Bóng Dáng Trung Quốc Bên Trong Chiến Dịch Đàn Áp Của Việt Nam

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Báo Asia Times Online – Shawn W Crispin

CTM phỏng dịch

Chiến dịch đàn áp thành phần công chúng có thái độ chống Trung Quốc là dấu chỉ ảnh hưởng của các phe nhóm chúa trùm bên trong hệ thống quyền lực đảng của Cộng sản Việt nam (CSVN) trước kỳ họp đại hội đảng sắp đến, đồng thời kéo sự chú ý đặc biệt đến Tổng Cục 2, một cơ chế thân Trung Quốc có trách nhiệm trông coi vấn đề an ninh nội bộ. Nhà cầm quyền CSVN trong những tuần lễ mới đây đã bắt giữ một số những Ký giả, các nhà dân báo đã đăng những bài vở phê phán Trung Quốc, trong đó có những bài liên quan đến sự khai thác quặng nhôm trong vùng chiến lược Tây Nguyên, vấn đề chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa ở biển Đông.

Cuộc đàn áp nầy là chỉ dấu khuynh hướng gia tăng bắt bớ các nhà hoạt động, bình luận dấy lên tinh thần yêu nước đối với những liên hệ đối tác với Trung Quốc, một nước có lịch sử xâm lăng Viet Nam. Chiến dịch đàn áp nhằm bảo vệ hình ảnh chính trị tốt đẹp của Trung Quốc đã bắt đầu ngay sau cuộc họp Diễn đàn Kinh tế Á châu Thái bình dương (APEC) tổ chức tại Hà Nội năm 2007, có các lãnh tụ thế giới tham dự và sau khi Việt Nam được gia nhập Tổ Chức Mậu Dịch Thế Giới (WTO) trước đó.

Năm ngoái nhà cầm quyền đã bò tù Điếu Cày với tội danh trốn thuế, sau khi ông đăng tải trên mạng bài phản đối cuộc rước đuốc Thế Vân Hội của Trung Quốc qua Việt Nam trong thời gian dẫn đến Thế Vận Hội. Mới gần đây ký giả Phạm Đoan Trang bị bắt điều tra về bài báo của cô về tranh chấp lãnh thổ giữa Việt Nam và Trung Quốc; trang dân báo trên mạng của cô đã bị khóa lại sau khi cô bị bắt.

Theo Mạng Lưới Đòi Trả Tự Do Ký Giả Việt Nam tại hải ngọai cho biết, cô Trang bị nhắm đến vì cô đã tiết lộ với truyền thông về sự áp lực của cố vấn Trung Cộng đòi nhà cầm quyền Việt Nam ra biện pháp kỷ luật những tờ báo hoặc dân báo mạng có những phê phán đối với Trung Cộng. Những nhà dân báo khác bị bắt điều tra chỉ vì đơn thuần đăng hình của mình mặc áo thun có in hình nói lên ý nghĩa Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam lên mạng.

Nhiều nguồn tin giải thích lý do nhà cầm quyền Việt Nam bênh vực Trung Cộng một cách vội vã và hùng hổ như vậy. Một nhà bình luận chính trị ẩn danh cho rằng, Việt Nam gần như phá sản hồi đầu năm nay, giữa cơn khủng hoảng vì nguồn ngoại tệ dự trữ khánh tận, trong lúc tuyệt vọng, họ quay sang Trung Cộng với nguồn dự trữ dồi dào để bí mật cầu viện tài chánh. Bù lại Trung Cộng được Việt Nam ưu đãi trong kế hoạch khai thác mỏ nhôm trên qui mô toàn diện.

Những người khác cho rằng cuộc đàn áp phản ảnh những quyền lực chúa trùm của 2 nhóm bảo thủ và cấp tiến trước kỳ họp đại hội đảng thứ 11, khi mà những vị trí quyền lực cũng như đường lối, chính sách cai trị sẽ được định đoạt vào năm 2011. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, một cán bộ kinh tế cầm đầu nhóm cấp tiến, tỏ thái độ bực bội với nhóm bảo thủ dựa vào Trung Cộng để bảo vệ thế lực chính trị của phe nhóm mình.

