Bất chấp nguy hiểm, giới văn hóa Nga phản đối chiến tranh Ukraine

Một người biểu tình chống Nga xâm lăng Ukraine tại Matxcơva (Nga) ngày 27/02/2022. Ảnh: Reuters - Evgenia Novozhenina
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Bất chấp các nguy cơ mất việc, bị trừng phạt, thậm chí xử lý hình sự, 17.000 người làm việc trong lĩnh vực văn hóa tại Nga, từ các nhạc sĩ cho đến nhân viên bảo tàng, đã ký tên vào một bức thư ngỏ phản đối cuộc chiến tranh Ukraine do Tổng thống Putin khởi xướng, đề nghị chính phủ Nga cho rút quân khỏi Ukraine.

Đài France 24 ngày 06/03/2022 cho biết trong bức thư ngỏ mà 17.000 người hoạt động trong lĩnh vực văn hóa tại Nga đã ký tên, có đoạn viết rằng lý lẽ đằng sau điều được gọi là “một chiến dịch quân sự đặc biệt” ở Ukraine là “sự bịa đặt hoàn toàn” của chính quyền Nga. Các nghệ sĩ phản đối cuộc chiến tranh xâm lược Ukraine mà Tổng thống Putin tiến hành nhân danh người Nga. Đối với họ, đây là “một cuộc chiến tranh điên rồ và vô ích.”

Tại Nga, sự phản đối thẳng thắn các quyết định do Tổng thống Putin đưa ra là rất hiếm hoi và nguy hiểm, nhất là trong bối cảnh, từ hôm 04/03/2022, Quốc Hội Nga đã thông qua một đạo luật mới gia tăng các án phạt hà khắc, thậm chí án tù giam, đối với những ai bị xem là “tung tin sai lệch” về hoạt động của quân đội Nga tại Ukraine.

AFP trích thông tin của OVD-Info, tổ chức chuyên theo dõi các vụ biểu tình, cho biết hôm qua, tại 69 thành phố trên toàn nước Nga, có ít nhất 5.000 người biểu bình chống chiến dịch can thiệp quân sự Nga tại Ukraine đã bị bắt giữ. Đây là số người biểu tình bị bắt giữ trong một ngày cao chưa từng có tại Nga, hơn cả con số hồi phong trào phản kháng đầu năm 2021 liên quan đến vụ bỏ tù nhà đối lập Alexei Navalny.

Thùy Dương

Nguồn: RFI

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ông Vương Đình Huệ tại buổi đón tiếp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình khi ông này đến Hà Nội hôm 12/12/2023. Ảnh: Minh Hoang/POOL /AFP via Getty Images

Vương Đình Huệ gãy ghế?

Vài ngày qua, trong lúc cả thế giới căng mắt theo dõi cuộc đấu tay đôi giữa Israel và Iran với nỗi lo thùng thuốc súng Trung Đông sẽ bùng cháy dữ dội, nguy cơ dẫn tới chiến tranh thế giới thì dư luận Việt Nam lại chú mục vào tin đồn một “trụ” nữa trong “tứ trụ” có nguy cơ phải về vườn.

Thực trạng người lao động trẻ tại Việt Nam và giải pháp

Theo thống kê của Tổng cục Thống kê Việt Nam, số người lao động trẻ từ 15 tuổi lên là 52,4 triệu, chiếm 53,3% tổng dân số.

Thời gian qua, tình trạng thu nhập thấp và việc làm bấp bênh nói lên thực trạng khó khăn của người lao động Việt Nam, nhất là trong giới lao động trẻ.

Các chuyên gia nói gì? Đâu là nguyên nhân và giải pháp?

Hội thảo ‘Hứa hẹn của Hà Nội, Thực trạng Nhân quyền tại Việt Nam’ trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) của CHXHCN Việt Nam

Một ngày trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) của CHXHCN Việt Nam, tám tổ chức nhân quyền Việt Nam và quốc tế sẽ cùng tổ chức một hội thảo vào ngày 6 tháng 5 năm 2024 để báo động tình trạng vi phạm nhân quyền đang tiếp diễn ở Việt Nam hiện nay.

Hội thảo “Hứa hẹn của Hà Nội, Thực trạng tại Việt Nam & hành động để tranh đấu cho nhân quyền” sẽ quy tụ các chuyên gia và nhà hoạt động nhân quyền.

Lãnh đạo Hoa Kỳ (giữa), Nhật Bản (phải) và Philippines họp thượng đỉnh tại Washington DC hôm 11/4/2024. Ảnh: Reuters

Thế trận an ninh mới ở Á châu: Việt Nam có thể bình thản được bao lâu?

Cuộc gặp thượng đỉnh ba bên Mỹ – Nhật Philippines hôm 11/4/2024 được nhận định đã truyền đi nhiều tín hiệu về một thế trận mới ở Châu Á nói chung và Biển Đông nói riêng. Tổng thống Philippines Marcos nói “nó sẽ thay đổi cục diện trong khu vực, ở xung quanh Biển Đông, ở ASEAN, ở châu Á.”

… Ba nước tuyên bố bảo vệ các nguyên tắc của Luật biển Quốc tế đối với Biển Đông, lên án các hành động hung hăng của Trung Quốc đối với Philippines tại bãi Cỏ Mây hơn một năm qua.