Các hội đoàn tại Thụy Sĩ kêu gọi Bộ Ngoại Giao, cơ quan Nhân Quyền Quốc Tế lên tiếng cho Đồng Tâm

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Nhiều hội đoàn, tổ chức tại Thụy Sĩ báo động với Bộ Ngoại Giao Thụy Sĩ, Cao Ủy Nhân Quyền LHQ, Tổ Chức ThếGiới Chống Nạn Tra Tấn (World Organisation Against Torture) và một số văn phòng Nhân Quyền Quốc Tế về phiên tòa bất công đối với 29 dân làng Đồng Tâm.

Phiên tòa xét xử 29 người Đồng Tâm và bản án ngày 14 tháng Chín là một bi kịch bất công và tàn ác đổ xuống dân làng Đồng Tâm và gia đình cụ Lê Đình Kình. Với bản án Đồng Tâm, CSVN đã trắng trợn chà đạp các công ước quốc tế. Những vi phạm đó cần phải được phô trình trước công luận và trước thế giới.

Hôm 18 tháng Chín, một số tổ chức, hội đoàn tại Thụy Sĩ đã gửi thư cho Bộ Ngoại Giao Thụy Sĩ, Cao Ủy Nhân Quyền LHQ, Tổ Chức Thế Giới Chống Nạn Tra Tấn và một số văn phòng quốc tế nhân quyền, kêu gọi họ theo dõi và can thiệp cho 29 nạn nhân vô tội Đồng Tâm được có công bằng trong các phiên tòa và được bào chữa theo đúng luật pháp ấn định.

Các tổ chức, hội đoàn tại Thụy Sĩ cũng đã chuyển đến các cơ quan và tổ chức nầy Lời Kêu Gọi của Bà Dư Thị Thành – vợ của ông Lê Đình Kình, người bị công an giết hại ngày 9 tháng Giêng, 2020.

Dưới đây là thư kêu gọi.

***

Kính gửi:
– Bộ Ngoại Giao Thụy Sĩ
– Tổ chức Thế Giới Chống Nạn Tra Tấn
– Cao Ủy Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc

Thụy Sĩ, ngày 18 tháng Chín, 2020
Về: Vụ án Đồng Tâm, Việt Nam

Kính thưa quý vị,

Chúng tôi, các tổ chức, hội đoàn đồng ký tên dưới đây, yêu cầu quý ông bà, quý tổ chức quan tâm đến phiên tòa xét xử 29 dân làng Đồng Tâm, từ ngày 7 đến ngày 14 tháng Chín.

Họ bị cáo buộc oan về tội giết người, chống phá nhà nước, tiếp tay và các tội danh khác nhau. Bản án ngày 14 tháng Chín rất nặng, trong đó có 2 bản án tử hình và một bản án tù chung thân.

Chúng tôi xin gửi kèm theo Lá Thư này một video vài phút tóm lược vụ Đồng Tâm và Lời Kêu Gọi của Bà Dư Thị Thành – vợ của ông Lê Đình Kình, người bị công an giết hại ngày 9 tháng Giêng, 2020 khi cảnh sát cơ động tấn công và xâm nhập vào làng này.

Phiên tòa chứa đầy những sai phạm, hồ sơ dàn dựng và luật sư bị ngăn cản không cho làm việc bào chữa thân chủ của họ ngay từ lúc ban đầu cho đến ngày xét xử. Các bị can bị tra tấn trong nhiều tháng và cuối cùng không còn cách gì hơn là phải chấp nhận những tội danh áp đặt lên họ.

Trong khi đó nhà chức trách không tiến hành điều tra thích đáng. Tài liệu, chứng cứ quan trọng đã bị làm sai lệch hoặc bị loại khỏi hồ sơ. Trong chín tháng qua, không ai trong số 29 dân làng bị bắt giữ được phép gặp gia đình. Họ bị hạn chế gặp luật sư, và mỗi lần được gặp đều có công an ngồi nghe.

Công Ước Quốc Tế về các Quyền Dân Sự và Chính Trị (International Covenant on Civil and Political Rights – ICCPR) mà Việt Nam là thành viên, liệt kê trong Điều 14 về xét xử công bằng: “Bị can phải được có đủ thời gian và nguồn lực để chuẩn bị bào chữa và nói chuyện với luật sư mà họ lựa chọn.” Những điều khoản này đã liên tục bị vi phạm trong suốt quá trình tố tụng chống lại 29 người, khiến họ bị buộc tội một cách tùy tiện.

Chúng tôi kiến nghị quý vị:

– yêu cầu chính phủ Việt Nam phải xét xử công bằng;

– yêu cầu chính phủ Việt Nam phải cho phép các gia đình, các tổ chức phi chính phủ và các nhà báo nước ngoài tham gia;

– yêu cầu chính phủ Việt Nam phải cho phép bị can được gặp luật sư của họ và không được đe dọa bị can và luật sư của họ để họ có quyền kháng cáo theo quy định của Công Ước Quốc Tế về các Quyền Dân Sự và Chính Trị (PIDCP/ICCPR);

– cử đại diện Liên Hiệp Quốc, đại diện đại sứ quán, tổ chức nhân quyền hỗ trợ và theo dõi, để báo cáo những bất công và lạm dụng có thể diễn ra.

