BRI và con đường hủy diệt

Vay tiền Trung Quốc nhưng không trả được nợ đúng hạn, Lào đã phải nhượng cho Trung Quốc quyền điều hành mạng lưới điện quốc gia. Trong hình, một phần tuyến đường sắt nối Trung Quốc với Lào, trong dự án “Vành Đai và Con Đường” của Bắc Kinh xuyên sông Mekong, ở Luang Prabang. Ảnh: Aidan Jones/ AFP via Getty Images
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Ông Võ Văn Thưởng, chủ tịch nước Việt Nam, đã lên đường sang Bắc Kinh dự diễn đàn quốc tế về “Vành Đai và Con Đường” (Belt and Road Initiative – BRI) từ hôm 17 Tháng Mười. Nhân dịp này, truyền thông do đảng Cộng Sản kiểm soát ở Việt Nam liên tục đăng nhiều bài viết ca ngợi chuyến đi của ông Thưởng, tán dương đại dự án BRI của ông Tập Cận Bình, chủ tịch Trung Quốc, và vai trò của Việt Nam trong đại dự án đó. Có thật BRI là “chất xúc tác cho hợp tác và phát triển khu vực” Đông Nam Á và “Việt Nam là ‘cầu nối’ Trung Quốc với Đông Nam Á trong sáng kiến Vành Đai và Con Đường” như báo chí trong nước hô hào hay không?

BRI quả thật là một chương trình phát triển cơ sở hạ tầng lớn nhất, nhiều tham vọng nhất từ trước đến nay, kết nối Trung Quốc với hàng chục quốc gia Á-Âu-Mỹ La Tinh thông qua mạng lưới đường bộ, đường sắt, cảng biển và thông tin liên lạc. Báo Tuổi Trẻ dẫn nguồn từ Bạch Thư về BRI mà Trung Quốc công bố tuần trước cho biết: “Qua mười năm hợp tác và phát triển, đến nay BRI đã thu hút sự tham gia, hợp tác của hơn 100 quốc gia và các tổ chức quốc tế; hơn 3.000 dự án đã được triển khai trên toàn cầu với tổng số vốn gần $1.000 tỷ.” Chương trình này vượt xa quy mô các dự án tài trợ nước nghèo của các định chế tài chính quốc tế do Tây phương điều hành như Ngân Hàng Thế Giới (World Bank – WB) hay Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế (International Money Fund – IMF). Nhưng BRI trước tiên và chủ yếu làm lợi cho Trung Quốc, phục vụ nhu cầu của Trung Quốc; nó không nhằm hỗ trợ hay nâng đỡ các nước đang phát triển như Bắc Kinh thường rêu rao.

Ông Tập Cận Bình lên cầm quyền năm 2012 vào lúc kinh tế Trung Quốc bắt đầu chậm lại và ngấp nghé cuộc khủng hoảng thừa. Để đối phó, ông Tập đề ra “sáng kiến” BRI, còn gọi là Con Đường Tơ Lụa mới, trong đó Trung Quốc đẩy mạnh việc cho các nước đang phát triển vay tiền để xây dựng các công trình hạ tầng, tập trung chính vào các cảng biển và hệ thống đường sắt, đường bộ,…

Lúc ban đầu, BRI nhắm tới những mục tiêu rất cụ thể là vừa giúp các nước nghèo nâng cấp cơ sở hạ tầng, vừa giúp Trung Quốc tiêu thụ khối lượng khổng lồ sắt thép, xi măng mà nước này đang thừa mứa, duy trì ngành sản xuất vật liệu xây dựng, giúp các công ty – phần lớn là doanh nghiệp nhà nước – thu lợi nhuận ở nước ngoài và tạo việc làm cho người lao động. Một khi đã vay tiền của chương trình BRI để xây dựng hạ tầng thì nước đi vay phải sử dụng các nhà thầu xây dựng của Trung Quốc, nhân công và vật liệu xây dựng cũng của Trung Quốc mà không được dùng nguồn lực bản địa.

