Bầu cử tổng thống 2022: Cử tri Pháp đi bỏ phiếu lựa chọn giữa hai đối thủ cũ trong bối cảnh mới

Cử tri Pháp ngày 24/04/2022 phải lựa chọn Emmanuel Macron hay bà Marine Le Pen lãnh đạo nước Pháp trong 5 năm tới. Ảnh: AP - Thibault Camus
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Hôm nay 24/04/2022, gần 48,7 triệu cử tri Pháp được kêu gọi đi bỏ phiếu vòng 2 để bầu ra người lãnh đạo đất nước trong 5 năm tới. Giống như kỳ bầu cử tổng thống năm 2017, người dân Pháp lại đứng trước sự chọn lựa giữa ứng viên Tổng thống mãn nhiệm Emmanuel Macron và bà Marine Le Pen đại diện của đảng cực hữu, nhưng lần này trong bối cảnh chính trị, xã hội có nhiều biến động.

Trên toàn bộ lãnh thổ chính quốc Pháp, bắt đầu từ 6 giờ (giờ quốc tế GMT, tức 8 giờ tại Pháp), tất cả các phòng phiếu đã mở cửa và đóng cửa vào lúc 19 giờ hoặc muộn nhất 20 giờ tại các thành phố lớn. Theo quy định bầu cử, tất cả các cơ quan truyền thông sẽ chỉ được phép công bố kết quả kiểm phiếu sơ bộ vào đúng 20 giờ tối nay, giờ Paris.

Ông Emmanuel Macron, 44 tuổi, đại diện cho đảng Cộng hòa Tiến bước – La République en Marche (LReM) theo xu hướng trung dung, nếu thắng cử sẽ là tổng thống mãn nhiệm đầu tiên tái đắc cử kể từ sau nhiệm kỳ của cố Tổng thống Jacques Chirac.

Còn ứng viên đảng cực hữu Tập hợp Dân tộc – Rassemblement National (RN), bà Marine Le Pen, 53 tuổi, lần thứ 3 ra tranh cử tổng thống Pháp, nếu chiến thắng sẽ là nữ tổng thống đầu tiên trong lịch sử Pháp, và cũng là nhân vật cực hữu đầu tiên lãnh đạo nước Pháp.

Các thăm dò dư luận cho thấy tỷ lệ cử tri không đi bỏ phiếu ở vòng quyết định hôm nay còn cao hơn so với vòng 1 cách đây hai tuần là 26,31%.

Tại Paris, tối nay ứng viên Emmuel Macron chọn khu Champs de Mars dưới chân tháp Effeil để phát biểu sau khi có kết quả bầu cử. Trong khi đó bà Le Pen dự kiến chọn quảng trường Concorde để tổ chức mít tinh lớn nếu thắng cử.

Kỳ bầu cử tổng thống lần nầy diễn ra trong bối cảnh nước Pháp đã trải qua một nhiệm kỳ tổng thống với hai cuộc khủng hoảng lớn, phong trào phản kháng Áo vàng (Gilets Jaunes) và đại dịch Covid 19, cộng thêm với cuộc chiến tranh tại Ukraine nổ ra giữa lúc chiến dịch vận động tranh cử đang lên cao trào.

Cuộc sống của đa phần dân Pháp gặp nhiều khó khăn do vật giá lên cao, sức mua giảm sút. Kết quả bỏ phiếu vòng 1 cho thấy cử tri Pháp đã bị chia rẽ trong lựa chọn và diện mạo nền chính trị của nước Pháp đã thay đổi căn bản. Đây cũng là cuộc bầu cử tổng thống được các nước trong Liên Hiệp Châu Âu cũng như các đồng minh của Pháp theo dõi rất sát, bởi quan điểm về các vấn đề quốc tế của hai ứng cử viên khác biệt nhau toàn toàn.

Cử tri ở nước ngoài đi bầu sớm

Do lệch múi giờ, để bảo đảm kịp có kết quả sơ bộ, các vùng lãnh thổ hải ngoại của Pháp và các kiều dân Pháp ở nước ngoài đã đi bỏ phiếu sớm. Kiều dân Pháp ở Bắc Mỹ đã đi bỏ phiếu từ ngày hôm qua 23/04, sớm hơn một ngày so với tại chính quốc Pháp. Khoảng 130.000 kiều dân Pháp đã đăng ký bỏ phiếu ở Mỹ và hơn 100.000 tại Canada.

Tại Montréal, Canada khoảng 67.000 người đăng ký trong danh sách cử tri của lãnh sự quán của thành phố. Hàng dài người đến bỏ phiếu ngay từ buổi sáng tại Trung tâm hội nghị. Thông tín viên RFI từ Montréal, Alexis Gacon cho biết thêm:

“Cách nay 2 tuần, mọi người phải đợi ít nhất 2 đến 3 tiếng mới có thể bỏ phiếu ở Montréal, nhưng lần này, gần như không ai phải đợi quá lâu. Sophie Lagoutte, nhân viên ngoại giao tại Lãnh sự quán Pháp ở Montréal cho biết đã thay đổi cách tổ chức sau khi bị nhận được các chỉ trích của cử tri ở đây.

‘Chúng tôi đã rút tỉa kinh nghiệm từ vòng một và chúng tôi tiếp tục sửa đổi quy cách tổ chức bỏ phiếu. Chúng tôi đã kêu gọi thêm tình nguyện viên hỗ trợ và rất may mắn là có rất nhiều người tham gia.’

Cử tri Abouka nhận thấy sự khác biệt ở lần bỏ phiếu cuối cùng này: ‘Tôi ngạc nhiên và khá là dễ chịu vì tôi có thể bỏ phiếu chưa đến 10 – 15 phút. Đối với tôi, đi bỏ phiếu là một nghĩa vụ.’

