Cháy rừng, nói về phòng cháy chữa cháy ở Việt Nam

Cháy rừng ở Hà Tĩnh, 1 tháng Bảy, 2019. Ảnh: Vietnamnet
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Lửa vẫn còn rừng rực ở Hà Tĩnh, rồi Nghệ An. Diện tích rừng đã thành tro ở hai tỉnh này được ước đoán ít nhất cũng khoảng 40 héc ta và con số này sẽ còn thay đổi. Tính đến cuối ngày 30 tháng Sáu, đã có một người chết cháy khi cứu khoảnh rừng mà chính quyền xã Nam Kim, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An giao cho gia đình bà chăm sóc (1)…

Cho dù số người được huy động dập lửa tính bằng ngàn nhưng nhiệt độ cao, địa thế khu vực hiểm trở, bất tiện cho việc chữa cháy nên hàng ngàn, hàng ngàn lính cứu hỏa, bộ đội, công an, dân chúng vẫn bất lực trong việc dẫn nước dập lửa, ngăn lửa lan rộng. Chẳng riêng Hà Tĩnh, Nghệ An, Thừa Thiên – Huế cũng trong tình trạng tương tự (2).

Cháy rừng ở Việt Nam không phải là chuyện lạ, bất lực trước lửa cũng không lạ, dập lửa, ngăn cháy rừng trời nóng như thiêu chỉ bằng sức người, thiếu hoàn toàn các phương tiện chữa lửa cần thiết thì làm sao đạt được hiệu quả mong đợi. Giống như những lần trước, từ các viên chức đến dân chúng đang cầu… trời mưa!

Trên mạng xã hội, người thì bất bình khi sát những cánh rừng thông phủ từ chân lên đỉnh ngọn Hồng Lĩnh là các khu dân cư, hàng quán, cây xăng,… qui hoạch như thế thì làm sao có thể ngăn ngừa thảm họa (3)? Nhiều người thở dài khi nhìn lính cứu hỏa, bộ đội, công an, dân chúng địa phương chỉ loay hoay chặn lửa với đôi tay trần, xe cứu hỏa làm sao leo núi, bao nhiêu cây số ống dẫn nước mới đủ dập một biển lửa? Rất nhiều người dẫn lại chuyện Binh đoàn 18 từng khoe cách nay đúng một năm: Điều động trực thăng sang Indonesia để hỗ trợ chống cháy rừng ở đó (4) – và thắc mắc, rừng ở Nghệ An, Hà Tĩnh đã cháy suốt ba ngày, tại sao quân đội không điều động trực thăng hỗ trợ đồng bào?

Đã có khá nhiều người bình luận, trực thăng vốn là một trong những phương tiện hữu hiệu để dập những đám cháy lớn trên diện rộng, ở những tình huống xe cứu hỏa không thể phát huy tác dụng chẳng hạn như cháy ở trên cao, địa hình hiểm trở, cháy rừng. Người sử dụng Internet chia sẻ với nhau những video clip về hoạt động của các loại trực thăng. Trực thăng thường dùng gàu, lấy và tải vài tấn nước (5), trực thăng chuyên dụng hút nước từ sông, rạch, hồ, ao… rồi bay đến đám cháy, xả từ trên cao xuống vài khối nước (6). Dù là trực thăng thường hay chuyên dụng, thời gian lấy nước, xả nước xuống khu vực đang cháy cũng chỉ một vài phút – rất hiệu quả, tại sao Việt Nam không sắm?

Nếu thử tìm thông tin về đầu tư vào trực thăng nhằm phòng và chữa cháy, có thể thấy hồi đầu tháng trước, lực lượng cứu hỏa của Ý vừa đặt mua thêm năm trực thăng chữa cháy. Chi phí trọn gói cho hợp đồng sẽ được thực hiện năm nay và năm tới này là 75 triệu Euro, bao gồm cả trực thăng lẫn huấn luyện phi công, kỹ thuật viên, các phương tiện đi kèm và bảo trì (7). Chia đều, số tiền phải trả cho sắm – tổ chức vận hành mỗi trực thăng chữa cháy khoảng 15 triệu Euro, qui ra tiền đồng khoảng 400 tỉ. Nếu tính tổng chi phí cho cả gói (phi đội năm trực thăng) thì tổng mức đầu tư chừng 2.000 tỉ đồng Việt Nam. Khoản tiền này rõ ràng không nhỏ nhưng cũng chẳng phải là quá lớn.