Một số người lại cho rằng, Dũng có thể bị nhóm bảo thủ trong đảng cho ra rìa trước khi đại hội đảng, một phần lý do vì chương trình cải cách kinh tế cẩu thả đưa đến tình trạng nguy hiểm khi xảy ra khủng hoảng tài chánh thế giới, cũng như kiểu cách lãnh đạo mặt nổi cá nhân, khác với cách thức vẫn áp dụng trong đảng từ trước tới nay là dấu mặt chỉ nhân danh những điều luật do Ủy ban nào đó ban hành.

Nhưng các tranh luận về tư tưởng chủ nghĩa với hướng đi theo đường lối tư bản đã gần lắng đọng hoàn tòan, những đấu đá trong nội bộ đảng bây giờ là do nhiều phe cánh tranh đòi quyền lực và tư lợi. Và chính vì chủ trương bỏ rơi vấn đề tư tưởng giáo điều, theo một số nhà phân tích chính trị, đã đưa đến tình trạng Trung Cộng và Hoa Kỳ chạy đua ảnh hưởng khu vực gây ra bình diện phân hóa các phe nhóm chính trị trong hàng ngũ đảng cộng sản.

Quan Hệ Phức Tạp

Việt Nam có quan hệ phức tạp với nước láng giềng Trung Cộng, phức tạp vì cuộc chiến tranh biên giới hai bên đánh nhau năm 1979 vẫn còn mới rõ trong trí não. Gần đây hơn, Việt Nam bợ nguyên bài bản của Bắc Kinh về mô hình tự do kinh tế nhưng siết chặt chính trị, những ưu tiên dành cho phát triển kinh tế, nhưng những phong trào bày tỏ bất mãn công khai thì bị ngăn cấm ngặt nghèo, kể cả mặt truyền thông.

Những nhà hoạt động dân chủ lên tiếng báo động rằng gần đây Trung Cộng đã bành trướng quyền lợi kinh tế tại Việt Nam rất mạnh, sự việc nầy đưa đến sự đàn áp của giới quan lại cầm quyền đối với thái độ bài Hoa. Các nhà đấu tranh đã nêu đích danh nhóm tình báo của Tổng Cục 2, đã được Trung Cộng trang bị cho kỹ thuật mới hồi thập niên 1990 theo dõi phát hiện một cách hiệu quả hơn những đe doạ an ninh nội bộ.

Tổng Cục 2 được biết đã hành động theo dõi tình báo nội bộ, kể cả những cán bộ cao cấp đảng, và là công cụ đàn áp những phong trào dân chủ trước đây. Những tin đồn trong giới quan sát Việt Nam cho rằng Trung Cộng gần đây đã giúp Tổng Cục 2 gia tăng khả năng kỹ thuật theo dõi kiểm soát internet.

Theo ông Hoàng Tứ Duy, đảng viên cao cấp của đảng Việt Tân thì “Có sự nghi ngờ rộng rãi rằng Tổng Cục 2 là phương tiện để Trung Cộng áp đặt ảnh hưởng lên Việt Nam”, và “Ảnh hưởng của Bắc Kinh lên những quyết định của Hà Nội là vấn đề cực kỳ nhạy cảm cho chế độ và gặp sự chống đối trong xả hội”.

Phó Bộ trưởng Quốc Phòng Nguyễn Chí Vịnh đã từ lâu cầm đầu Tổng Cục 2, một số nhà phê bình cho rằng ông ta điều hành cơ chế nầy như của riêng mình, giống như bố vợ thân Tàu của ông ta là Dung Vu Ching điều khiển cơ quan an ninh tình báo quân đội trong thời kỳ Chiến tranh lạnh, trong khi Việt Nam đu lây giữa Bắc Kinh và Moscow.

