Bốn tổ chức đệ nạp hồ sơ chặng đầu khởi kiện cộng sản Việt Nam về bạo hành

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Một hồ sơ tiếng Anh mang tên Shadow Report On Police Torture in Vietnam, dầy 278 trang tố cáo các Hành Vi Bạo Hành Tra Tấn, Giết Người của công an CSVN vừa mới được hoàn thành. Lá thư giới thiệu hồ sơ gởi cho các cơ quan đặc trách của Liên Hiệp Quốc do ông Rolin Wavre, Chủ Tịch Ủy Ban Thụy Sĩ Việt Nam COSUNAM, một người đã từng làm việc trong Hội Hồng Thập Tự Thụy Sĩ, đại diện đứng tên ký. Được biết hồ sơ, hình thành do Ủy Ban Thụy Sĩ Việt Nam COSUNAM tại Thụy Sĩ, Cộng Đồng Việt Nam Tỵ Nạn Cộng Sản tại Hòa Lan, Liên Hội Người Việt Tỵ Nạn tại Cộng Hòa Liên Bang Đức với sự hỗ trợ của đảng Việt Tân sẽ được gởi đến 4 cơ quan Liên Hiệp Quốc sau đây:

1. Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc tại Nữu Ước, Hoa Kỳ
2. Văn Phòng Cao Ủy Liên Hiệp Quốc về Nhân Quyền (Office High Commissioner for Human Rights OHCHR), tại Geneva, Thụy Sĩ
3. Uỷ Ban Liên Hiệp Quốc Chống Tra Tấn (United Nations Committee Against Torture UNCAT), tại Geneva, Thụy Sĩ
4. Qũy Liên Hiệp Quốc Cho Các Nạn Nhân bị Tra Tấn (United Nations Voluntary Fund for Victims of Torture UNVFVT), tại Geneva, Thụy Sĩ

JPEG - 74.9 kb
Công an đàn áp thô bạo người biểu tình hôm 8-5-2016. Ảnh: Eddie Tien

CSVN đã ký kết Công Ước LHQ về Chống Tra Tấn (UN Convention against Torture and Other Cruel, Inhuman or Degrading Treatment or Punishment được thông qua 10/12/1984 và chính thức có hiệu lực vào 26/06/1987) vào ngày 07/11/2013, và Quốc Hội CSVN chính thức thông qua ngày 05/02/2015, tức hơn 27 năm sau và là một trong những quốc gia đông dân số, sau cùng ký kết Công Ước, nhưng từ chối ký vào điều khoản phụ trội của Công Ước (OPCAT có hiệu lực từ 22/O6/2006 nhằm kiểm soát mức độ tuân thủ một quốc gia qua các cuộc viếng thăm định kỳ).

Theo chính lời thú nhận của CSVN, hơn 260 người dân trong nước đã bị đánh chết trong tù từ 2011 đến 2014. Mặc dù CSVN đã thông qua công ước từ tháng 2/2015, hàng trăm người dân, thành phần đấu tranh cho dân chủ, ngay các em nhỏ bị Công An đánh đập, tra tấn dã man, đánh chết trong đồn bót công an, trong các trại tù. Các thành phần Công An và đầu gấu mất lương tri đã nhận được chỉ thị từ lãnh đạo CSVN, từ Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí Thư, đến Trần Đại Quang, Chủ tịch Nước và cựu Bộ Trưởng Công An, đánh đập dã man các người dân biểu tình đòi hỏi sự thật về tình trạng duyên hải, môi sinh bị huỷ hoại, ngư sản bị nhiễm độc, hàng trăm ngàn gia đình ngư dân mất hẳn nguồn lợi nuôi sống gia đình, đòi hỏi truy nguyên và trừng phạt theo pháp luật các thành phần thủ phạm.

JPEG - 112.9 kb
Tại phiên tòa xử 5 công an đánh chết nạn nhân Ngô Thanh Kiều. Ảnh: Internet

Mục đích của hồ sơ là nhằm: 1) tố cáo một cách rộng rãi chính sách bạo hành có hệ thống của lãnh đạo đảng CSVN qua những thành phần công an, đầu gấu trước dư luận quốc tế; 2) đòi hỏi nhà cầm quyền CSVN tôn trọng Công Ước Chống Tra Tấn mà chính họ đã kỳ kết và yêu cầu Ủy Ban Chống Tra Tấn LHQ cho tiến hành điều tra tại Việt Nam; 3) vạch mặt các thành phần Công An, đầu gấu thủ phạm các vụ bạo hành, đánh chết người, chuẩn bị các hồ sơ pháp lý để có thể khởi tố trước một tòa án quốc tế hay quốc gia, để cho các thủ phạm thấy những việc làm bạo hành của họ không phải không có ảnh hưởng trong tương lai; 4) hỗ trợ các nạn nhân và gia dình về mặt pháp lý, tinh thần và vật chất qua việc đòi hỏi các bồi thường thỏa đáng.

Hồ sơ Shadow Report On Police Torture in Vietnam đã được hoàn thành trong mục tiêu nêu trên với các trường hợp bạo hành, tra tấn, đánh chết người. Toàn bộ hồ hơ đã được thực hiện theo khuôn khổ Istanbul Protocol phù hợp qui định pháp lý.

PNG - 45 kb
Trang bìa hồ sơ Shadow Report on Police Torture in Vietnam

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Thông báo (trái) của cơ quan an ninh điều tra Hà Nội bắt tạm giam bà Nguyễn Thúy Hạnh (phải) và áp giải bà từ nơi điều trị ung thư trở lại Trại tạm giam số 2. Ảnh: Sài Gòn Nhỏ

Tiếp tục giam bà Nguyễn Thúy Hạnh, Hà Nội muốn nói điều gì?

Hà Nội đã im lặng hành động, thay cho một tuyên bố sắc lạnh, rằng các tổ chức xã hội dân sự và các cá nhân liên kết với nhau sẽ không có giá trị gì với bộ máy đàn áp đang có quá nhiều lợi thế. Trước sự sững sờ của mọi người, ngày 22/3, công an đã tới viện pháp y tâm thần để đưa quyết định kéo dài thời gian tạm giam thêm đối với bà Nguyễn Thúy Hạnh, và áp giải bà từ nơi điều trị ung thư trở lại Trại tạm giam số 2.

Tổng Bí thư ĐCSVN Nguyễn Phú Trọng, tuổi cao, sức yếu, và bị coi là ngày càng mất dần quyền lực. Ảnh minh họa: Hoang Dinh Nam/ AFP via Getty Images

Vì sao chính trường CSVN rối ren?

Trong bối cảnh ông Trọng tuổi cao, sức yếu, và quyền lực suy giảm đáng kể, chiến dịch chống tham nhũng có thể bị suy giảm. Có ý kiến cho rằng “chiến dịch chống tham nhũng đang dần thoát khỏi tầm kiểm soát của ông Trọng và hiện giờ, chiến dịch chống tham nhũng được điều hành trực tiếp từ ông Tô Lâm, bộ trưởng Bộ Công An,” là điều đã được cảnh báo trước.

Ảnh minh họa: FB Nguyễn Tuấn

Bạn bè trên cõi mạng

Về nhà tôi nghĩ hoài về hiện tượng fb. Rất nhiều bạn tôi chưa bao giờ gặp ngoài đời, mà chỉ qua fb. Cũng chẳng sao. Tình bạn không phải chỉ là tiếp xúc hay tay bắt mặt mừng, mà có thể là tiếp xúc bằng trái tim và tâm hồn. Vậy là hạnh phúc rồi.