Bắt thầy Nguyễn Năng Tĩnh, thông điệp nào cho chúng ta?

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Nhà cầm quyền tỉnh Nghệ An đã bắt và khởi tố thầy giáo Nguyễn Năng Tĩnh với cáo buộc “Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu nhằm chống Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”. Người ta tự hỏi thầy Tĩnh đã làm gì để bị bắt và bắt thầy Tĩnh để làm gì?

Vẫn là lối cáo buộc vô căn cứ và mang đậm “đặc sản” tuyên truyền kiểu “cả vú lấp miệng em” xưa nay với những án tù chính trị. Điều cần nói là họ phải thừa nhận rằng thầy Tĩnh bị bắt vì hát và dạy những bài cổ súy cho tự do cho dân chủ, điển hình là bài “Trả lại cho dân”.

Đáp lại những luận điệu vu khống của nhà cầm quyền là bao nhiêu tâm tình từ những người quen biết thầy đã được nhiều người chia sẻ. Những chia sẻ đó là lời hạch tội cơ quan công tố, là bản bào chữa cho thầy giáo Tĩnh.

Việc bắt thầy Nguyễn Năng Tĩnh, theo tôi, gửi cho các bên nhiều suy nghĩ về:

– Thông điệp cho nền giáo dục

– Thông điệp cho đảng cầm quyền

– Thông điệp cho người hoạt động xã hội

Khi tìm hiểu về thầy Nguyễn Năng Tĩnh người ta thấy nơi đó là một con người hòa nhã, trí thức, quảng đại và dấn thân cho công bằng xã hội và bảo vệ người cô thế cô thân, cứu giúp các thai nhi… Được quen biết với thầy, tôi cũng hiểu được những đức tính và tấm lòng vì người khác của thầy.

Khi mà cả xã hội đang cảm thấy ngán ngẩm với những vấn nạn không thuốc chữa của nền giáo dục, từ gian lận thi cử cho đến ấu dâm học trò, hay tình trạng bạo lực học đường mà đáng báo động hơn là thầy cô bạo hành học sinh, thì tại sao những thầy giáo được đánh giá là tốt lành lại bị bắt giam.

Điều mà tôi cảm thấy tự hào và biết ơn nhất đối với thầy Tĩnh, không chỉ trong tư cách cá nhân, đó là thầy đã chu toàn trách nhiệm của mình cách vui vẻ và tận tâm.

Trách nhiệm của một nhà giáo là dạy cho sinh viên, học trò của mình những điều cần thiết để các em tự tạo dựng cuộc đời mình thành công. Tôi ấn tượng vì là một giảng viên mà thầy DÁM hát và dạy cho thế hệ trẻ những bài ca về tình yêu quê hương đất nước, về khát vọng tự do và thăng tiến công bằng xã hội. Là giảng viên của trường Cao Đẳng Văn Hóa Nghệ Thuật thầy dùng sở học của mình là lời ca tiếng hát để làm đẹp cho đời, để giúp xóa bớt bất công và áp bức trong xã hội.

Cách thức của thầy Tĩnh nhẹ nhàng mà sâu lắng. Công an bắt thầy vì những bài hát thì cũng có nghĩa thừa nhận rằng tiếng hát của thầy mạnh mẽ hơn súng đạn lưỡi lê. Với chính phận vụ của mình trong tư cách nhà giáo, thầy Tĩnh “truyền lửa” cho thế hệ tiếp theo bằng những lời ca của trái tim – của một công dân trách nhiệm. Dĩ nhiên chẳng có một luật nào cấm hát những bài đó, và kể cả có luật thì những bài ca yêu nước đó cũng vượt qua xiềng xích để vươn cao.

Nếu chỉ vì dạy cho sinh viên, học sinh những bài hát chống giặc Tàu, chống bất công là tội thì quả thật những kẻ bắt thầy là một bè lũ phản quốc, hại dân.

Chẳng phải khi bắt thầy Tĩnh, nhà cầm quyền muốn triệt tiêu đi mục đích của nền giáo dục? Không thể có một thế hệ học sinh thành công nếu những người làm giáo dục không đủ tâm đủ tài.

