Các nhà ngoại giao Mỹ và EU gặp giới tranh đấu tại Sài Gòn

Từ trái, Miguel Moro Aguila (ĐSQ Tây Ban Nha), Phạm Chí Dũng, Catherine Welter (Tham tán Chính trị EU tại Hà Nội), Nicolo Costantini (ĐSQ Italia), Phạm Bá Hải, Fabienne Runyo (ĐSQ Pháp), Tim Krap (ĐSQ Hà Lan), Lê Công Định, Graham (ĐSQ Anh), Victoria Rhodin Sandstrom (ĐSQ Thụy Điển), Konrad Lax (Đại sứ quán Đức), Pontius Pamela và Justin Brown (Tổng Lãnh sự quán Hoa Kỳ), Tp. HCM, ngày 15/5/2018. Ảnh: Facebook Pham Ba Hai.
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Hơn mười nhà ngoại giao Hoa Kỳ và Liên Minh Châu Âu (EU) hôm 15/5 đã có cuộc gặp với các nhà tranh đấu tại thành phố Hồ Chí Minh để bàn về nhiều vấn đề khác nhau, trong đó có tình trạng vi phạm nhân quyền tại Việt Nam.

Từ thành phố Hồ Chí Minh, nhà báo độc lập Phạm Chí Dũng cho VOA biết ông đã tham gia cuộc gặp này cùng với luật sư nhân quyền Lê Công Định và cựu tù nhân lương tâm Phạm Bá Hải.

Nhà báo Phạm Chí Dũng cho biết nghị trình thảo luận tại cuộc gặp gồm các vấn đề liên quan đến nhân quyền, những nguyên do dẫn tới gia tăng đánh đập, bắt bớ, giam cầm, và những bản án trừng phạt nặng nề thành phần bất đồng chính kiến.

“Có khoảng một chục nhà ngoại giao và đây là lần đầu tiên tổ hợp các quốc gia châu Âu vào Sài gòn làm việc với các tổ chức xã hội dân sự, và cũng là lần đầu tiên xuất hiện vai trò của hai nước là Italy và Tây Ban Nha. Đây là hai trong năm nước chiếm vai trò lớn trong cộng đồng EU, họ xuất hiện và hỏi khá nhiều về vấn đề nhân quyền.”

Trong một thông báo hôm 16/5, ông Phạm Bá Hải, Điều phối viên Hội Cựu Tù nhân Lương tâm, cho biết phái đoàn các nhà ngoại giao Châu Âu gồm đại diện phái đoàn EU tại Hà Nội, đại diện sứ quán các nước Tây Ban Nha, Italia, Pháp, Hà Lan, Anh, Thụy Điển, Đức và hai nhà ngoại giao Hoa Kỳ đã có cuộc trao đổi kéo dài hai tiếng đồng hồ xoay quanh các vấn đề nhân quyền, và cả Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam – Châu Âu (FTA) mà Hà nội đang cố gắng vận động các quốc gia thành viên EU phê chuẩn.

Theo nhà báo Phạm Chí Dũng, các nhà ngoại giao còn quan tâm đến cuộc sống của các nhà hoạt động xã hội dân sự độc lập, vấn đề đất tôn giáo và cuộc chiến chống tham nhũng mà Hà Nội đang thực hiện.

“Ngoài việc quan tâm đến các vấn đề nhân quyền, các nhà ngoại giao còn quan tâm việc các nhà hoạt động bị công an trấn áp ra sao và sống trong hoàn cảnh như thế nào, và cô đơn như thế nào trong cuộc đấu tranh của mình. Họ cũng quan tâm đến các vấn đề khác đã trở thành đề tài nóng trong xã hội như vấn đề Thủ Thiêm, Đồng Tâm, Luật an ninh mạng, Luật Tín ngưỡng và Tôn giáo, và cuộc chiến chống tham nhũng của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.”

Cuộc gặp giữa các nhà ngoại giao Hoa Kỳ và EU với các nhà bất đồng chính kiến tại thành phố Hồ Chí Minh diễn ra một ngày trước khi Hoa Kỳ và Việt Nam mở vòng Đối thoại Nhân quyền lần thứ 22 tại thủ đô Washington hôm 16/5/2018.

Nguồn: VOA

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Việt Nam cần chú trọng và thúc đẩy phát triển khu vực kinh tế tư nhân. Ảnh: FastWork

Cần chú trọng và đẩy mạnh phát triển kinh tế tư nhân ở Việt Nam*

Theo thông tin chính thức từ VTV1, với 5 triệu hộ kinh doanh và khoảng 1 triệu doanh nghiệp, khu vực kinh tế tư nhân ở Việt Nam hiện tạo ra 41 triệu việc làm, đóng góp cho ngân sách 30% và chiếm hơn 51% GDP.

Nhưng nếu xét về khả năng tiếp cận cũng như tỷ lệ phân bổ nguồn lực, kinh tế tư nhân mới chỉ như vị thế của đứa con ngoài giá thú, thậm chí là con bị bỏ rơi.

Nhà thơ Trần Đức Thạch và lời sám hối của người lính 

Là cựu chiến binh, từng trải qua những năm tháng khốc liệt, ông hiểu sâu sắc nỗi đau của chiến tranh và bi kịch của một dân tộc bị dẫn dắt bởi ý thức hệ sai lầm. Là một nhà thơ, ông chọn cách cất lên tiếng nói trung thực dù biết rằng nó sẽ phải trả giá – và quả thật, ông đã bị bắt, bị tù đày lần hai ở tuổi 70. Nhưng ông không hối hận vì đã can đảm đối diện sự thật và sống thật với lòng mình.

Logo đài Tiếng nói Hoa Kỳ (VOA) thấy được dán trên tấm kính của trạm dừng xe buýt tại thủ đô Washington. Phía xa xa là tòa nhà Quốc Hội Mỹ. Ảnh: Alex Wong/ AFP/ Getty Images

VOA, RFA là tiếng nói độc lập, khách quan cho người ở Việt Nam

…Nhiều người đã bày tỏ sự ngạc nhiên lẫn tiếc nuối khi hai đài truyền thông lớn này phải đóng cửa. Theo họ, việc này tựa như một món quà đầy bất ngờ và hậu hỉ cho những chế độ độc tài vẫn đang tồn tại trên thế giới như Trung Cộng, Việt Nam, Bắc Hàn, Miến Điện, Cambodia, Lào… Vì đã mất đi những nguồn thông tin, tiếng nói mang tính chất độc lập, khách quan và uy tín để đối trọng lại với nguồn thông tin một chiều đầy giả dối.

Báo Công An lại xuyên tạc về Việt Tân qua cái gọi ‘phản bác’ Văn kiện 50

Thay vì tiếp nhận những ý kiến đóng góp của Việt Tân một cách cầu thị, nhà cầm quyền CSVN vẫn duy trì một góc nhìn thù địch và lặp lại những tuyên truyền xuyên tạc lạc hậu về Việt Tân. Ngày 17 tháng Ba, 2025, báo Công An Nhân Dân, một tờ báo thuộc Bộ Công an đã viết bài với mục đích “phản bác” Văn kiện 50 Việt Tân công bố tháng Hai, 2025.