Cạnh Tranh và Phát Triển

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Tại các nước dân chủ tự do, các đảng phái chính trị và các ứng cử viên phải ráo riết thi đua cạnh tranh nhau để tranh thủ lá phiếu cử tri. Những ứng cử viên hay Ðảng tranh cử phải cố gắng chứng minh rằng mình giỏi nhất, có những chương trình hành động khả thi và đáp ứng được sự mong đợi của cử tri nhất, hầu xứng đáng nhất được bầu chọn. Khi có cạnh tranh như vậy, không chính trị gia nào dám khinh xuất ngồi trên đầu nhân dân, hay ngồi im trên ghế quyền lực để hưởng thụ.

Ở các xứ tự do, cạnh tranh lành mạnh là một trong những nền tảng của sự phát triển. Sự thi đua và cạnh tranh để làm giầu, phát triển tư hữu, cũng là động lực chính của nền kinh tế thị trường, một nền kinh tế được quyết định và tự điều chỉnh bởi chính nhu cầu của quần chúng và thị trường. Nhờ đó mà các sản phẩm hàng hóa đến tay người tiêu thụ rẻ hơn, phẩm chất cao hơn. Vì vậy mà các cơ sở kinh tế sản xuất đều phải phát huy những sáng tạo trong quản trị, trong quy trình sản xuất, cũng như trong những phát minh mới của mình.

Hiệu quả của cạnh tranh và thi đua được thấy rõ nhất trong các thế vận hội thể thao, với những kỷ lục thế giới liên tiếp bị phá vỡ. Các thể tháo gia luôn luôn muốn “nhanh hơn, xa hơn, cao hơn, khỏe hơn”.

Khi đã chấp nhận cạnh tranh công khai, tất nhiên phải thiết lập một cơ chế vừa khuyến khích cạnh tranh, vừa bảo đảm cho sự cạnh tranh được công bằng để cùng nhau thăng tiến. Cho nên, những trò gian lận, hay chơi xấu hại nhau sẽ dần dần không còn chỗ đứng trong một cơ chế minh bạch như vậy. Tinh thần cạnh tranh bằng cách phá hoại đối thủ sao cho dở hơn mình, thay vì mình cố vươn lên để hay hơn người, là một biểu hiệu của tinh thần nhược tiểu, không tự tin rằng mình có thể càng ngày càng hay, giỏi hơn người.

Đảng Cộng Sản và Nhà Nước Việt Nam dư biết rằng, cạnh tranh lành mạnh sẽ thúc đẩy sự tiến bộ (*). Bằng chứng là họ đã bày ra đủ loại phong trào thi đua. Có điều trước đây Đảng CS đã không muốn biết là: trên lãnh vực kinh tế, khi người dân có quyền tư hữu, làm chủ và trực tiếp hưởng thành quả lao động của mình, thì chẳng ai cần những thúc dục thi đua sản xuất của nhà Nước. Bởi vậy, từ khi mở cửa cho kinh tế phát triển theo hướng kinh tế thị trường, kinh tế Việt Nam đi lên thấy rõ.

Câu hỏi đặt ra là, dù Đảng Cộng Sản Việt Nam và Nhà Nước biết giá trị ích lợi của sự thi đua cạnh tranh, tại sao họ vẫn nhất định không chấp nhận thi đua cạnh tranh trong chính trị, trong việc điều hành lãnh đạo quốc gia? Ông Nguyễn Vũ Bình chỉ mới xin phép lập Đảng chính trị, để thi đua với Đảng Cộng Sản Việt Nam, thì đã bị trù dập bắt tù tội. Những đảng phái khác tự đứng ra hoạt động, không cần sự cho phép của Đảng Cộng Sản, đều bị coi là bất hợp pháp, thậm chí còn bị coi là phản động cần phải tiêu diệt như đảng Việt Tân, đảng Thăng Tiến, đảng Dân Chủ Nhân Dân,… và nhiều đảng chính trị khác.

Biết rằng thi đua là thúc đẩy tiến bộ, mà vẫn khư khư giữ độc quyền và ngăn chặn tiêu diệt mọi đối thủ, Đảng Cộng Sản Việt Nam đã chứng tỏ họ đang ở vị trí phản động, đặt quyền lợi của phe Đảng mình lên trên quyền lợi chung của dân tộc và đất nước. Không những thế, họ còn biểu lộ sự thiếu tự tin, nên sợ hãi không dám công khai thi đua cạnh tranh với các tổ chức đảng phái khác. Khi đã phải dùng bạo lực để trấn áp đối thủ cạnh tranh, Đảng Cộng Sản Việt Nam cũng cho thấy rằng, họ biết là họ kém cỏi, hay có tội, nên khó có thể chinh phục trái tim và sự tin tưởng của quần chúng, nếu để dân tự do lựa chọn. Nhưng, khi càng làm như thế Đảng Cộng Sản Việt Nam đang tự mình kềm hãm mình trong vũng lầy lạc hậu yếu kém, vì thiếu động cơ thăng tiến từ cạnh tranh. Điều này đã khiến Đảng Cộng Sản Việt Nam càng ngày càng thoái hóa. Nhiều đảng Viên Cộng Sản có lòng và lý tưởng thực sự đã phải chán ngán bỏ Đảng mà đi. Những người mới gia nhập hầu hết vì miếng cơm manh áo, hay chạy theo nhu cầu vật chất, thay vỉ lý tưởng phục vụ. Vì không dám chấp nhận sự cạnh tranh công khai minh bạch, nên người ta không ngạc nhiên khi thấy những cạnh tranh quyền lực ngấm ngầm trong nội bộ, sau hội trường, với những thủ đoạn ma bùn, đấu đá trong cung đình; điển hình qua vụ Tổng Cục 2 và các đấu đá trước mỗi kỳ đại hội Trung Ương hay toàn Đảng.

