theo dõi tình hình với các phiên điều trần về hồ sơ bành trướng của Bắc Kinh và đánh giá mối đe dọa hòa bình và ổn định gia tăng như thế nào nếu không kiểm soát các hành động của Trung Quốc.

Thứ hai, đẩy lùi nỗ lực của Trung Quốc nhằm thống trị Biển Đông. 

Đến nay, mô hình bành trướng của Trung Quốc đã rõ ràng. Dựa trên những tuyên bố chủ quyền không rõ ràng của mình đối với Quần đảo Hoàng Sa, một số bãi đá ở Trường Sa và bản đồ 10 đoạn ảo tưởng, Trung Quốc muốn đơn phương kiểm soát hầu như toàn bộ Biển Đông. 

Trong những năm gần đây, Bắc Kinh đã tuyên bố cấm đánh bắt cá ở những vùng rõ ràng là vùng biển quốc tế và tiến hành thăm dò dầu khí trong các vùng đặc quyền kinh tế của cả Việt Nam và Philippines. Khi lực lượng hải cảnh Trung Quốc cản trở và quấy rối ngư dân Việt Nam, họ không chỉ phá hại sinh kế của vô số người Việt Nam, mà họ còn đang cố dựng lên câu chuyện hư cấu về một hồ nước Trung Quốc mà họ sở hữu. Đây là mối đe dọa lớn đối với khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương tự do và mở rộng. 

Một tòa án quốc tế đã ra phán quyết vào năm 2016 rằng yêu sách đường 9 đoạn của Trung Quốc là “phi pháp.” Quốc Hội cần nhấn mạnh phán quyết quan trọng đó thông qua các tuyên bố công khai, hoạt động giám sát và điều luật. Chúng ta phải tiếp tục tạo điều kiện cho quân đội Hoa Kỳ, cùng với các đối tác và đồng minh, khẳng định quyền tự do hàng hải trên các vùng biển và vùng trời quốc tế. 

Thứ ba, giúp cho Việt Nam và các nước ASEAN khác thêm khả năng để bảo vệ chủ quyền của mình. 

Điều này có thể được thực hiện bằng nhiều cách. Hãy nhớ rằng chiến lược cơ bản của Bắc Kinh là chia rẽ cộng đồng quốc tế và làm suy yếu sự độc lập của các nước láng giềng. 

Vấn đề Quần đảo Hoàng Sa nói riêng và vấn đề Biển Đông rộng hơn nên được thảo luận trên các diễn đàn quốc tế – chứ không chỉ trong bối cảnh song phương nơi Trung Quốc có thể bắt nạt quốc gia nhỏ hơn. 

Về lâu dài, Hoa Kỳ nên giúp Việt Nam và các nước ASEAN khác chống lại áp lực của Trung Quốc. Điều này vượt xa việc xây dựng năng lực phòng thủ quốc gia và đòi hỏi phải trao quyền cho các xã hội đó. 

Đáng chú ý, Việt Nam cần các thể chế chính trị có khả năng phản kháng trước sự can thiệp và kiểm soát của Trung Quốc. Và Chính phủ Việt Nam phải khuyến khích tự do tranh luận về chiến lược bảo vệ chủ quyền đất nước. Vì vậy, Quốc Hội nên ủng hộ một Việt Nam tự do và cởi mở hơn. 

Để có được một Ấn Độ-Thái Bình Dương ổn định và hòa bình đòi hỏi ý chí chính trị muốn chống lại chủ nghĩa bành trướng của Trung Quốc – từ Hoa Kỳ, Việt Nam và khu vực. 

Tóm lại, vấn đề Hoàng Sa không chỉ là của lịch sử xa xưa mà còn là một thách thức của ngày nay, đối với tất cả những ai mong muốn một Ấn Độ-Thái Bình Dương tự do và mở rộng.-

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ảnh chụp khúc đường Tôn Đức Thắng (Q.1, Sài Gòn) trước (hình trái) và sau (phải) khi chặt hạ cây xanh. Ảnh: 24h.com

Có nên chặt cây xanh để xây đường sắt trên không?

Không cần phải nói dài dòng, ích lợi của cây xanh trước tiên là thẩm mỹ, nhưng quan trọng hơn cả là nó giữ cho môi trường trong sạch bằng cách hút khí dioxit carbon và thải ra oxy. Chính vì thế khi đi trong rừng hoặc thậm chí dưới những con đường có hai hàng cây xanh lá thì chúng ta cảm thấy mát mẻ và dễ chịu. Cây xanh vì thế trở thành một phần của hệ sinh thái đô thị. Điều này không phải và không thể nói ngược lại.

Vậy thì chặt bỏ hàng trăm (nếu tính cả hai thành phố Hà Nội và Sàigòn) thì phải nói là hàng ngàn cây để xây metro có phải là lý do hợp lý và chính đáng không?

Ảnh minh họa bởi Paul Nelson/RFA.

Thêm một ông phải về: Vương Đình Huệ!

Việc ông Huệ bị phế truất khiến cho con đường trở thành tổng bí thư ĐCSVN của ông Tô Lâm có nhiều cơ hội hơn. Giờ đây chỉ còn hai ứng cử viên khác đủ điều kiện cho chức vụ này, đó là bà Trương Thị Mai và Thủ tướng Phạm Minh Chính. 

… Những gì đã được làm nhằm chính danh hóa/hợp pháp hóa ĐCS lấm bẩn bởi tham nhũng, giờ đây, đã khiến đảng này trở nên mất uy tín hơn trong mắt người dân – những người nhìn thấy vấn nạn tham nhũng đã xảy ra trong hàng ngũ lãnh đạo cấp cao như thế nào.

Sau Võ Văn Thưởng, Vương Đình Huệ trong hàng "tứ trụ" đã "xin thôi giữ các chức vụ được phân công và nghỉ công tác.” Ảnh: Nhac Nguyên/ AFP

Còn ai liêm khiết?

Hiện trạng chính trị tại Việt Nam là sự thối rữa từ các cấp. Lũng đoạn và thao túng chính trị luôn hiện diện, bất chấp pháp luật. Các thế lực ngầm tồn tại như loạn Sứ quân. Họ hùng cứ một cõi, cho đàn em tung hoành và quấy nhiễu!

Thông tin bị nhiễu loạn. Đấu đá nội bộ nhằm tranh giành ảnh hưởng trong bộ máy cầm quyền nên mới có chuyện các lãnh đạo chủ chốt trước khi bị trảm nhưng thông tin đã rò rỉ, ngập tràn mạng xã hội, từ trong và ngoài nước.

Bản tin Việt Tân – Tuần lễ 22 – 28/4/2024

Nội dung:

– Tưởng niệm Quốc Tổ Hùng Vương tại thành phố Hamburg, Bắc Đức;
– Kêu gọi tham gia biểu tình và văn nghệ đấu tranh nhân dịp UPR tại Genève, Thụy Sĩ;
– Mời tham dự và đón nghe: i) Hội luận “49 năm sau biến cố 30/4/1975 – Tại sao hòa giải với Mỹ mà không với Dân tộc?;” ii) Chương trình văn nghệ gây quỹ Hát Cho Đồng Bào Tôi với chủ đề “Tháng Tư thắp nén hương trầm;” iii) Hội luận “UPR – Tường trình đến quốc tế việc nhà nước CSVN đàn áp tôn giáo;”
– Quan điểm của Việt Tân về tình hình đất nước trước những biến động chính trị trong nội bộ đảng CSVN.