Bản Lên Tiếng của Liên Đoàn Chống Đàn Áp Các Nhà Hoạt Động Mạng Tại Đông Nam Á

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Nhiều tổ chức, trong đó có Đảng Việt Tân cùng các nhà hoạt động trong vùng Đông Nam Á qua một bản lên tiếng đề ngày 25 tháng Mười, 2019 đã kêu gọi chính quyền các nước trong vùng trả tự do ngay lập tức và vô điều kiện cho các nhà hoạt động và ký giả dân báo đang bị giam cầm chỉ vì họ bày tỏ quan điểm trên mạng. 

Bản Anh ngữ: Statement of Regional Solidarity Against Attacks on Digital Rights Activists in Southeast Asia

Bản Lên Tiếng của Liên Đoàn Chống Đàn Áp Các Nhà Hoạt Động Mạng Tại Đông Nam Á

Ngày 25 tháng Mười, 2019

Một liên đoàn bao gồm nhiều tổ chức và nhà hoạt động nhân quyền tại vùng Đông Nam Á kêu gọi chấm dứt các đợt đàn áp nhắm vào các nhà đấu tranh dân chủ và nhà hoạt động mạng, cũng như các cá nhân khác, chỉ vì họ bày tỏ quan điểm trên mạng.

Chúng ta chứng kiến bản chất độc tài ngày càng gia tăng trong vùng qua những đợt đàn áp, hăm dọa, đánh đập, kết án và giam cầm những blogger, người biểu tình, nhà bảo vệ nhân quyền, nhà báo và người dùng mạng internet chỉ vì họ thực thi quyền chính đáng của họ. Những cá nhân can đảm đấu tranh chống lại sự phân biệt đối xử, hiềm khích và bạo lực bao gồm Nguyễn Văn Hóa, Lê Đình Lượng và Min Htin Ko Ko Gyi (Miến Điện), hiện nay đang bị cầm tù vì họ bày tỏ quan điểm đối kháng và thực thi quyền của họ trên mạng. Giam giữ họ là vi phạm quyền hiến định và nhân quyền quốc tế. Họ bị kết án tù dài hạn và chúng tôi quan ngại về sự an nguy thể xác và tinh thần của họ.

Chúng tôi bày tỏ tình đoàn kết với Fahmi Reza (Mã Lai) bị kết án tù; Maria Ressa (Phi), Margarita Valle (Phi), Dandhy Laksono (Indonesia), Karn Pongpraphapan (Thái Lan) và Michael Đỗ Nam Trung vừa được thả, trong khi Veronica Koman (Indonesia) và Lookate Chonthicha (Thái Lan) đang đối diện với sự đe doạ bị bắt và sách nhiễu về mặt pháp luật chỉ vì thực thi quyền hạn của mình qua các công cụ số. Giới chức trách thường xuyên tịch thu các thiết bị số của các nhà hoạt động, vi phạm quyền riêng tư và ngăn cản công việc của họ.

Không riêng gì các cá nhân mà các tổ chức xã hội dân sự cũng bị sách nhiễu, trong đó có Sisters in Islam (Mã Lai) bị kết án theo một án lệnh fatwa, cấm các ấn phẩm, luôn cả các nội dung trên mạng xã hội.

Trong khi đó AlterMidya (Philippines) đang đối diện với một vụ án phỉ báng, bị đòi số tiền phạt ngoài sức tưởng tượng về việc phơi bày vai trò của các công ty trong việc tấn công mạng. Chúng tôi cho rằng đây là sự tấn công có chủ đích vào quyền tự do biểu đạt và tự do thông tin.

Số người bị bắt tùy tiện, bị giam cầm và kết án vì thực thi quyền biểu đạt trên mạng ngày càng gia tăng cho thấy rõ giới chính quyền không tôn trọng nhân quyền và làm thiệt hại đến uy tín của vùng đối với thế giới. Các chính quyền Đông Nam Á phải ngưng đàn áp quyền biểu đạt tự do trên mạng, vì việc này sẽ làm nản lòng cho người dân muốn can dự vào chuyện xã hội.

Qua Bản Lên Tiếng, chúng tôi bày tỏ tiếng nói chung ủng hộ tất cả những ai thực thi quyền hạn của mình trên mạng và kêu gọi tất cả các chính quyền Đông Nam Á thả ngay lập tức và vô điều kiện cho các nhà hoạt động đang bị giam cầm, hủy bỏ mọi cáo buộc và ngưng đàn áp các nhà hoạt động mạng, những nhà đấu tranh và ký giả dân báo. Các chính quyền trong vùng phải NGƯNG TẤN CÔNG vào quyền hạn của chúng ta và nền dân chủ.