Qua tâm sự của các bạn trẻ biết thầy đủ hiểu rằng thầy Tĩnh có một sức ảnh hưởng không hề nhỏ tới nhận thức và tâm tính của các em. Thật không dễ để làm được điều đó, vì đa phần nay ai cũng chẳng tôn trọng gì ngay cả đến người thầy cô của mình – vì họ chỉ là thợ giảng chứ không phải là người thầy.

Thầy Nguyễn Năng Tĩnh không chỉ dạy trên nhà trường mà là trong đời thường, thầy nêu gương với chính sự thiện tâm của mình khi trợ giúp người yếu thế, các gia đình tù nhân lương tâm, những nạn nhân Formosa và người bị áp bức đủ kiểu. Chính những sự hy sinh đó làm cho lời của thầy có thể tác động vào tâm trí của thế hệ trẻ. Đó là giáo dục tích cực, những bài giảng không cần lời nói.

Khi bắt thầy Tĩnh, nhà cầm quyền cộng sản muốn răn đe cho các giảng viên và sinh viên khác đừng có mà dại nói lên tiếng nói của một người Việt Nam. Thông điệp rõ ràng khi khởi tố và còng tay một thầy giáo là một cú tát vào mặt các trí thức để dọa nạt nếu dám ho hoe đòi quyền sống.

Trong khi vẫn hô hào đổi mới giáo dục, nâng cao chất lượng dạy và học chưa đi đến đâu thì những vụ bắt bớ nhắm vào một giáo viên như thầy Tĩnh là một gáo nước dội vào nền giáo dục Việt Nam.

Một nền giáo dục thiếu nhân bản và khai phóng. Đến cả những giáo viên của mình mà không bảo vệ thì các vị lấy quyền gì dạy trẻ nhỏ phải can đảm và sống có trách nhiệm? Một nền giáo dục bị chi phối bởi ý chí chính trị của một đảng độc tài. Một môi trường rèn cho con người ta trở thành những con cừu chỉ biết cúi đầu chứ không phải là dạy trở thành những con người tự do và trách nhiệm.

Lời cảnh báo cho sự suy tàn

Lê Quý Đôn là học sỹ thời vua Lê chúa Trịnh, nổi tiếng uyên bác, từng lãnh chức Thượng Thư Bộ Công. Cuối đời ông cởi áo quan về ở ẩn và qua đời năm 58 tuổi. Sinh thời trong cảnh nhiễu nhương, ông chỉ ra năm (5) nguy cơ có thể mất nước. Đó là:

1. Trẻ không kính già;

2. Trò không trọng thầy;

3. Binh kiêu tướng thoái;

4. Tham nhũng tràn lan;

5. Sĩ phu ngoảnh mặt.

Cứ ngẫm mà xem, một thầy giáo nay quay ra phản đối chế độ hoặc bị cho là như vậy để trù dập thì sẽ ra sao. Với những người trí thức họ sẽ dần chán ghét cái chế độ hà khắc này. Và đảng sẽ không thể biện minh được rằng đây là người cù bơ cù bất không ăn học nên chống đối. Đây là một giảng viên đại học, đủ suy nghĩ và chín chắn để biết điều đúng điều sai.

Cộng với những nguy cơ khác nữa thì nguy cơ tan rã chế độ và cả mất nước đang hiển hiện ngay cả trong thời đại công nghệ số hôm nay.

Một lời khích lệ

Là những nhà hoạt động vì sự tiến bộ xã hội, tôi nghĩ chúng ta càng có thêm lý do để tiếp tục. Là người có chỗ đứng trong xã hội mà thầy Tĩnh vẫn can đảm để nói lên những bất công cơ mà. Chúng ta cũng thấy may mắn vì trong hàng ngũ có thêm những người làm giáo dục biết lo cho vận mệnh nước nhà.

Và hơn hết, ai cũng có thể dấn thân. Chỉ cần hoàn thành trách nhiệm của mình, ví dụ như thầy Tĩnh là dạy ca hát thì cũng đủ được đảng cộng sản vinh danh là “phản động” rồi. Cánh cửa nhà tù có thể ghê sợ thật, nhưng sẽ còn đáng sợ hơn là tồn tại mà không có mục đích sống.

