Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ tuyên bố tiếp tục giữ Việt Nam trong Danh sách theo dõi đặc biệt

Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ Antony Blinken
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ tuyên bố tiếp tục giữ Việt Nam trong Danh sách theo dõi đặc biệt (Special Watch List – SWL) vì thực hiện hoặc dung dưỡng các vi phạm nghiêm trọng quyền tự do tôn giáo.

Trong bản Thông cáo Báo chí ra ngày 4 tháng 1 năm 2024, Ngoại trưởng Antony Blinken giải thích: “Thúc đẩy quyền tự do tôn giáo hay tín ngưỡng đã là mục tiêu cốt lõi trong chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ kể từ khi Quốc hội thông qua và ban hành Đạo Luật Tự do Tôn giáo Quốc tế năm 1998… Những thách thức đối với tự do tôn giáo trên toàn cầu mang tính cấu trúc, hệ thống và ăn sâu. Nhưng với sự cam kết chu đáo và bền vững từ những cá nhân không sẵn sàng chấp nhận sự thù hận, không khoan dung và đàn áp như hiện trạng, một ngày nào đó chúng ta sẽ thấy một thế giới mà tất cả mọi người đều sống trong nhân phẩm và bình đẳng.”

Ngày 30 tháng 11 năm 2022, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ tuyên bố đưa Việt Nam vào Danh sách theo dõi đặc biệt (SWL).

Từ ngày 10-22/10/2023, Đoàn công tác liên ngành và chức sắc tôn giáo của Việt Nam đã sang thăm, làm việc tại Hoa Kỳ “trao đổi về thành tựu và chính sách tôn giáo.” Đoàn công tác này, gồm Thứ trưởng Bộ Nội vụ CSVN Vũ Chiến Thắng và vài tu sĩ thân chính quyền, tôn giáo quốc doanh. Đoàn này đã gặp gỡ nhiều giới chức cao cấp trong chính quyền Hoa Kỳ và các lãnh đạo tôn giáo để “đề nghị phía Hoa Kỳ không ủng hộ hay sử dụng thông tin một chiều từ các cá nhân, tổ chức người Việt phản động lưu vong [sic] tại Hoa Kỳ.”

Ủy hội Hoa Kỳ về Tự do Tôn giáo Quốc tế (USCIRF) thất vọng vì Bộ Ngoại giao chưa đưa Việt Nam vào danh sách CPC (Quốc gia bị Đặc biệt Quan tâm – Countries of Particular Concern). USCIRF tin tưởng mạnh mẽ rằng Việt Nam phải bị chỉ định là CPC dựa trên báo cáo của chính Bộ Ngoại giao về các hành vi vi phạm quyền tự do tôn giáo của nhà cầm quyền. Chủ tịch USCIRF Cooper và Phó Chủ tịch Davie cho biết, “USCIRF chính thức yêu cầu Bộ Ngoại giao giải thích chi tiết về lý do tại sao các khuyến nghị chính sách của chúng tôi không được thực hiện đầy đủ.”

Theo USCIRF, Chính phủ Việt Nam tiếp tục thi hành Luật Tín ngưỡng, Tôn giáo, trong đó yêu cầu các tổ chức tôn giáo phải đăng ký với nhà nước và sách nhiễu các nhóm tôn giáo chưa đăng ký. Ngoài ra, các cộng đồng dân tộc thiểu số phải đối mặt với sự đàn áp đặc biệt nghiêm trọng vì thực hành tín ngưỡng tôn giáo một cách ôn hòa, bao gồm hành hung, giam giữ hoặc trục xuất.

Dưới đây là Thông cáo Báo chí của ông Anthony J. Blinken, Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ ngày 4 tháng Giêng 2024 về Tự do Tôn giáo.

“Tiến triển trong việc bảo vệ quyền tự do tín ngưỡng hay tín đồ tôn giáo là một mục tiêu chủ yếu của chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ kể từ khi Quốc hội thông qua và ban hành Đạo luật Tự do Tôn giáo Quốc tế vào năm 1998. Như một phần của cam kết bền vững đó, tôi đã chỉ định Burma, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, Cuba, Bắc Triều Tiên, Eritrea, Iran, Nicaragua, Pakistan, Nga, Arab Saudi, Tajikistan và Turkmenistan là các Quốc gia Đặc biệt Quan ngại vì đã thực hiện hoặc dung thứ các vi phạm nghiêm trọng đối với tự do tôn giáo. Ngoài ra, tôi đã chỉ định Algeria, Azerbaijan, Cộng hòa Trung Phi, Comoros và Việt Nam là các quốc gia Đặc Biệt Theo Dõi vì thực hiện hoặc dung thứ các vi phạm nghiêm trọng đối với tự do tôn giáo. Cuối cùng, tôi đã chỉ định al-Shabab, Boko Haram, Hayat Tahrir al-Sham, người Houthi, ISIS-Sahel, ISIS-Tây Phi, đối tác al-Qa’ida Jamaat Nasr al-Islam wal-Muslimin và Taliban là các Thực thể đặc biệt Quan ngại.