Chúng tôi luôn sẵn sàng cung cấp thêm thông tin cho quý vị.

Kính xin quý vị nhận nơi đây lời chào trân trọng nhất của chúng tôi.

Thay mặt các tổ chức, các hội đoàn đồng ký tên dưới đây
Nguyễn Đăng Khải

Các tổ chức, hội đoàn:

– Hội Người Việt Quốc Gia Lausanne tại Thụy Sĩ, đại diện ông Trần Xuân Sơn
– Cộng Đoàn Công Giáo Việt Nam tại Thụy Sĩ, đại diện Linh Mục Joseph Phạm Minh Văn
– Hội Cựu Quân Nhân Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà/Thụy Sĩ, Chủ Tịch ông Trần Hữu Kinh
– Ủy Ban Thụy Sĩ – Việt Nam (Comité Suisse-Vietnam – COSUNAM), Chủ Tịch ông Sébastien Desfayes
– Việt Tân Thụy Sĩ, đại diện ông Nguyễn Đăng Khải

XEM THÊM:

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát tại Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc hôm 7/5/2024. Ảnh: UN Web TV

Hơn 300 khuyến nghị cho Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền LHQ

Chiều thứ năm, ngày 9 tháng 5, báo cáo về cuộc Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (Universal Periodic Review – UPR) chu kỳ bốn của Việt Nam do nhóm ba nước Kazakhstan, Bulgaria và Paraguay soạn thảo được công bố. Ngày 10/5, tại phiên họp thứ 17, bản báo cáo sẽ chính thức thông qua tại Hội Đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc.

Bản báo cáo cho biết, có 14 nước đặt câu hỏi trước, 133 nước phát biểu hôm 7/5, và 320 khuyến nghị đã được đưa ra.

Bà Kelly Billingsley, Phó Đại diện thường trú tại LHQ của Phái bộ Ngoại giao Hoa Kỳ (trái), phát biểu trong kỳ Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) chu kỳ IV đối với Việt Nam tại trụ sở Liên Hiệp Quốc ở Geneva, Thụy Sĩ, hôm 7/5/2024. Ảnh: UN Web TV

Mỹ, Anh kêu gọi Việt Nam sửa đổi Điều 117, 331 Bộ Luật Hình sự

Chính phủ Hoa Kỳ, Anh bày tỏ sự quan ngại về các hình phạt hình sự đối với việc thực hiện quyền tự do ngôn luận và lập hội tại Việt Nam, đồng thời khuyến nghị Hà Nội sửa đổi các điều luật 117, 331 của Bộ Luật Hình sự.

Phát biểu tại kỳ Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) chu kỳ IV đối với Việt Nam tại trụ sở Liên Hiệp Quốc ở Geneva, Thụy Sĩ, hôm 7/5, bà Kelly Billingsley, Phó Đại diện thường trú tại LHQ của Phái bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, bày tỏ sự quan ngại về việc chính quyền Việt Nam sử dụng các điều luật hình sự đối những người bày tỏ quan điểm ôn hòa.

Nhà hoạt động Nguyễn Văn Dũng (phải), tự Dũng Aduku, trong một cuộc biểu tình chống Trung Quốc tại Hà Nội. Ảnh: Facebook Nhật Ký Yêu Nước

Xã hội dân sự chia buồn về cái chết của nhà hoạt động Nguyễn Văn Dũng

Giới xã hội dân sự hôm 9/5 dấy lên nhiều lời chia buồn về cái chết của nhà hoạt động Nguyễn Văn Dũng, tự Dũng Aduku, cựu quản trị viên trang Facebook “Nhật Ký Yêu Nước.”

Một ngày trước, trang Facebook “Nhật Ký Yêu Nước” xác nhận về cái chết của ông Dũng và mô tả ông “từng tham gia nhiều cuộc biểu tình chống quân Trung Cộng bành trướng lãnh hải Việt Nam như vụ giàn khoan HD-981.”

Thứ trưởng Ngoại giao Việt Nam Đỗ Hùng Việt (hàng đầu, giữa) trong phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát về hồ sơ nhân quyền Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc, Geneva, Thụy Sĩ,, ngày 7/5/2024. Ảnh: UN Web TV

Việt Nam phát ngôn sai lạc về quyền của người lao động

HRW phát biểu rằng chính quyền Việt Nam đang đưa ra các thông tin sai lạc hoặc dễ gây hiểu lầm cho phía Hoa Kỳ và các đối tác kinh tế khác để đạt được hay duy trì các quy chế ưu đãi thương mại.

“Nói rằng người lao động Việt Nam có thể thành lập công đoàn hay mức lương của họ là kết quả của sự thỏa thuận tự nguyện giữa người lao động và người sử dụng lao động là lời tuyên bố sai lạc trắng trợn,… Ở Việt Nam không hề tồn tại bất kỳ một công đoàn độc lập nào hay các khung pháp lý khả thi cho việc thành lập công đoàn hoặc cho người lao động có thể đòi thi hành các quyền của mình.” (ông John Sifton, Giám đốc Vận động Ban Á Châu của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền – HRW)