Nhưng sau vài năm, BRI lộ ra mục tiêu thật sự của nó là phục vụ cho chính sách ngoại giao của đảng Cộng Sản Trung Quốc là mở rộng ảnh hưởng chính trị của Bắc Kinh và giành quyền kiểm soát các hải cảng chiến lược ở nước ngoài, tạo thành cái gọi là “chuỗi ngọc trai” trải dài từ Ấn Độ Dương sang Vịnh Ba Tư, Châu Phi và Châu Mỹ La Tinh. Các hải cảng Kyaukpyu trên bờ vịnh Bengal của Miến Điện, cảng nước sâu Gwadar của Pakistan là những “hạt ngọc” đầu tiên trong chuỗi hải cảng mà Trung Quốc đầu tư và kiểm soát trên con đường vận tải dầu khí từ Trung Đông về Hoa Lục. Vì mục tiêu chính trị và ngoại giao, Trung Quốc sẵn sàng đổ tiền vào các quốc gia nhiều rủi ro về chính trị như Cộng Hòa Dân Chủ Congo ở Châu Phi, Afghanistan ở Châu Á hoặc Venezuela ở Nam Mỹ.

Điểm đặc biệt trong chính sách cho vay của Trung Quốc theo chương trình BRI là bên cạnh những hợp đồng tín dụng bí mật và mù mờ, lãi suất cao, tiền vay từ Trung Quốc luôn đi kèm những nhượng bộ về chủ quyền của nước đi vay. Nếu vì lý do nào đó mà người vay không trả tiền vay thì phải nhượng cho Trung Quốc quyền kiểm soát những tài sản chiến lược của đất nước như hầm mỏ, khoáng sản và hải cảng. Ví dụ sớm nhất và nổi bật nhất của thủ đoạn này là Sri Lanka. Do vay mượn quá nhiều của Trung Quốc để thực hiện những dự án mị dân và vô bổ như xây cảng Hambantota ở miền Nam, năm 2017 gia tộc Rajapaksa cầm quyền đã phải cho Trung Quốc thuê hải cảng này trong 99 năm để thu hồi nợ. Thỏa thuận cho Trung Quốc thuê cảng 99 năm làm Washington và các thủ đô Tây phương và Ấn Độ, hết sức lo ngại; nó chứng tỏ mục đích thực sự của chương trình BRI là mở rộng quyền kiểm soát của Bắc Kinh núp dưới danh nghĩa phát triển hạ tầng.

Một ví dụ mới hơn và gần Việt Nam hơn là Lào. Được Bắc Kinh dụ dỗ, chính phủ Lào đã vay $3,54 tỷ của Ngân Hàng Xuất Nhập Khẩu Trung Quốc và bỏ thêm $2,46 tỷ nữa để xây dựng tuyến đường sắt cao tốc nối thủ đô Vientiane đến thị trấn Boten ở biên giới phía Bắc. Theo Trung Tâm AidData thuộc Đại Học William & Mary ở Virginia, trong 18 năm từ 2000 đến 2018, Lào đã vay của Bắc Kinh $12,2 tỷ, bằng khoảng 65% Tổng Sản Phẩm Quốc Nội (GDP) của Lào. Mới đây, do không trả được nợ đúng hạn, Lào đã phải nhượng cho Trung Quốc quyền điều hành mạng lưới điện quốc gia; nghĩa là chỉ cần Trung Quốc cắt cầu dao điện, nước Lào sẽ rơi vào bóng tối. Điều đau cho Lào là các dự án hạ tầng mà nước này vay tiền để xây dựng lại chủ yếu phục vụ cho lợi ích của Bắc Kinh. Với 7,5 triệu dân sống rải rác, kinh tế nông nghiệp kém phát triển, thu nhập đầu người thuộc loại thấp nhất thế giới, Lào gần như không có nhu cầu về đường sắt cao tốc; tuyến đường $6 tỷ mới xây dựng thật ra chỉ là một đoạn trong kế hoạch của Bắc Kinh mở tuyến đường sắt từ Vân Nam đến Singapore ngang qua Lào, phục vụ hoạt động xuất nhập cảng hàng hóa của chính Trung Quốc.

