Các nghị sĩ Châu Âu gửi thư yêu cầu cải thiện nhân quyền ở Việt Nam trước khi phê chuẩn EVFTA

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Về việc: Ký và phê chuẩn Hiệp Định Thương Mại Tự Do/Hiệp Định Bảo Hộ Đầu Tư EU-Việt Nam và đàn áp nhân quyền tại Việt Nam

Kính gửi Chủ Tịch Tusk,

Chúng tôi, các Thành viên Nghị Viện Châu Âu cùng ký dưới đây, viết cho Hội Đồng xem xét Hiệp Định Thương Mại Tự Do và Bảo Hộ Đầu Tư Liên Minh Châu Âu – Việt Nam (EVFTA/IPA) để nêu lên mối quan ngại của chúng tôi về sự xuống cấp nhân quyền nghiêm trọng và có hệ thống tại Việt Nam. Chúng tôi yêu cầu Hội Đồng, Ủy Ban, Ban Đối Ngoại (EEAS) và các quốc gia thành viên EU hành động kiên quyết và phối hợp để bảo đảm các cải thiện nhân quyền ở Việt Nam một cách cụ thể và liên tục bằng các ký kết và phê chuẩn các thủ tục của các hiệp định.

Theo báo cáo của EEAS, các tổ chức phi chính phủ và các cơ quan độc lập, và như được nhấn mạnh trong suốt Kỳ Kiểm Điểm Định Kỳ Phổ Quát gần đây của Việt Nam tại Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hợp Quốc, Việt Nam đã cho thấy không có mấy tiến bộ khả quan trong hồ sơ nhân quyền tồi tệ của mình nhiều năm qua. Ngược lại, cuộc đàn áp đã gia tăng kể từ năm 2016, đáng chú ý nhất là sự gia tăng các vụ tấn công, hành hung, câu lưu, giam giữ kéo dài mà không được tiếp cận luật sư, các án tù nặng nề đối với các nhà hoạt động ôn hòa, cũng như trong việc áp dụng các quy định hà khắc của Bộ Luật Tố Tụng Hình Sự và Bộ Luật Hình Sự, và việc thông qua Luật An Ninh Mạng – một luật mơ hồ. Tất cả những điều này đã xảy ra mặc vô số lời kêu gọi của cộng đồng quốc tế nhằm chấm dứt xu hướng đàn áp này, bao gồm cả EEAS và Nghị Viện Châu Âu.

Cũng cần nhấn mạnh rằng sự xuống cấp nghiêm trọng này đã bắt đầu ngay sau các kết luận chính trị của cuộc đàm phán EVFTA/IPA và song song với việc phê chuẩn Hiệp Định Đối Tác và Hợp Tác Toàn Diện giữa Việt Nam và EU (PCA).

Việt Nam là một bên tham gia nhiều công ước nhân quyền, bao gồm cả Công Ước Quốc Tế về Quyền Dân Sự và Chính Trị (ICCPR). Ngoài ra, Việt Nam bị ràng buộc phải tôn trọng hơn nữa các nghĩa vụ nhân quyền quốc tế của mình theo PCA, cũng như trong khuôn khổ kế hoạch ưu đãi thuế quan GSP. Cũng cần lưu ý rằng PCA và FTA/IPA có liên quan chính thức với nhau khi Việt Nam vi phạm các phần quan trọng của PCA, bao gồm cả quyền con người.

Trước những vi phạm có hệ thống và lâu dài đối với các nghĩa vụ nhân quyền quốc tế này, chúng tôi rất tiếc rằng lịch trình ký kết EVFTA/IPA đã thất bại trong việc không xác định được các tiêu chuẩn hoặc mốc thời gian rõ ràng trong việc chấm dứt xu hướng đàn áp hiện tại. Hơn nữa, các điều khoản trong Chương trình phát triển bền vững và Thương mại của FTA, chẳng hạn như các điều khoản liên quan đến các Công Ước ILO cơ bản, chỉ ràng buộc Việt Nam phải “thực hiện các nỗ lực liên tục và duy trì đối với [phê chuẩn]”, – một nghĩa vụ có thể bị trì hoãn vô thời hạn do thiếu thời hạn thực hiện và các cơ chế thực thi cứng rắn.

