BNT162b2 – một ứng cử viên sáng giá cho vaccine phòng ngừa COVID-19

Vắc-xin hai công ty Pfizer (Mỹ) và BioNTech (Đức) phát triển vừa công bố kết quả thử nghiệm đầy triển vọng. Ảnh: Sciencemag
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Ngày 10 tháng Mười Một, 2020, đại diện cho hai công ty Pfizer (Mỹ) và BioNTech (Đức) đã thông báo một tin tươi sáng về kết quả bước đầu trong thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3 vaccine phòng ngừa COVID-19 của họ có tên là BNT162b2.

Thử nghiệm này có 43.538 người tham gia, bắt đầu từ ngày 27 tháng Bảy vừa qua. Đây là một loại vaccine có bản chất khá giống với vaccine mà hãng Moderna phát triển và đang thử nghiệm trên người là mRNA-1273, vaccine sử dụng đoạn mã di truyền RNA mã hóa cho protein S trên màng của virus SARS-CoV-2.

Kết quả “ban đầu” cho thấy rằng vaccine có thể có hiệu quả phòng ngừa trên 90%, điều này có nghĩa là khi bạn được chích vaccine thì 90% là bạn sẽ không bị mắc bệnh COVID-19. Tỉ lệ “90% bảo vệ” này là khá cao vì chúng ta nên biết rằng vaccine ngừa cúm mùa hàng năm thì tỉ lệ cũng chỉ dao động khoảng 50%, có những năm rất thấp như mùa đông năm 2014-2015 chỉ đạt được 19% bảo vệ. Vậy chúng ta nên hiểu thế nào về con số 90% này?

Vaccine BNT162b2 được thiết kế với quy trình chích ngừa gồm 2 đợt, mỗi đợt cách nhau 21 ngày. Hiệu quả của vaccine đạt được cao nhất khi được chích đủ 2 lần như trên. Kết quả đạt tỉ lệ “90% bảo vệ” là kết quả dựa trên số người bị mắc COVID-19 sau 7 ngày được chích liều vaccine thứ 2 trong tổng số những người tình nguyện được chích vaccine, so sánh giữa nhóm chích vaccine thật và nhóm chích giả dược.

Điều này có nghĩa là họ quan sát thấy tỉ lệ “90% bảo vệ” ở ngày thứ 28, tính từ lần chích vaccine đầu tiên. Trong báo cáo họ cũng có nói rằng tỉ lệ này có thể thay đổi trong những lần đánh giá tiếp theo trong quá trình thử nghiệm lâm sàng này.

Do vậy, chúng ta khoan vội nghĩ rằng 90% này là “khả năng bảo vệ thực tế của vaccine” vì nó còn phụ thuộc vào thời gian hệ miễn dịch có thể giữ được trạng thái bảo vệ trước sự xâm nhập của virus và sự nhớ của các tế bào miễn dịch. Vì thế, những kết quả rõ ràng hơn của vaccine này cần có thêm thời gian để nghiên cứu. Họ dự tính là sẽ tiếp tục bổ sung số liệu cho nghiên cứu này trong suốt 2 năm tiếp theo để đánh giá hiệu quả và độ an toàn.

Tuy nhiên với sự cấp bách và cần thiết của một vaccine giúp đẩy lùi sự lây lan của bệnh COVID-19, kết quả đánh giá hiệu quả trong giai đoạn 3 thử nghiệm lâm sàng của vaccine BNT162b2 có thể giúp việc đệ trình Giấy phép Sử dụng Khẩn cấp (EUA) lên Cục Quản Lý Thực Phẩm và Dược Phẩm Hoa Kỳ (FDA) sẽ được thông qua.

Họ đã lên kế hoạch thực hiện việc đệ trình này ngay sau khi thu thập tiếp các thông tin trong cuộc thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3 để chứng minh tính “an toàn cần thiết” của vaccine. Thời gian dự kiến cho việc đệ trình này sẽ vào khoảng tuần thứ ba của tháng Mười Một này.