Vịnh là cán bộ nồng cốt thuộc phe thân Tàu trong đảng do Tô Huy Rứa cầm đầu, vừa mới được thăng cất vào Trung ương đảng và Bộ chính trị, cùng với Phạm Quang Nghị cũng là Ủy viên Bộ chính tri, cựu Bộ trưởng Thông tin Văn hóa, nay là Chủ nhiệm Ủy ban Thông tin Huấn luyện Trung ương. Ủy ban nầy làm việc cận kề với đảng Cộng sản Trung quốc. Carlyle Thayer, chuyên gia về Việt Nam của Viện Nghiên Cứu Quốc Phòng của Úc đã nhận định chính xác hôm tháng Giêng năm 2008 rằng “Sự thăng cấp của Rưá có nghĩa là siết chặt gọng kềm tư tưởng lên thành phần trí thức Việt Nam, bao gồm những nhà báo, những thành phần có khả năng kỷ thuật thông tin điện tóan mạng.” Rứa, tuy còn trẻ nhưng tham vọng làm Tổng Bí Thư đảng vào năm 2011 khi Nông Đức Mạnh về hưu.

Một số người cho rằng Vịnh là viên tướng 3 sao, chuẩn bị thăng lên 4 sao, có thể qua vận động nội bộ sẽ được trở thành Ủy viên Trung ương gồm 160 đảng viên, và có thể thành Bộ trưởng Quốc phòng vào kỳ đại hội đảng tới đây, nhóm bảo thủ đang ra sức kiểm soát nghị trình đại hội. Năm 2006, Vịnh gần được lọt vào Ủy ban Trung ương, chỉ dấu hơi yếu thế đôi chút của nhóm bảo thủ, lúc đó nhóm cải cách tiệm tiến do Dũng cầm đầu thắng thế thấy rõ.

Tổng cục 2 khuất động nội tình đảng trong quá khứ, trong đó có vụ tiết lộ trên truyền thông là có một số cán bộ cao cấp đã bị tình báo nghe lén điện thoại. Những người quan sát tình hình đang mường tượng là tình báo Tổng cục 2 đang theo dõi sát những nguồn lợi của phe Dũng để làm lợi thế cho phe thân Tàu lấn tới trong kỳ đại hội đảng sắp đến.

Có những tố cáo không chính thức, nhưng được loan truyền rộng rãi trên mạng cho rằng Dũng đã nhận được những lợi lộc cá nhân qua hình thức đấu thầu của bên phía cầm quyền về công trình khái thác Bauxite. Những phê bình vạch ra những điểm có thể tạo mâu thuẫn quyền lợi vì văn phòng Thủ tướng kiểm soát và quản lý các công ty quốc doanh và công ty do vợ chồng con gái của ông điều khiển đặc trách về dịch vụ giải tư những công ty quốc doanh điạ phương.

Cơ Chế Quyền Lực Bí Mật

Tổng cục 2 đã chơi trò chính trị trong quá khứ, mặc dù đã có những nỗ lực để cơ chế này được điều hành một cách trung lập. Theo nghiên cứu của chuyên gia Thayer, cựu Tổng bí thư đảng Lê Khả Phiêu đã sử dụng tài liệu tình báo nội bộ do Tổ an ninh A-10 của Tổng cục 2 thâu được để gây ảnh hưởng lợi thế cho phe bảo thủ trong đêm tiền đại hội đảng kỳ 9.

Những tố cáo rằng ngành an ninh quân đội Tổng cục 2 đã xen vào nội bộ đảng và lèo lái những phe nhóm trong đảng để chiếm ưu thế do hai tướng hưu là Võ Nguyên Giáp và Nguyễn Nam Khánh đưa ra năm 2004, đòi hỏi phải có cuộc điều tra về cơ chế tuyệt mật nầy. Theo nghiên cứu của chuyên gia Thayer, tướng Nam Khánh dùng từ đọan tài liệu của Tổng cục 2 để tố cáo Tổng cục 2 với những tội danh là: “Man cáo với những chứng có ngụy tạo, làm nhục, tra tấn dã man và ám sát chính trị”. Tổng cục 2 có thể đã tiết lộ tên tuổi những cựu cán bộ đảng và những lãnh đạo đảng hiện thời đã làm việc lảnh lương của CIA. Nổi tiếng nhất là vụ T-4, phanh phui nầy gây làn sóng gió lớn trong đại hội đảng kỳ 10, Tổng cục 2 đã nêu đích danh cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt, Tướng Võ Nguyên Giáp là những người cộng tác với CIA.

