Bộ Ngoại giao Mỹ: nhân quyền Việt Nam năm 2018 vẫn tệ hại

Nhiều người tham gia vào các cuộc biểu tình chống Luật Đặc khu đã bị kết án tù. Ảnh: Reuters
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Chính quyền Việt Nam vẫn tiếp tục đàn áp các tiếng nói bất đồng bằng cách bắt giam tùy tiện, ngược đãi tù nhân, siết chặt các quyền bày tỏ trên mạng, quyền hội họp, quyền lập hội…, Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết trong bản phúc trình về tình hình nhân quyền các nước trong năm 2018 vừa được công bố.

Về tình trạng bắt giữ và giam cầm tùy tiện, nhất là đối với những nhà hoạt động chính trị hay các cá nhân phản đối cưỡng chế đất, vẫn là một vấn đề nghiêm trọng, theo phúc trình.

Phúc trình dẫn ra trường hợp của nhà hoạt động Phạm Đoan Trang – người bị bắt giữ và thẩm vấn nhiều lần trong năm qua, trong đó có một lần cô bị đưa đi từ nhà riêng đến Cục điều tra An ninh thuộc Bộ Công an để thẩm vấn hàng giờ về cuốn sách ‘Chính trị Bình dân’ của cô.

Ngoài ra, chính quyền còn quản chế hay bắt giam tùy tiện nhiều nhà hoạt động tôn giáo và chính trị tại nơi cư trú của họ hay đưa vào đồn công an địa phương hay đưa đến các trung tâm bảo trợ xã hội, theo phúc trình. Một số nhà vận động nhân quyền cũng bị thường bị bắt sau khi đi nước ngoài về.

Những người tham gia vào các cuộc biểu tình chống Nhà nước thường xuyên bị sách nhiễu và tấn công, cũng theo bản báo cáo này. Báo cáo nêu ra trường hợp công an TP.HCM hồi tháng Sáu đã đánh đập và bắt giữ 180 người chống một cuộc biểu tình chống Luật Đặc khu và Luật An ninh mạng.

Những nhà hoạt động bị kết án tù cũng đối mặt với các hình thức ngược đãi như ép cung, đánh đập, tra tấn, thiếu chăm sóc y tế, đưa đi xa nhà và gây khó khăn cho thân nhân đi thăm viếng.

Phúc trình dẫn số liệu của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền cho biết trong năm 2018 có hơn 100 người bị ngồi tù ở Việt Nam vì các lý do chính trị và tôn giáo. Trong đó, phúc trình nêu lên trường hợp của các thành viên Hội Anh em Dân chủ, bao gồm các ông Nguyễn Trung Trực, Mục sư Nguyễn Trung Tôn, nhà hoạt động tự do tôn giáo Nguyễn Bắc Truyển và nhà hoạt động môi trường Hoàng Đức Bình đều nhận được những bản án nặng nề.

Bản phúc trình dẫn lời các nhà hoạt động cho biết các cán bộ của Bộ Công an thường ‘đánh đập các tù nhân chính trị để buộc họ nhận tội hay sử dụng các phương cách khác để ép họ viết biên bản nhận tội, trong đó có việc yêu cầu các bạn tù tấn công họ với lời hứa hẹn về một số ân huệ’. Ngoài ra công an cũng tìm cách moi thông tin từ các tù nhân chính trị về các nhà hoạt động nhân quyền khác.

Mặc dù theo luật định, trước khi chính thức bị truy tố, những người bị giam giữ có quyền thông báo cho gia đình, Bộ Công an vẫn giam giữ một số blogger và nhà hoạt động bị tình nghi về phạm tội an ninh quốc gia mà không công bố thông tin. Cho đến tháng 11, vẫn còn hơn một chục blogger bị bắt giam cho đến nay vẫn chưa biết tin tức là bị giam ở đâu, theo Bộ Ngoại giao Mỹ.

Điều kiện giam giữ trong các nhà tù ở Việt Nam đa phần là ‘khắc nghiệt’, báo cáo cho biết. Phần ăn không đủ, thức ăn không vệ sinh, quá tải, thiếu nước sạch và vệ sinh kém là một số vấn đề của nhà tù Việt Nam mà phúc trình chỉ ra.