Còn với cử tri Laure, đây là lần đầu tiên cô bỏ phiếu từ nước ngoài: ‘Tôi thấy khá lạ lẫm. Tôi tự hỏi liệu là lựa chọn của kiều dân chúng tôi có đúng đắn hay không vì chúng tôi không sống ở Pháp. Nhưng tôi cho rằng lá phiếu của chúng tôi dù sao cũng được tính.’

Ở vòng một, tỷ lệ cử tri Pháp ở Canada tham gia bỏ phiếu là 35%, ít hơn 5% so với năm 2017.”

Còn tại Úc, cơ quan ngoại giao Pháp đã mở 11 điểm bỏ phiếu. Trên toàn lãnh thổ, các cơ quan lãnh sự đã mở 11 điểm bỏ phiếu. Trong vòng đầu tiên, chỉ có 34% cử tri đăng ký đi bỏ phiếu, giảm mạnh so với cuộc bầu cử năm 2017. Cộng đồng Pháp kiều đa số đã bầu cho Tổng thống mãn nhiệm Emmanuel Macron, khoảng 46% phiếu bầu, ứng viên cực hữu Marine Le Pen chỉ nhận được khoảng 4%.

Tại Trung Quốc, cũng giống như cách đây 2 tuần các cử tri Pháp sống ở Thượng Hải tiếp tục không được bỏ phiếu vòng 2 bầu tổng thống vì thành phố vẫn đang bị phong tỏa triệt để phòng chống Covid-19.

Anh Vũ

Nguồn: RFI

XEM THÊM:

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Hình ảnh nhà sư Thích Minh Tuệ trên một trang mạng xã hội. Ảnh: Pháp Luật TP.HCM

Thật và giả từ bước chân thầy Minh Tuệ

Hình ảnh một hành giả mặc áo vá, đầu trần chân đất đi từ Nam ra Bắc thực hành phép tu hạnh đầu đà của Phật Giáo đang gây một trận động đất trong dư luận Việt Nam. Hội đồng Trị sự Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam ngay lập tức phát ra thông báo khẳng định “người được mạng xã hội gọi là ‘Sư Thích Minh Tuệ’ không phải là tu sĩ Phật Giáo.” Oái oăm thay, lời khẳng định chắc như đinh đóng cột của các vị chức sắc Phật Giáo quốc doanh lại góp phần phơi trần cái bản lai diện mục giả hiệu của chính họ.

Hội nghị Thượng đỉnh về Nhân quyền và Dân chủ dược tổ chức tại Geneva, Thụy Sĩ hôm 15/5/2024

Hội nghị Thượng đỉnh Geneva về Nhân quyền và Dân chủ kỳ thứ 16

Ngày 15/5/2024, tại Geneva, Thụy Sĩ đã diễn ra Hội nghị Thượng đỉnh về Nhân quyền và Dân chủ kỳ thứ 16 (The 16th Annual Geneva Summit for Human Rights and Democracy).

Mục đích của Hội nghị Thượng đỉnh về Nhân quyền và Dân chủ là đề cập đến tình trạng nhân quyền và đặc biệt là để hướng cộng đồng thế giới quan tâm đến một số trường hợp cần phải có sự can thiệp nhanh chóng để giảm đi những khổ nạn có thể xảy đến với các nạn nhân.

Hội nghị thượng đỉnh Geneva được tài trợ bởi một liên minh gồm 25 tổ chức phi chính phủ về nhân quyền từ khắp nơi trên thế giới, trong đó có Đảng Việt Tân.

Từ trái sang phải: Trương Thị Mai - người vừa bị "cho thôi giữ các chức vụ," Nguyễn Xuân Phúc, Trương Hòa Bình và Đinh Thế Huynh. Ảnh chụp ngày 20/07/2016. Ảnh: AP - Hau Dinh

Việt Nam: Thêm một ủy viên Bộ Chính trị phải từ chức

Hôm qua, 16/05/2024, Bộ Chính trị đảng Cộng Sản Việt Nam đã bầu bổ sung 4 ủy viên sau khi một ủy viên khác là bà Trương Thị Mai phải từ chức và nghỉ việc.

Giữ chức thường trực Ban Bí thư và trưởng Ban Tổ chức Trung ương từ năm 2023, bà Trương Thị Mai như vậy là ủy viên thứ 3 trong Bộ Chính trị phải từ chức chỉ trong vòng hai tháng, sau Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng trong tháng Ba và Chủ tịch Quốc Hội Vương Đình Huệ trong tháng Tư.

Bà Trường Thị Mai vừa được cho thôi chức Thường trực Ban Bí thư, uỷ viên Bộ Chính trị đảng Cộng sản Việt Nam hôm 16/5/2024. Ảnh: RFA

Đại tướng Lương Cường thay bà Trương Thị Mai làm thường trực Ban Bí thư

Đại tướng Lương Cường – Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, được Bộ Chính trị đảng Cộng sản Việt Nam vào ngày 16/5 chính thức phân công thay cho bà Trương Thị Mai làm thường trực Ban Bí thư. 

Tại Hội nghị TƯ 9, Đại tướng Lương Cường ngồi ghế chủ tọa cùng với TBT Nguyễn Phú Trọng và Thủ tướng Phạm Minh Chính. Đây là điều gây chú ý vì tại Hội nghị Trung ương 8 khai mạc hồi tháng 10/2023 có đến năm người, gồm: bà Trương Thị Mai, Võ Văn Thưởng, Nguyễn Phú Trọng, Phạm Minh Chính và Vương Đình Huệ.