Ông Giáp đã phản đối dữ dội tố cáo nầy và hôm tháng Sáu đã đưa lên một khiếu nại mới với Bộ Chính trị và Ủy ban Trưng ương yêu cầu chủ nhiệm Ủy ban tái mở cuộc điều tra đặc biệt về sự quan hệ giữa Tổng cục 2 và Trung Quốc. Nhưng đảng nhiều lần trì hoãn những điều tra về hoạt động của Tổng cục 2, có thể là kết quả điều tra sẽ gây xáo trộn và tan rã một đảng tưởng như là rất đồng nhất.

Mặc dù có những vận động nhằm đặt cơ chế an ninh tình báo dưới sự kiểm soát của quốc hội và Chủ tịch nước, trong đó có luật 2004 đưa ra những điều lệ cụ thể về trách nhiệm và quyền hạn của các cán bộ tình báo an ninh. Người am tường vẫn tin rằng Tổng Cục 2 vẫn do Vịnh điều khiển theo ảnh hưởng của phe nhóm thân Tàu.

Để cạnh tranh ảnh hưởng với Mỹ trong khu vực, những nhà phân tích cho rằng Trung cộng đang gây ảnh hưởng và chi phối lên những phe nhóm trong nộ bộ đảng cộng sản Việt Nam cho quyền lợi chiến lược của Trung Quốc. Những phân tích trên không xác nhận hay phủ nhận sự lo ngại của Bắc Kinh nếu đảng CSVN dưới lãnh đạo đòan kết, ổn định sẽ liên minh với Hoa Thịnh Đốn và chấp nhận cho Mỹ sử dụng hải cảng chiến lược Cam Ranh.

Lãnh đạo đảng CSVN cẩn thận cân bằng ngoại giao với Trung Quốc và Hoa Kỳ. Thí dụ như: Những lần các hạm đội Hải quân Mỹ được sắp xếp ghé thăm hải cảng Việt Nam, họ cũng phải mời Hải quân Trung Quốc có thăm viếng tương tự. Khi Thủ tướng Dũng sắp xếp thăm viếng Hoa Thịnh Đốn năm rồi, Tổng thư ký đảng Nông Đức Mạnh lại phải đi một chuyến viếng thăm hữu nghị Trung Quốc 1 tháng trước đó. Đại sứ Mỹ tại Việt Nam, Michael Michalak nêu lên quan tâm của Mỹ về những cuộc bắt bớ đàn áp tự do thông tin gần đây, mà ông cho rằng đó là hành động “ngăn cấm tự do ngôn luận”, nhưng không bình luận tầm mức ảnh hưởng của phe nhóm thân Tàu trong đợt đàn áp nầy. Trong khi đó, 16 Dân biểu Quốc hội Mỹ đồng bảo trợ kiến nghị trong tuần nầy kêu gọi nhà cầm quyền CSVN trả tự do cho những nhà dân báo bị bắt giam và tôn trọng tự do trên mạng.

Sự trổi dậy của sức mạnh kinh tế Trung quốc, với những hoạt động đầu tư ra ngoại quốc và còn là nơi cho vay tiền tệ là chỗ dựa cuối cùng của Việt Nam, với sự vươn lên ngày càng mạnh của nhóm thân Tàu trong nội bộ đảng CSVN, những thái độ bài Hoa sẽ gặp phản ứng tương xứng của phe thân Bắc Kinh.