Trong tình hình dịch bệnh COVID-19 đang tăng mạnh trở lại khi mùa đông đang đến, hy vọng sẽ có vaccine nào đó cán đích với các số liệu thử nghiệm lâm sàng chứng minh rõ ràng tính “an toàn” và “hiệu quả” để có thể đưa cuộc sống của chúng ta trở lại bình thường!

Một số bài viết liên quan trước đó:

– Ngày 20 tháng 5 năm 2020 (Triển vọng mới cho vaccine COVID-19 sử dụng mRNA)
https://www.facebook.com/vu.nguyen.758/posts/3469869866360693

– Ngày 23 tháng 4 năm 2020 (Vaccine Covid-19 đầu tiên cho thấy hiệu quả trên khỉ)
https://www.facebook.com/vu.nguyen.758/posts/3399979036683110

TS Nguyễn Hồng Vũ
Viện Nghiên Cứu Ung Thư, City of Hope, California, USA
Cố Vấn Khoa Học Ruy Băng Tím

Tài liệu tham khảo:

https://www.pfizer.com/…/pfizer-and-biontech-announce…

https://www.pfizer.com/science/coronavirus

https://pfe-pfizercom-d8-prod.s3.amazonaws.com/…/C45910…

https://www.cdc.gov/flu/vaccines-work/effectiveness-studies.htm

Nguồn: FB Vu Hong Nguyen

XEM THÊM:

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Tô Lâm, tổng bí thư kiêm chủ tịch nước Việt Nam. (Hình: Nhac Nguyen/AFP via Getty Images)

Tô Lâm yêu cầu ‘đổi mới,’ thật không?

Mới tháng trước, ngay sau khi ngồi vào chiếc ghế tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam mà ông Nguyễn Phú Trọng để lại, ông Tô Lâm đã yêu cầu “cải cách thể chế nhằm đưa đất nước Việt Nam giàu mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh…” Bài mới của ông Tô Lâm được coi là một “tín hiệu” về cải cách chính trị mà Việt Nam sẽ thực hiện (???)

Quan khách niệm hương trước linh vị các Anh Hùng Đông Tiến trong buổi Lễ Tưởng niệm các Anh Hùng Đông Tiến do Cơ sở Việt Tân tại Pháp tổ chức hôm 15/09/2024 tại Paris, Pháp Quốc

Ngọn Lửa Đông Tiến Còn Thắp Sáng

Paris chưa vào thu, nhưng sáng nay lại se sắt cái rét ngọt của giao mùa. Trong căn phòng họp nhỏ của ngôi giáo đường, quan khách đã vào chỗ ngồi. Có khoảng một trăm người, nào là những cụ già tóc bạc phơ, tay mang gậy chống, nào là những khuôn mặt quen thuộc của những thân hữu đã đồng hành cùng Cơ sở Việt Tân Pháp trong suốt bốn thập niên qua.

Vị trí ba nhà máy điện hạt nhân của Trung Quốc gần biên giới Việt Nam. Nguồn: Hội Nhà văn Việt Nam

Không xây dựng nhà máy điện hạt nhân mà vẫn phải đối mặt với thảm họa điện hạt nhân

Không xây dựng nhà máy điện hạt nhân nhưng Việt Nam vẫn phải đối mặt với thảm hoạ điện hạt nhân. Thật nguy hiểm khi các nhà máy điện hạt nhân công suất lớn của Trung Quốc lại nằm sát biên giới Bắc Việt Nam, thuộc khu vực dân cư đông đúc nhất Việt Nam, và chỉ cách thủ đô Hà Nội chừng 300 km.

Việt Nam không thể không có bước chuẩn bị để cảnh báo phóng xa và đối phó với các trường hợp xấu.

'Kỳ tích' làng Nủ

‘Kỳ tích’ làng Nủ

Những ngày qua, tôi nghe nhiều đến từ “kỳ tích ở làng Nủ.” Ban đầu là 8 người trở về, sau đó là 3 người, và hôm nay là 18 người. Chúng ta hãy thử xem cái gì là kỳ tích ở đây nhé.