Bạo động Bình Dương – ai người thủ lợi?

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Vì sao gây bạo động ở Bình Dương?

Không ai nói ai, nhưng hầu hết người Việt khi nhìn thấy những dòng tin, những hình ảnh bạo động xảy ra ở Bình Dương vào chiều ngày 13/5 đều bàng hoàng và tin rằng nội dung đó không thể là mình, đó không thể là tính cách đúng của người Việt, ít nhất là vào lúc này.

Ai cũng cảm nhận thấy có điều gì đó rất bất thường như một âm mưu, nhưng như thế nào thì không phải ai cũng rõ.

Người Việt đang giới thiệu một bộ mặt xấu xí mà chính họ đã từng lên án hết mực, khi dân Trung Quốc bị chính quyền Bắc Kinh kích động trong cuộc xung đột ngoại giao với Nhật vào năm 2012.

Ngay lập tức, câu hỏi này được đặt ra là vụ bạo động này có lợi cho ai?

‘Vuột mất cơ hội’

Chắc chắn cuộc bạo động này sẽ làm giảm sức đối đầu của Việt Nam với Trung Quốc trên biển Đông, vào lúc quan trọng nhất.

Phải lo đối phó với tình thế nội loạn, sức mạnh tập trung của cả nước Việt Nam với ngoại xâm sẽ bị yếu đi. Bản thân những nhà lãnh đạo có lòng thật sự với tổ quốc lúc này chắc chắn là không bao giờ muốn vị thế của mình tồi tệ trước các nhà đầu tư quốc tế, làm yếu đi thị trường chứng khoán, cũng như mất đi phần chính nghĩa chủ quyền quan trọng đang có được, trước sự kiện giàn khoan HD 981.

Chắc chắn là những thành phần chủ hàng-chủ hoà với Bắc Kinh, từ ngày 14/5, bắt đầu có thể lên giọng về chuyện nên hoà hoãn với Trung Cộng để đối phó nội loạn, cũng như tập trung bảo vệ chế độ.

Những kẻ bán nước giấu mặt có thể sẽ giành quyền đàm phán với Bắc Kinh lúc này với lộ trình quỳ gối đã được viết sẳn.

Những cuộc trấn áp ra oai sẽ xuất hiện trong nước với tần suất mới. Những người yêu nước chống Trung Quốc và chống những kẻ bán nước sẽ bị đặt ra ngoài vòng pháp luật trong một vòng vây tăm tối mới.

Quan trọng hơn, tổ quốc với cơ hội ngàn năm có một, vạch mặt kẻ xâm lược, chọn được thái độ quyết định sống còn để hồi sinh dân tộc khỏi ách nô lệ phía Bắc, sẽ bị khép lại một cách đau đớn.

Ai chủ mưu?

Nhưng như vậy, ai đã phát động cuộc bạo loạn này?

Người Việt không thể phẫn uất bất thường và vô cớ như vậy. Ngay cả trong hàng trăm cuộc đình công vì cái ăn, cái mặc hàng ngày từ mấy mươi năm nay, ôn hoà vẫn là cách thức chính của giới công nhân.

Trong những bài báo bị rút xuống vội vã của Nhà nước Việt Nam, người ta tìm thấy chi tiết bất thường về việc vài mươi người dẫn đầu rất hung hăng, luôn cầm cờ đỏ sao vàng như một cách để giới thiệu rõ mình là người Việt Nam. Đó là những người lạ mặt, được dân chúng trong vùng xác nhận, và họ luôn kích động mọi người đập phá, xô ngã mọi thứ.

Bóng dáng của công an và các lực lượng an ninh vẫn luôn nhanh chóng có mặt trước các cuộc tụ tập của công nhân như một mặc định hiển nhiên, đột nhiên rất yếu ớt và vắng lặng trong sự kiện kéo dài nhiều tiếng đồng hồ này.

Mãi cho đến khi có tin quân đội được điều xuống Thuận An và Bình phước vào lúc gần 19g00, thì tình hình mới có vẻ tạm yên.

Điều gì đang diễn ra, ồn ào nhưng rất bí ẩn? Đã có không ít đồn đoán về chuyện ai là người đứng sau các cuộc bạo động chỉ có lợi cho Trung Quốc và những kẻ chủ trương bán nước này.