Được sự đồng ý của các tổ chức và cá nhân sau đây:

Các tổ chức:

Association for Progressive Communications
Body & Data (Nepal)
Cambodia Center for Human Rights (Cambodia)
EMPOWER (Malaysia)
EngageMedia
Internet Policy Observatory (Pakistan)
KRYSS Network (Malaysia)
Open Culture Foundation (Taiwan)
Pelangi Campaign (Malaysia)
PERIN+1S (Indonesia)
PurpleCode Collective (Indonesia)
Radio Rakambia (East Timor)
SAFEnet (Indonesia)
Sindikasi (Indonesia)
Storycycle (Nepal)
Stop the Attacks (Philippines)
Thai Netizen Network (Thailand )
Viet Tan (Vietnam)
West Papua Updates
WITNESS

Cá nhân:

Pavitra Ramanujam
Gayatri Khandhadai
Nancy Yu
Laura Summers
Somphop Krittayaworagul
Jason Liu
Khon Danaeth
Buth Vanndy
Hein Min Oo
Satt (Tharthi Myay)
Ry Kruy
Dionisio
Nontarat Phaich
Lainie Yeoh
Shubha Kayastha
Farhanah Zevonia
Christiana X Belo
Christopher Burdett
Thina Lopez
Dr. Adam Fish
Sanjib Chaudhary
Azreen Madzlan
Aghniadi
Pitra
Harun
Rezwan
Ry Kruy
Buth Vanndy
San Chey
Irine Wardhanie

Ba trong số các nhà hoạt động đang bị giam cầm được Bản Lên Tiếng nhắc đến. Từ trái sang phải: Ông Lê Đình Lượng, anh Nguyễn Văn Hóa và ông Min Htin Ko Ko Gyi (Miến Điện).
Ba trong số các nhà hoạt động đang bị giam cầm được Bản Lên Tiếng nhắc đến. Từ trái sang phải: Ông Lê Đình Lượng, anh Nguyễn Văn Hóa và ông Min Htin Ko Ko Gyi (Miến Điện).

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Hội nghị Thượng đỉnh về Nhân quyền và Dân chủ dược tổ chức tại Geneva, Thụy Sĩ hôm 15/5/2024

Hội nghị Thượng đỉnh Geneva về Nhân quyền và Dân chủ kỳ thứ 16

Ngày 15/5/2024, tại Geneva, Thụy Sĩ đã diễn ra Hội nghị Thượng đỉnh về Nhân quyền và Dân chủ kỳ thứ 16 (The 16th Annual Geneva Summit for Human Rights and Democracy).

Mục đích của Hội nghị Thượng đỉnh về Nhân quyền và Dân chủ là đề cập đến tình trạng nhân quyền và đặc biệt là để hướng cộng đồng thế giới quan tâm đến một số trường hợp cần phải có sự can thiệp nhanh chóng để giảm đi những khổ nạn có thể xảy đến với các nạn nhân.

Hội nghị thượng đỉnh Geneva được tài trợ bởi một liên minh gồm 25 tổ chức phi chính phủ về nhân quyền từ khắp nơi trên thế giới, trong đó có Đảng Việt Tân.

Từ trái sang phải: Trương Thị Mai - người vừa bị "cho thôi giữ các chức vụ," Nguyễn Xuân Phúc, Trương Hòa Bình và Đinh Thế Huynh. Ảnh chụp ngày 20/07/2016. Ảnh: AP - Hau Dinh

Việt Nam: Thêm một ủy viên Bộ Chính trị phải từ chức

Hôm qua, 16/05/2024, Bộ Chính trị đảng Cộng Sản Việt Nam đã bầu bổ sung 4 ủy viên sau khi một ủy viên khác là bà Trương Thị Mai phải từ chức và nghỉ việc.

Giữ chức thường trực Ban Bí thư và trưởng Ban Tổ chức Trung ương từ năm 2023, bà Trương Thị Mai như vậy là ủy viên thứ 3 trong Bộ Chính trị phải từ chức chỉ trong vòng hai tháng, sau Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng trong tháng Ba và Chủ tịch Quốc Hội Vương Đình Huệ trong tháng Tư.

Bà Trường Thị Mai vừa được cho thôi chức Thường trực Ban Bí thư, uỷ viên Bộ Chính trị đảng Cộng sản Việt Nam hôm 16/5/2024. Ảnh: RFA

Đại tướng Lương Cường thay bà Trương Thị Mai làm thường trực Ban Bí thư

Đại tướng Lương Cường – Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, được Bộ Chính trị đảng Cộng sản Việt Nam vào ngày 16/5 chính thức phân công thay cho bà Trương Thị Mai làm thường trực Ban Bí thư. 

Tại Hội nghị TƯ 9, Đại tướng Lương Cường ngồi ghế chủ tọa cùng với TBT Nguyễn Phú Trọng và Thủ tướng Phạm Minh Chính. Đây là điều gây chú ý vì tại Hội nghị Trung ương 8 khai mạc hồi tháng 10/2023 có đến năm người, gồm: bà Trương Thị Mai, Võ Văn Thưởng, Nguyễn Phú Trọng, Phạm Minh Chính và Vương Đình Huệ.

Quang cảnh buổi Hội thảo UPR do Việt Tân cùng các Tổ chức ACAT, Freedom House, Destination Justice, Media Defence, RSF, Hội Anh Em Dân Chủ và COSUNAM phối hợp tổ chức lúc 3 giờ chiều ngày 6/5/2024 tại Geneva, Thụy Sĩ. Ảnh: Việt Tân

Bản tin Việt Tân – Tuần lễ 12 – 19/5/2024

Nội dung:
– Vận động quốc tế và biểu tình trước phiên Kiểm điểm Định kỳ UPR tại Geneva, Thụy Sĩ;
– Vận động bảo vệ quyền lợi của người H’Mông tại Bộ Ngoại giao Hòa Lan;
– Cựu Tù nhân Lương tâm Châu Văn Khảm gặp gỡ đồng hương tại Quận Cam, California.