Đảng phái chính trị chỉ là phương tiện để phục vụ dân tộc và đất nước. Do đó sự hiện hữu của các chính đảng khác chỉ là điều bình thường tự nhiên. Với quan niệm đúng đắn này, thì sự cạnh tranh giữa các chính đảng sẽ không phải là sự cạnh tranh hủy diệt lẫn nhau, mà là cạnh tranh để mỗi chính đảng ngày càng thăng tiến hơn, là phương tiện phục vụ dân tộc tốt hơn. Và nhân dân sẽ là trọng tài quyết định sự cạnh tranh này qua những cuộc bầu cử định kỳ. Tinh thần cạnh tranh như vậy sẽ là động cơ cho sự phát triển để đất nước ta sớm bắt kịp thế giới.

— –

(*) Trong quyển “Dưới Ngọn Cờ Vẻ Vang Của Đảng”, ông Lê Duẩn thuật lại một lần ông đi thăm viếng hợp tác xã nông nghiệp ở Thanh Hoá và chứng kiến cung cách làm ăn trong hợp tác xã, ông nhận định rằng, nếu để nông dân làm chủ những mảnh đất họ đang canh tác (trong hợp tác xã) thì họ sẽ tranh thủ ngay cả đêm có trăng sáng để sản xuất. Nhưng nếu “buông lỏng” như vậy thì “thói xấu” tư hữu sẽ trỗi dậy.

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam Tô Lâm trong buổi tiếp đón Tổng thống Nga Vladimir Putin, tại phủ chủ tịch ở Hà Nội, ngày 20/06/2024. Ảnh: Reuters - Minh Hoang

Chủ tịch nước kiêm tổng bí thư, ông Tô Lâm nắm trọn quyền lực ở Việt Nam

Việc được bầu làm chủ tịch nước được coi là “bước đệm” cho chức vụ lãnh đạo đảng. Và ông không ngồi vào ghế chủ tịch nước nếu thực sự chưa bố trí được người thân cận thay ông làm bộ trưởng Công An. Loại hết mọi đối thủ, trong đó có hai chủ tịch nước, một chủ tịch Quốc Hội, để nắm giữ, dù tạm quyền, cả hai chức vụ cao nhất của Việt Nam – tổng bí thư và chủ tịch nước – là “một thắng lợi hoàn toàn” của ông Tô Lâm, theo giám đốc nghiên cứu Benoît de Tréglodé, Viện Nghiên cứu Chiến lược của Trường Quân sự Pháp (IRSEM).

Một người dùng điện thoại đọc tin trên báo Nhân Dân điện tử đưa tin ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời. Ảnh: Nhac Nguyen/AFP via Getty Images

Nguyễn Phú Trọng, sự nghiệp và di sản

Ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời chiều 19 Tháng Bảy. “Cái quan định luận” (đóng nắp quan tài hãy bình luận) – dù ủng hộ ông hay không, đây là lúc nên nhìn lại di sản của người cầm đầu đảng và chính quyền Việt Nam suốt hai thập niên qua…

Ông Trọng chết, cái lò của ông có thể tắt lửa, nhưng chế độ công an trị mà ông khai mở vẫn còn đó, càng ngày càng lộng hành một cách quá quắt và cái di sản đó sẽ còn tác hại lâu dài…

Ông Nguyễn Phú Trọng tại Hà Nội, ngày 1 tháng Hai, 2021. Ảnh: Reuters

Sau Nguyễn Phú Trọng sẽ là một chương bất định?

Trong chính trị, nhất là đối với một nền chính trị phức tạp như ở Việt Nam hiện nay, vào giai đoạn “hậu Nguyễn Phú Trọng” tới đây, thật khó mà vạch ra một ranh giới rõ ràng giữa ra đi và dừng lại, giữa kết thúc và khởi đầu.

Một trong những câu hỏi lớn mà giới quan sát gần đây đặt ra là, dù rừng khuya đã tắt, nhưng cái lò ‘nhân văn, nhân nghĩa, nhân tình’ của ông Trọng sắp tới có còn đượm mùi củi lửa nữa hay không? Đây là điểm bất định đầu tiên!

TBT đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng. Ảnh: FB Việt Tân

Quan điểm của Việt Tân: Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng

Nguyễn Phú Trọng còn là nhân vật ngả theo Trung Quốc. Ông Trọng và hệ thống cầm quyền đã gây tác hại cho đất nước qua những hiệp định hợp tác bất bình đẳng giữa hai đảng cộng sản Việt Nam và Trung Quốc, qua việc phân định biên giới đất liền lẫn ngoài Biển Đông.

Kết thúc triều đại Nguyễn Phú Trọng bằng sự nắm quyền của Tô Lâm và phe nhóm công an là một đại họa mới. Đất nước và xã hội sẽ chìm đắm trong hệ thống công an trị. Người dân vốn dĩ đã mất tự do, nay sẽ còn bị kìm kẹp chặt chẽ hơn…