Ngoài gánh nặng nợ nần, chính sách “ngoại giao bẫy nợ” của Trung Quốc còn tiềm ẩn nhiều rủi ro khó lường khác. Những món nợ thương mại từ Trung Quốc phần lớn đều nằm ngoài sổ sách, không thể hiện trong các tài liệu hỗ trợ của chính phủ Trung Quốc lẫn chính phủ vay nợ, tạo thành cái mà giới phân tích gọi là “nợ ngầm” (hidden debt). Người dân các nước vay nợ, và cả các tổ chức tài chính quốc tế, đều không nắm được dữ liệu về nợ ngầm, mà chỉ biết các chính phủ vay nợ phải tận dụng mọi nguồn lực trong nước để trả nợ, dẫn đến chuyện cắt giảm các chương trình phúc lợi xã hội như y tế, giáo dục, vay nợ mới để trả nợ cũ hoặc giao cho Trung Quốc những tài sản chiến lược để cấn nợ như nói trên. Trong báo cáo Tháng Chín, 2021, Trung Tâm AidData ghi nhận trong số tiền Trung Quốc cho vay theo chương trình BRI có tới $385 tỷ là nợ ngầm.

Gần đây, giới quan sát tài chính ghi nhận hiện tượng các nước vay nợ phải tìm tới các định chế tài chính như WB, IMF xin vay tiền trả nợ cho Trung Quốc. Trong bài phân tích “China’s Road To Ruin” đăng trên Foreign Affairs Tháng Chín và Tháng Mười, hai giáo sư Francis Fukuyama và Michael Bennon của Đại Học Stanford cho rằng, người đóng thuế ở Hoa Kỳ và Liên Âu đang phải góp tiền cho các nước nghèo trả những món nợ mà chính phủ của họ đã vay của Bắc Kinh.

Bài báo ghi nhận riêng IMF từ 2016 đến nay đã cho vay những món tiền không nhỏ đến Sri Lanka (hai lần $4,4 tỷ), Argentina (hai lần $101 tỷ), Ethiopia ($2,9 tỷ), Pakistan ($6 tỷ), Ecuador ($6,5 tỷ), Kenya ($2,3 tỷ), Surinam ($688 triệu), Zambia ($1,3 tỷ) và Bangladesh ($3,3 tỷ). Phần lớn những khoản tiền này được các nước vay để trả nợ cho Trung Quốc. Kenya là một ví dụ. Năm 2021, nước này không trả được nợ đã vay của Trung Quốc để xây tuyến đường sắt nối thủ đô Nairobi tới cảng Mombasa trên Ấn Độ Dương. Tháng Tư năm đó, Kenya được IMF cho vay $2,3 tỷ và Trung Quốc lập tức đóng băng việc giải ngân cho các dự án ở nước này; buộc Kenya phải trích ra $761 triệu tiền vay IMF để trả nợ cho dự án đường sắt, trái với cam kết với IMF là dùng tiền vay để cải thiện đời sống người dân.

Trở lại với chuyến đi Bắc Kinh của ông Võ Văn Thưởng, báo chí Việt Nam ra sức ca tụng chương trình BRI của ông Tập mà giấu biệt chuyện Trung Quốc đang siết cổ Việt Nam qua những món nợ mà Bắc Kinh hào phóng ban phát để Hà Nội có tiền bù khoản thâm hụt ngân sách triền miên và hà hơi tiếp sức cho các tập đoàn, tổng công ty quốc doanh ăn hại đái nát. Tập đoàn Điện Lực Việt Nam (EVN) thường được nói tới như là con nợ lớn nhất và hầu hết các dự án xây dựng nhà máy điện của tập đoàn này đều sử dụng vốn vay của Trung Quốc. Các tập đoàn Hóa Chất, Thép, Đường Sắt v.v. và hàng chục tập đoàn công ty khác cũng dựa vào nguồn vốn vay của Trung Quốc.

Là nước gần gũi Trung Quốc, Việt Nam đã vay bao nhiêu tiền của Bắc Kinh? Câu hỏi đó không dễ trả lời vì cả Việt Nam và Trung Quốc đều coi đây là bí mật quốc gia. Nhưng theo dữ liệu mà AidData thu thập và công bố vào Tháng Chín, 2021, từ năm 2000 đến 2017, Việt Nam đã vay của Trung Quốc $18,37 tỷ, bằng khoảng 5,8% GDP của Việt Nam trong đó có $16,35 tỷ là vay thương mại. Việt Nam xếp thứ tám trong các nước vay nhiều vốn Trung Quốc nhất xét theo tỷ lệ GDP nhưng xếp thứ ba về số tiền vay, chỉ sau Pakistan và Indonesia. Từ 2017 đến nay Việt Nam vẫn tiếp tục vay rất nhiều tiền của Trung Quốc để chi tiêu và đổ vào những dự án vô thưởng vô phạt như đường sắt Cát Linh-Hà Đông ở Hà Nội, các nhà máy nhiệt điện than xây dựng ồ ạt ở các tỉnh ven biển. Do Việt Nam không còn được WB và IMF ưu đãi nên Hà Nội không có lựa chọn nào khác là vay vốn của Trung Quốc.