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Hình ảnh nhà sư Thích Minh Tuệ trên một trang mạng xã hội. Ảnh: Pháp Luật TP.HCM

Thật và giả từ bước chân thầy Minh Tuệ

Hình ảnh một hành giả mặc áo vá, đầu trần chân đất đi từ Nam ra Bắc thực hành phép tu hạnh đầu đà của Phật Giáo đang gây một trận động đất trong dư luận Việt Nam. Hội đồng Trị sự Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam ngay lập tức phát ra thông báo khẳng định “người được mạng xã hội gọi là ‘Sư Thích Minh Tuệ’ không phải là tu sĩ Phật Giáo.” Oái oăm thay, lời khẳng định chắc như đinh đóng cột của các vị chức sắc Phật Giáo quốc doanh lại góp phần phơi trần cái bản lai diện mục giả hiệu của chính họ.

Hội nghị Thượng đỉnh về Nhân quyền và Dân chủ dược tổ chức tại Geneva, Thụy Sĩ hôm 15/5/2024

Hội nghị Thượng đỉnh Geneva về Nhân quyền và Dân chủ kỳ thứ 16

Ngày 15/5/2024, tại Geneva, Thụy Sĩ đã diễn ra Hội nghị Thượng đỉnh về Nhân quyền và Dân chủ kỳ thứ 16 (The 16th Annual Geneva Summit for Human Rights and Democracy).

Mục đích của Hội nghị Thượng đỉnh về Nhân quyền và Dân chủ là đề cập đến tình trạng nhân quyền và đặc biệt là để hướng cộng đồng thế giới quan tâm đến một số trường hợp cần phải có sự can thiệp nhanh chóng để giảm đi những khổ nạn có thể xảy đến với các nạn nhân.

Hội nghị thượng đỉnh Geneva được tài trợ bởi một liên minh gồm 25 tổ chức phi chính phủ về nhân quyền từ khắp nơi trên thế giới, trong đó có Đảng Việt Tân.

Từ trái sang phải: Trương Thị Mai - người vừa bị "cho thôi giữ các chức vụ," Nguyễn Xuân Phúc, Trương Hòa Bình và Đinh Thế Huynh. Ảnh chụp ngày 20/07/2016. Ảnh: AP - Hau Dinh

Việt Nam: Thêm một ủy viên Bộ Chính trị phải từ chức

Hôm qua, 16/05/2024, Bộ Chính trị đảng Cộng Sản Việt Nam đã bầu bổ sung 4 ủy viên sau khi một ủy viên khác là bà Trương Thị Mai phải từ chức và nghỉ việc.

Giữ chức thường trực Ban Bí thư và trưởng Ban Tổ chức Trung ương từ năm 2023, bà Trương Thị Mai như vậy là ủy viên thứ 3 trong Bộ Chính trị phải từ chức chỉ trong vòng hai tháng, sau Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng trong tháng Ba và Chủ tịch Quốc Hội Vương Đình Huệ trong tháng Tư.

Bà Trường Thị Mai vừa được cho thôi chức Thường trực Ban Bí thư, uỷ viên Bộ Chính trị đảng Cộng sản Việt Nam hôm 16/5/2024. Ảnh: RFA

Đại tướng Lương Cường thay bà Trương Thị Mai làm thường trực Ban Bí thư

Đại tướng Lương Cường – Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, được Bộ Chính trị đảng Cộng sản Việt Nam vào ngày 16/5 chính thức phân công thay cho bà Trương Thị Mai làm thường trực Ban Bí thư. 

Tại Hội nghị TƯ 9, Đại tướng Lương Cường ngồi ghế chủ tọa cùng với TBT Nguyễn Phú Trọng và Thủ tướng Phạm Minh Chính. Đây là điều gây chú ý vì tại Hội nghị Trung ương 8 khai mạc hồi tháng 10/2023 có đến năm người, gồm: bà Trương Thị Mai, Võ Văn Thưởng, Nguyễn Phú Trọng, Phạm Minh Chính và Vương Đình Huệ.