Cám ơn thầy, anh Nguyễn Năng Tĩnh – một tiếng hát giữa đời bất công!

Trần Minh Nhật

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Hình ảnh nhà sư Thích Minh Tuệ trên một trang mạng xã hội. Ảnh: Pháp Luật TP.HCM

Thật và giả từ bước chân thầy Minh Tuệ

Hình ảnh một hành giả mặc áo vá, đầu trần chân đất đi từ Nam ra Bắc thực hành phép tu hạnh đầu đà của Phật Giáo đang gây một trận động đất trong dư luận Việt Nam. Hội đồng Trị sự Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam ngay lập tức phát ra thông báo khẳng định “người được mạng xã hội gọi là ‘Sư Thích Minh Tuệ’ không phải là tu sĩ Phật Giáo.” Oái oăm thay, lời khẳng định chắc như đinh đóng cột của các vị chức sắc Phật Giáo quốc doanh lại góp phần phơi trần cái bản lai diện mục giả hiệu của chính họ.

Hội nghị Thượng đỉnh về Nhân quyền và Dân chủ dược tổ chức tại Geneva, Thụy Sĩ hôm 15/5/2024

Hội nghị Thượng đỉnh Geneva về Nhân quyền và Dân chủ kỳ thứ 16

Ngày 15/5/2024, tại Geneva, Thụy Sĩ đã diễn ra Hội nghị Thượng đỉnh về Nhân quyền và Dân chủ kỳ thứ 16 (The 16th Annual Geneva Summit for Human Rights and Democracy).

Mục đích của Hội nghị Thượng đỉnh về Nhân quyền và Dân chủ là đề cập đến tình trạng nhân quyền và đặc biệt là để hướng cộng đồng thế giới quan tâm đến một số trường hợp cần phải có sự can thiệp nhanh chóng để giảm đi những khổ nạn có thể xảy đến với các nạn nhân.

Hội nghị thượng đỉnh Geneva được tài trợ bởi một liên minh gồm 25 tổ chức phi chính phủ về nhân quyền từ khắp nơi trên thế giới, trong đó có Đảng Việt Tân.

Từ trái sang phải: Trương Thị Mai - người vừa bị "cho thôi giữ các chức vụ," Nguyễn Xuân Phúc, Trương Hòa Bình và Đinh Thế Huynh. Ảnh chụp ngày 20/07/2016. Ảnh: AP - Hau Dinh

Việt Nam: Thêm một ủy viên Bộ Chính trị phải từ chức

Hôm qua, 16/05/2024, Bộ Chính trị đảng Cộng Sản Việt Nam đã bầu bổ sung 4 ủy viên sau khi một ủy viên khác là bà Trương Thị Mai phải từ chức và nghỉ việc.

Giữ chức thường trực Ban Bí thư và trưởng Ban Tổ chức Trung ương từ năm 2023, bà Trương Thị Mai như vậy là ủy viên thứ 3 trong Bộ Chính trị phải từ chức chỉ trong vòng hai tháng, sau Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng trong tháng Ba và Chủ tịch Quốc Hội Vương Đình Huệ trong tháng Tư.

Bà Trường Thị Mai vừa được cho thôi chức Thường trực Ban Bí thư, uỷ viên Bộ Chính trị đảng Cộng sản Việt Nam hôm 16/5/2024. Ảnh: RFA

Đại tướng Lương Cường thay bà Trương Thị Mai làm thường trực Ban Bí thư

Đại tướng Lương Cường – Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, được Bộ Chính trị đảng Cộng sản Việt Nam vào ngày 16/5 chính thức phân công thay cho bà Trương Thị Mai làm thường trực Ban Bí thư. 

Tại Hội nghị TƯ 9, Đại tướng Lương Cường ngồi ghế chủ tọa cùng với TBT Nguyễn Phú Trọng và Thủ tướng Phạm Minh Chính. Đây là điều gây chú ý vì tại Hội nghị Trung ương 8 khai mạc hồi tháng 10/2023 có đến năm người, gồm: bà Trương Thị Mai, Võ Văn Thưởng, Nguyễn Phú Trọng, Phạm Minh Chính và Vương Đình Huệ.