Theo phúc trình thì các cán bộ trại giam sẽ nhắm vào các tù nhân chính trị để ngược đãi và thường giam họ chung trong những nhóm nhỏ riêng rẽ với tù thường phạm. Phúc trình dẫn lời các cựu tù nhân cho biết cán bộ trại giam dùng sách đánh họ để không để lại vết đánh có thể nhìn thấy. Trong một số trường hợp, họ còn cổ vũ cho các tù nhân khác quấy rối và tấn công tù nhân chính trị. Trường hợp của bà Trần Thị Nga kể lại rằng bà bị một bạn tù ở trại giam Gia Trung ‘đánh đập tàn nhẫn’ cũng được nêu như một dẫn chứng.

Nhà hoạt động Công giáo Lê Đình Lượng, người bị kết án 20 năm tù vì ‘tiến hành các hoạt động lật đổ chính quyền nhân dân’ bị biệt giam tại Trung tâm Giam giữ tỉnh Nghệ An ở nơi không có ánh sáng mặt trời trong vòng một năm, phúc trình dẫn lời kể của thân nhân ông cho biết.

Về khẩu phần ăn thì các cựu tù nhân chính trị cho biết họ được cho ăn không đủ và đồ ăn thì tệ hại với chỉ hai chén nhỏ cơm và rau mỗi ngày mà còn bị lẫn với sỏi và côn trùng. Về chăm só c y tế, nhiều tù nhân chính trị và thân nhân của họ cho biết họ không được chăm sóc đầy đủ trong tù và dẫn đến những hậu quả lâu dài cho sức khỏe của họ.

Việt Nam vẫn duy trì cách làm là chuyển tù nhân đi rất xa quê nhà của họ khiến cho thân nhân của họ khó mà thăm viếng và thường xuyên bị chuyển trại mà không thông báo cho gia đình. Điển hình là trường hợp của tù nhân Trương Minh Đức từ TP.HCM bị chuyển đến Trại giam số 6 ở huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An.

Bên cạnh các tù nhân chính trị, bản phúc trình cũng cho biết các học viên tại các trung tâm cai nghiện ma túy cũng bị ngược đãi với dẫn chứng các học viện tại một trung tâm cai nghiện ở Tiền Giang bỏ trốn hàng loạt hồi tháng Tám đã cho biết họ bị buộc làm việc không lương 8 tiếng một ngày và sẽ bị trừng phạt, bao gồm đánh đập, nếu họ cứng đầu.

Trên lĩnh vực tư pháp, bản phúc trình cho biết hệ thống tư pháp của Việt Nam ‘trên thực tế nằm dưới sự kiểm soát của Đảng Cộng sản’ và ‘vai trò của Đảng là đặc biệt nổi bật’ trong những vụ án tham những hay thách thức Đảng và Nhà nước. Phúc trình dẫn lời các luật sư cho biết trong nhiều trường hợp ‘dường như thẩm phán đã có phán quyết có tội trước khi xét xử’.

Các luật sư đại diện cho các nhà hoạt động chính trị cũng bị sách nhiễu, giới hạn, khai trừ và đạo luật hình sự mới buộc họ phải vi phạm nghĩa vụ với thân chủ của họ trong những trường hợp liên quan đến ‘an ninh quốc gia’.

Về quyền tự do biểu đạt, Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết Việt Nam tiếp tục sử dụng những điều khoản về an ninh quốc gia và chống bôi nhọ để hạn chế quyền này, trong đó có định ra các tội danh nhu ‘phá hoại cơ sở chủ nghĩa xã hội’, ‘gây chia rẽ lương giáo’, ‘tuyên truyền chống Nhà nước’ hay ‘lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức và công dân’.

Theo đó, chính quyền tiếp tục hạn chế những bài viết và phát ngôn chỉ trích các lãnh đạo, Đảng hay đòi đa nguyên chính trị, đa đảng, đòi nhân quyền, tự do tôn giáo hay chỉ trích chính sách đối với Trung Quốc về lãnh thổ.