Cuối cùng, liên quan đến mối liên kết giữa PCA và EVFTA/IPA, chúng tôi nhận thấy chi phí rất cao khi đình chỉ ưu đãi thương mại, đó cũng là lý do tại sao việc đình chỉ đó chưa bao giờ xảy ra trong khuôn khổ của bất kỳ hiệp định thương mại song phương nào. Tuy nhiên, điều khoản quan trọng mang tính nguyên tắc như vậy chắc chắn phải là một công cụ hữu ích trong suốt quá trình đàm phán và trước khi phê chuẩn để đạt được tiến triển trong các trường hợp quan trọng. Xét cho cùng, quan hệ song phương của chúng ta với Việt Nam đã được điều chỉnh bởi PCA và các cam kết lẫn nguyên tắc của PCA được áp dụng cho tất cả hiệp định song phương khác. Do đó, đó sẽ là một tín hiệu xấu nếu mối quan hệ của chúng ta được thúc đẩy đáng kể, trong khi những vi phạm cơ bản của các nguyên tắc đó vẫn cứ tiếp diễn.

Trước tất cả những điều này, chúng tôi tin rằng EU nên làm mọi thứ trong khả năng của mình để bảo đảm ít nhất một số cải thiện nhân quyền rõ ràng ở Việt Nam trước khi ký và phê chuẩn EVFTA/IPA. Cần có những dấu hiệu mạnh mẽ và cụ thể rằng chính phủ Việt Nam đã thực hiện một cam kết thực sự nhằm chấm dứt chiến dịch đàn áp nhân quyền của người dân.

Các bước đó cần phải kèm theo:

• Phóng thích và phục hồi danh dự đầy đủ cho tất cả các tù nhân chính trị. Khởi đầu, như một cách tạo dựng lòng tin ngay lập tức, bằng cách phóng thích những tù nhân lương tâm có vấn đề về sức khỏe để họ được chăm sóc y tế đầy đủ, bao gồm Ngô Hào, Trần Huỳnh Duy Thức, Hoàng Đức Bình, Nguyễn Văn Túc, và Nguyễn Trung Tôn.

• Cam kết công khai bãi bỏ hoặc sửa đổi các điều 109, 116, 117, 118 và 331 của Bộ Luật Hình Sự, các điều 74 và 173 của Bộ Luật Tố Tụng Hình Sự, và Luật An Ninh Mạng, cũng như làm việc với các cơ quan của EU và Liên Hợp Quốc để ban hành Bộ Luật Hình Sự phù hợp với nghĩa vụ của Việt Nam theo ICCPR và đưa ra một mốc thời gian rõ ràng cho việc thực hiện.

• Thực hiện các bước cụ thể để công nhận các công đoàn độc lập và công bố bản lộ trình rõ ràng và có thời hạn để phê chuẩn các công ước cốt lõi còn lại của ILO, sửa đổi Luật Lao Động và tuân thủ các công ước cốt lõi của ILO và cam kết hợp tác với EU, ILO và các tổ chức xã hội dân sự độc lập để giám sát việc thực hiện.

Những cam kết cụ thể, tích cực như vậy từ chính quyền Việt Nam chắc chắn cũng sẽ là những tiêu chuẩn quan trọng đối với Nghị Viện khi xem xét việc phê chuẩn với EVFTA/IPA.