Vay tiền Trung Quốc, Việt Nam phải chịu nhiều điều kiện ràng buộc rất bất lợi, như phải chấp nhận chi phí dự án tăng gấp đôi gấp ba, chậm tiến độ, phẩm chất xây dựng kém cỏi, phải sử dụng nhà thầu và công nhân Trung Quốc, phải mua thiết bị và công nghệ Trung Quốc – gồm cả những thiết bị và công nghệ mà Trung Quốc thải ra. Riêng việc cho phép hàng chục ngàn người Trung Quốc sang Việt Nam thực hiện dự án, phần đông đều không trở về nước mà định cư lấy vợ sinh con ở Việt Nam đã và đang đặt ra những nguy cơ tiềm ẩn về an ninh quốc gia và gây phẫn nộ trong dân chúng địa phương. Chỉ có đám quan chức là hưởng lợi rất lớn vì vay tiền của Trung Quốc không cần phải cam kết thực thi minh bạch, tôn trọng dân chủ và nhân quyền như vay của Tây phương lại dễ dàng tham nhũng, chia chác.

Như hai giáo sư Stanford nhận định trong bài báo thượng dẫn, BRI là con đường tới sự hủy diệt của Trung Quốc. Giới lãnh đạo Việt Nam chẳng những không cẩn thận đề phòng mà còn “hồ hởi” lao vào cái thòng lọng đã được “đồng chí 16 chữ vàng” giăng sẵn.

Hiếu Chân

Nguồn: Người Việt

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ảnh chụp màn hình VOA

Nhóm trí thức Việt Nam đề nghị lãnh đạo chớ ‘nói suông,’ nên chân thành hoà giải

GS. TS. Nguyễn Đình Cống, người đã công khai từ bỏ đảng Cộng sản vào năm 2016 và là một thành viên ký tên trong bản kiến nghị, nói với VOA:

“Thực ra, đây là một cuộc chiến tranh huynh đệ tương tàn. Nhân dân Việt Nam hy sinh xương máu của cả hai bên để mang lại một chiến thắng cho đảng Cộng sản. Còn đối với dân tộc thì chẳng được gì cả. Nó chỉ mang lại được sự thống nhất về mặt lãnh thổ thôi. Còn sau chiến thắng ấy, không giải quyết được vấn đề đoàn kết dân tộc. Đảng thì được. Đảng được vì đạt được chính quyền toàn quốc. Còn dân tộc thì việc hoà giải dân tộc mãi cho đến bây giờ vẫn chưa thực hiện được.”

Ngày 30 Tháng Tư, người Việt ở hải ngoại gọi là ngày mất nước, ngày quốc hận. Ảnh minh họa: David McNew/Getty Images

Không cần hòa giải, cần đấu tranh!

Bốn mươi chín năm đã đủ lâu để những người có suy nghĩ đều nhận ra sự thật không ai là “bên thắng cuộc,” cả dân tộc là nạn nhân trong cuộc chiến huynh đệ tương tàn. Gần nửa triệu thanh niên miền Bắc, 280.000 thanh niên miền Nam bỏ mạng, 2 triệu thường dân vô tội chết trong binh lửa – đó là cái giá máu mà dân tộc này đã phải trả cho cái gọi là công cuộc “giải phóng miền Nam.”

Nhà thờ Đức Bà ngay trung tâm Sài Gòn, một thành phố từng được mệnh danh là Hòn ngọc Viễn Đông. Ảnh minh họa: Chris Jackson/ Getty Images

Tựa vào di sản miền Nam tự do, tôi chọn đứng thẳng

Ba Mươi Tháng Tư, cứ đến gần ngày này là trái tim người miền Nam lại nhói đau. Tôi là một người thế hệ 8x, tuy chưa từng trực tiếp chứng kiến cuộc chiến “nồi da xáo thịt” của đất nước giai đoạn trước 1975, nhưng gia đình tôi, tồn tại hai dòng tư tưởng quốc gia và cộng sản, và ông bà tôi, cậu, dì tôi là những nhân chứng sống cho giai đoạn lịch sử này.