Dẫn chứng mà phúc trình đưa ra là Luật An ninh mạng với những điều khoản mơ hồ như ‘xuyên tạc lịch sử, phủ nhận thành quả cách mạng, phá hoại đoàn kết dân tộc, gây rối trật tự công cộng’ và vụ bắt giữ blogger Lê Anh Hùng về tội ‘lạm dụng các quyền tự do dân chủ’ để chỉ trích các lãnh đạo trên mạng.

Theo phúc trình, dưới Luật An ninh mạng này, chính quyền Việt Nam đã gây sức ép buộc các công ty như Facebook và Google dỡ bỏ những ‘tài khoản giả’ và ‘nội dung độc hại’, trong đó có nội dung chống Nhà nước.

Về quyền tự do đi lại, chính quyền Việt Nam đã hạn chế việc đi lại của các cựu tù nhân như bà Bùi Thị Minh Hằng và ông Đinh Nhật Uy trong khi tiếp tục giám sát và hạn chế sự đi lại của các nhà hoạt động và lãnh đạo tôn giáo nổi bật như Nguyễn Đan Quế, Phạm Chí Dũng, Phạm Bá Hải, Nguyễn Hồng Quang, Thích Không Tánh, Lê Công Cầu và Dương Thị Tân.

Một số nhà hoạt động còn bị cấm ra nước ngoài như Bùi Minh Quốc, Đinh Hữu Thoại, Đỗ Thị Minh Hạnh, Phạm Đoan Trang, Lê Hồng Quang và Lệ Công Định. Những người này bị tịch thu hộ chiếu với những cáo buộc mơ hồ hay không được cấp hộ chiếu mà không có lời giải thích rõ ràng.

Nguồn: VOA

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ông Tô Lâm (trái) và ông Vương Đình Huệ. Ảnh: Thanh Niên

Về cuộc tranh giành quyền lực ở Ba Đình

Tin đồn mới nhất cho biết ông Huệ vẫn kiên cường chống trả, chưa chịu buông giáo đầu hàng dù tay chân thân tín đã bị ông Lâm tóm gọn. Có thể ông Huệ còn trông mong vào sự cứu viện của hoàng đế Tập Cận Bình bên Tàu. Nhưng trận đấu chỉ giằng co thêm một vài ngày nữa thôi, vì theo quy định của đảng CSVN, ông Huệ khó mà tránh được tội liên đới “trách nhiệm của người đứng đầu” khi các đàn em sa vào vòng lao lý, chưa kể ông Lâm còn nhiều độc chiêu sẽ tiếp tục tung ra để buộc ông Huệ phải cởi giáp quy hàng.

Lính hải quân Campuchia tại căn cứ hải quân Ream ở Preah Sihanouk trong một chuyến thăm do chính phủ tổ chức hôm 26/7/2019. Ảnh minh họa: AFP

Quân cảng Ream và Kênh đào Funan của Campuchia: nỗi lo lớn đối với Việt Nam

Hôm 18/4/2024, Chương trình Sáng kiến minh bạch hàng hải Châu Á (AMTI) của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) công bố thông tin về hai tàu hải quân Trung Quốc đã đậu ở căn cứ hải quân Ream của Campuchia trong hơn bốn tháng…

Từ đó, AMTI đặt câu hỏi liệu sự hiện diện thường trực của hải quân Trung Quốc tại quân cảng Ream đã được thiết lập trên thực tế hay mới chỉ là “lời đồn.”

Theo các chuyên gia, sự kết hợp giữa quân cảng Ream và kênh đào Phù Nam [Funan Techo] có thể tạo mối đe dọa an ninh truyền thống (quân sự) và an ninh phi truyền thống (môi trường, kinh tế, chính trị) đối với Việt Nam.

HRW đưa ra lời kêu gọi trước dịp diễn ra tiến trình Rà soát Định kỳ Phổ quát (UPR) chu kỳ IV đối với Việt Nam ngày 7/5/2024. Nguồn: HRW

HRW kêu gọi LHQ gây áp lực để Việt Nam cải thiện nhân quyền

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền hôm 22/4 hối thúc các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc nên tận dụng đợt rà soát hồ sơ nhân quyền sắp tới của Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền LHQ để gây áp lực buộc Hà Nội chấm dứt đàn áp những người bất đồng chính kiến và các quyền cơ bản.