Trân trọng,

Nghị sĩ Châu Âu (MEP) Maria Arena
MEP Margrete Auken
MEP Reinhard Bütikofer
MEP Karoline Graswander-Hainz
MEP Theresa Griffin
MEP Heidi Hautala
MEP Agnes Jongerius
MEP Jude Kirton-Darling
MEP Miapetra Kumpula-Natri
MEP Aurore Lalucq
MEP Ana Miranda
MEP Maria Noichl
MEP Joachim Schuster
MEP Julie Ward

—–

Brussels, ngày 21 tháng Sáu, 2019

Thư cũng được gửi đến:

• Chủ tịch Juncker
• Đại Diện Cấp Cao/Phó Chủ Tịch Mogherini
• Ủy Viên Malmström
• Đại Sứ COREPER II
• Ban Công Tác về Châu Á và Châu Đại Dương (COASI)

Đọc toàn văn lá thư tại: http://www.heidihautala.fi/…/06/Joint-MEP-letter-EVFTA_IPA.…

(Bản dịch Việt Ngữ của Voice)

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Bản tin Việt Tân – Tuần lễ 15 – 21/4/2024

Nội dung:

– Hawaii tổ chức Lễ Giỗ Quốc Tổ Hùng Vương;
– Ghi ân công đức Quốc Tổ Hùng Vương tại Paris;
– Hội thảo ‘Hứa hẹn của Hà Nội; Thực trạng Nhân quyền tại Việt Nam’ trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) tại Genève, Thụy Sĩ;
– Kêu gọi tham gia Biểu tình và Văn nghệ đấu tranh nhân dịp UPR vào hai ngày 7 và 8/5, 2024 tại Genève, Thụy Sĩ.

Đồng ruộng ở ĐBSCL sau khi đắp đê. Ảnh: FB Nguyễn Huy Cường

Đời cha bán gạo, đời con khát nước

Nếu bây giờ tập trung truy tìm nguyên nhân chính tạo nên khô hạn, thiếu nước ở Đồng bằng sông Cửu Long thì thật dễ dàng tìm ra vài lý do vừa thực vừa mơ hồ như:

Do biến đổi khí hậu; Do biến động ở thượng nguồn sông Mekong; Do ý thức người dân trong việc sử dụng nước; Vân vân.

Những nét này cái nào cũng thực nhưng có điều ít ai thấy, nó cũng là cái rất thực, dễ giải thích, dễ thực hiện đó là chính sách “An ninh lương thực” được nhấn mạnh khoảng gần hai chục năm nay.

Những “Cây năng lượng” (ở Singapore) là một kiến trúc hình phễu, miệng rộng chừng 20 mét hứng nước chảy về hầm chứa. Cây này vừa tạo cảnh quan đẹp, vừa cảnh báo con người về thái độ với nước, vừa thu gom nước mưa. Ảnh: FB Nguyễn Huy Cường

Thử đi tìm đường cứu… nước

Tình hình vài năm nay và dăm bảy năm sau có những dự báo không mấy an tâm cho tình hình nước ngọt ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Chỉ riêng tỉnh Kiên Giang có khoảng 30.000 hộ dân thiếu nước sinh hoạt.

Cả vùng này có khoảng nửa triệu hộ dân thiếu nước sinh hoạt trong năm tháng cao điểm mùa khô. 

Lý do chính là do biến động bởi dòng chảy sông Mekong đã có nhiều thay đổi, chưa tính đến con kênh Phù Nam bên Cambodia sắp “Trích huyết” sông Mekong ngang chừng, cho chảy sang Vịnh Thái Lan.

Bộ Ngoại giao Việt Nam họp báo công bố báo cáo quốc gia theo cơ chế rà soát định kỳ phổ quát chu kỳ 4 (UPR), ngày 15/4/2024. Ảnh chụp Báo Tin Tức

Việt Nam bác bỏ các báo cáo ‘thiếu khách quan’ về nhân quyền của Liên Hiệp Quốc

Trong báo cáo đề ngày 27/2/2024 được công bố trên trang web của LHQ, nhóm chuyên trách Việt Nam của LHQ cho hay ít nhất 150 nhà báo độc lập, những người bảo vệ nhân quyền, và các nhà hoạt động dân chủ, đất đai và tôn giáo còn bị giam cầm chỉ vì thực hiện các quyền cơ bản của họ một cách ôn hòa trong các vấn đề liên quan đến bảo vệ môi trường, quyền của người thiểu số và phát triển dân chủ.