Vi phạm tự do tôn giáo đáng kể cũng xảy ra ở những quốc gia không được chỉ định. Chính phủ phải chấm dứt các hành vi như tấn công vào cộng đồng tín đồ tôn giáo thiểu số và nơi thờ cúng của họ, bạo lực cộng đồng và án tù dài hạn đối với biểu hiện hòa bình, áp đặt biên giới quốc tế, và kêu gọi bạo lực chống lại cộng đồng tôn giáo, trong số các vi phạm khác xảy ra quá nhiều nơi trên thế giới. Những thách thức đối với tự do tôn giáo trên khắp thế giới là cấu trúc, hệ thống và ăn sâu. Nhưng với cam kết suy nghĩ, kiên trì từ những người không chấp nhận sự căm ghét, không khoan nhượng và sự áp bức như là trạng thái hiện tại, chúng ta một ngày nào đó sẽ thấy một thế giới nơi mọi người sống với sự độc lập và bình đẳng.”

Trang Web của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cho hay về việc hỗ trợ của Hoa Kỳ cho Việt Nam trong nỗ lực xây dựng khả năng tự lực của Việt Nam, Hoa Kỳ cố gắng thúc đẩy tăng trưởng hơn nữa và khả năng cạnh tranh thương mại, chống lại các mối đe dọa từ đại dịch, thúc đẩy năng lượng tái tạo, giải quyết các vấn đề di sản chiến tranh và bảo tồn rừng và đa dạng sinh học của Việt Nam.

Quang Nguyên

Nguồn: Việt Nam Thời Báo

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Lời kêu gọi tham dự biểu tình UPR 2024 diễn ra vào ngày 7/5 trước trụ sở Liên Hiệp Quốc

Ngày 7 tháng 5 này, nhà nước CSVN sẽ bị kiểm điểm trước Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc (United Nations Human Rights Council – UNHRC) về tình trạng nhân quyền tại Việt Nam. Đây là dịp để chúng ta chỉ rõ sự gian trá của CSVN trước diễn đàn quốc tế.

Chúng tôi kêu gọi đồng bào tham dự buổi biểu tình diễn ra ngày 7/5/2024, trước Trụ sở Liên Hiệp Quốc tại Genève, Thụy Sĩ, nhằm lên án những vi phạm nhân quyền của đảng Cộng Sản Việt Nam.

Đại diện Lưỡng viện Quốc Hội Hawaii (phải) trao Nghị quyết Cờ Vàng cho Đại diện Cộng đồng (giữa)

Bản tin Việt Tân – Tuần lễ 29/4 – 5/5/2024

Nội dung:

– Thông báo về các sự kiện đặc biệt tại Geneva, Thụy Sĩ nhân dịp Vietnam UPR 2024;
– Cựu TNLT Châu Văn Khảm gặp mặt thân hữu tại Houston;
– San Jose treo cờ tưởng niệm Quốc hận 30/4/1975;
– Lưỡng viện Quốc hội Hawaii và thành phố Honolulu ra Nghị quyết Vinh danh Cờ Vàng và Lễ Tưởng niệm Quốc hận 30/4 tại Hawaii;
– Cộng đồng tại Houston, TX tưởng niệm 30 tháng Tư;
– Hình ảnh các cuộc biểu tình Ngày Quốc hận 30/4 tại Vương Quốc Bỉ, Đức, Úc Châu;
– Mời theo dõi các cuộc hội luận.

Đảng

Để chống lại sự lăng loàn, độc đoán của đảng, ở những nước đa đảng (như Mỹ, Pháp, Hàn, Nhật, Sing chẳng hạn), họ cấm tiệt việc sử dụng ngân sách phục vụ cho riêng đảng nào đó. Tất cả đều phải tự lo, kể cả chi phí cho mọi hoạt động lớn nhỏ, từ chiếc ghế ngồi họp tới cái trụ sở mà đảng sử dụng. Tham lậm vào tiền thuế của dân, nó sẽ tự kết liễu sự nghiệp bởi không có dân nào bầu cho thứ đảng bòn rút mồ hôi nước mắt mình làm lãnh đạo mình.

Ảnh chụp màn hình VOA

Nhóm trí thức Việt Nam đề nghị lãnh đạo chớ ‘nói suông,’ nên chân thành hoà giải

GS. TS. Nguyễn Đình Cống, người đã công khai từ bỏ đảng Cộng sản vào năm 2016 và là một thành viên ký tên trong bản kiến nghị, nói với VOA:

“Thực ra, đây là một cuộc chiến tranh huynh đệ tương tàn. Nhân dân Việt Nam hy sinh xương máu của cả hai bên để mang lại một chiến thắng cho đảng Cộng sản. Còn đối với dân tộc thì chẳng được gì cả. Nó chỉ mang lại được sự thống nhất về mặt lãnh thổ thôi. Còn sau chiến thắng ấy, không giải quyết được vấn đề đoàn kết dân tộc. Đảng thì được. Đảng được vì đạt được chính quyền toàn quốc. Còn dân tộc thì việc hoà giải dân tộc mãi cho đến bây giờ vẫn chưa thực hiện được.”