Nhưng dù là ai, cuộc trình diễn bất thường này đang cho rất nhiều người Việt một cảm giác lạnh sống lưng về hai chữ “mua chuộc”, và cảm giác của một quốc gia đứng trước bờ vực xâm lăng, mất nước, chưa bao giờ hiện rõ như lúc này.

Nguồn: Blog Tuấn Khanh

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ảnh minh họa: Đinh Tấn Lực

Lại một cú hốt lớn?

Ở Việt Nam nhà nào chẳng tích cóp không nhiều thì ít có vàng trong nhà. Hỏi nguồn gốc xuất xứ của số vàng này từ đâu quả là đánh đố. Có gia đình vàng được để lại từ mấy đời trước, trao đổi qua tay với nhau lấy đâu giấy tờ, hoá đơn, hợp đồng…

Số lượng vàng không chứng minh được nguồn gốc xuất xứ rất lớn trong dân, sẽ dẫn đến các cơ sở sản xuất kinh doanh vàng cũng bị hệ lụy về việc không chứng minh được nguồn gốc xuất xứ với cơ quan quản lý nhà nước.
Bây giờ căn cứ vào luật do nhà nước đề ra để xử phạt, rồi tịch thu có phải là một cuộc chiếm đoạt?

Hình ảnh nhà sư Thích Minh Tuệ trên một trang mạng xã hội. Ảnh: Pháp Luật TP.HCM

Thật và giả từ bước chân thầy Minh Tuệ

Hình ảnh một hành giả mặc áo vá, đầu trần chân đất đi từ Nam ra Bắc thực hành phép tu hạnh đầu đà của Phật Giáo đang gây một trận động đất trong dư luận Việt Nam. Hội đồng Trị sự Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam ngay lập tức phát ra thông báo khẳng định “người được mạng xã hội gọi là ‘Sư Thích Minh Tuệ’ không phải là tu sĩ Phật Giáo.” Oái oăm thay, lời khẳng định chắc như đinh đóng cột của các vị chức sắc Phật Giáo quốc doanh lại góp phần phơi trần cái bản lai diện mục giả hiệu của chính họ.

Hội nghị Thượng đỉnh về Nhân quyền và Dân chủ dược tổ chức tại Geneva, Thụy Sĩ hôm 15/5/2024

Hội nghị Thượng đỉnh Geneva về Nhân quyền và Dân chủ kỳ thứ 16

Ngày 15/5/2024, tại Geneva, Thụy Sĩ đã diễn ra Hội nghị Thượng đỉnh về Nhân quyền và Dân chủ kỳ thứ 16 (The 16th Annual Geneva Summit for Human Rights and Democracy).

Mục đích của Hội nghị Thượng đỉnh về Nhân quyền và Dân chủ là đề cập đến tình trạng nhân quyền và đặc biệt là để hướng cộng đồng thế giới quan tâm đến một số trường hợp cần phải có sự can thiệp nhanh chóng để giảm đi những khổ nạn có thể xảy đến với các nạn nhân.

Hội nghị thượng đỉnh Geneva được tài trợ bởi một liên minh gồm 25 tổ chức phi chính phủ về nhân quyền từ khắp nơi trên thế giới, trong đó có Đảng Việt Tân.

Từ trái sang phải: Trương Thị Mai - người vừa bị "cho thôi giữ các chức vụ," Nguyễn Xuân Phúc, Trương Hòa Bình và Đinh Thế Huynh. Ảnh chụp ngày 20/07/2016. Ảnh: AP - Hau Dinh

Việt Nam: Thêm một ủy viên Bộ Chính trị phải từ chức

Hôm qua, 16/05/2024, Bộ Chính trị đảng Cộng Sản Việt Nam đã bầu bổ sung 4 ủy viên sau khi một ủy viên khác là bà Trương Thị Mai phải từ chức và nghỉ việc.

Giữ chức thường trực Ban Bí thư và trưởng Ban Tổ chức Trung ương từ năm 2023, bà Trương Thị Mai như vậy là ủy viên thứ 3 trong Bộ Chính trị phải từ chức chỉ trong vòng hai tháng, sau Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng trong tháng Ba và Chủ tịch Quốc Hội Vương Đình Huệ trong tháng Tư.