Vấn đề nằm ở chỗ, tại Việt Nam, hệ thống công quyền từ trung ương đến địa phương vừa có thể phóng tay, liên tục chi từ vài trăm đến cả ngàn tỉ để dựng các… cổng chào, các trung tâm hành chính sang trọng, các tượng đài, khu tưởng niệm từ… “bác” đến… Fidel Castro, vừa liên tục rót vào các dự án vô bổ, chuyển cho các tập đoàn, tổng công ty nhà nước vài chục ngàn tỉ tới hàng trăm ngàn tỉ, bất kể sau đó, tất cả trở thành giấy lộn, thậm chí tạo thêm nợ nần nhưng không nghĩ tới và cũng chẳng có bất kỳ kế hoạch nào để sắm những phương tiện thật sự cần thiết trong việc bảo vệ tính mạng, tài sản công dân, tài nguyên quốc gia như trực thăng chữa cháy.

Chẳng phải bây giờ rừng mới cháy. Rừng đã cháy, đang cháy và sẽ còn cháy. Phòng cháy – chữa cháy rừng có lẽ vẫn chỉ là những con người chẳng may sinh ra, lớn lên, cư trú trong những khu vực có rừng bị cháy tự xoay sở với nhau rồi… thôi. Sau khi bỏ một khoản tiền chắc chắn là rất lớn để tu bổ toàn bộ “Khu lưu niệm Bác Hồ về thăm Hà Tĩnh” (8), tháng trước, hệ thống chính trị, hệ thống công quyền Hà Tĩnh – nơi rừng từng cháy nhiều lần và đang cháy rừng rực – tổ chức trọng thể “Lễ báo công với bác Hồ” (9). Với những gì thiên hạ đã biết về Hà Tĩnh, “Lễ báo công với bác Hồ” tiếp tục góp thêm một trong hài kịch mà người ta không thể nào cười.

Trân Văn

Chú thích

(1) https://tuoitre.vn/mot-phu-nu-tu-vong-khi-chua-chay-rung-o-nghe-an-20190630174714424.htm

(2) https://tuoitre.vn/trong-1-buoi-chieu-4-dam-chay-lon-bung-len-o-hue-thieu-rui-100ha-rung-20190628180255612.htm

(3) https://www.facebook.com/vpluatsuvidan/posts/1247449025437506

(4) https://dantri.com.vn/xa-hoi/chuyen-truc-thang-viet-nam-cho-gau-nuoc-4-tan-di-cuu-hoa-tai-indonesia-20180625170447375.htm

(5) https://www.youtube.com/watch?v=cQ04w1gDFdI

(6) https://www.youtube.com/watch?v=P3SjRZtnIIg

(7) https://helihub.com/2019/06/19/italian-national-fire-corps-orders-five-more-aw139s/

(8) https://baohatinh.vn/van-hoa-ha-tinh/hoan-thanh-tu-bo-khu-luu-niem-bac-ho-ve-tham-ha-tinh-trong-thang-5-2017/129624.htm

(9) https://dantri.com.vn/xa-hoi/ha-tinh-to-chuc-le-bao-cong-voi-bac-ho-20190515145027296.htm

Nguồn: VOA

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam Tô Lâm trong buổi tiếp đón Tổng thống Nga Vladimir Putin, tại phủ chủ tịch ở Hà Nội, ngày 20/06/2024. Ảnh: Reuters - Minh Hoang

Chủ tịch nước kiêm tổng bí thư, ông Tô Lâm nắm trọn quyền lực ở Việt Nam

Việc được bầu làm chủ tịch nước được coi là “bước đệm” cho chức vụ lãnh đạo đảng. Và ông không ngồi vào ghế chủ tịch nước nếu thực sự chưa bố trí được người thân cận thay ông làm bộ trưởng Công An. Loại hết mọi đối thủ, trong đó có hai chủ tịch nước, một chủ tịch Quốc Hội, để nắm giữ, dù tạm quyền, cả hai chức vụ cao nhất của Việt Nam – tổng bí thư và chủ tịch nước – là “một thắng lợi hoàn toàn” của ông Tô Lâm, theo giám đốc nghiên cứu Benoît de Tréglodé, Viện Nghiên cứu Chiến lược của Trường Quân sự Pháp (IRSEM).

Một người dùng điện thoại đọc tin trên báo Nhân Dân điện tử đưa tin ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời. Ảnh: Nhac Nguyen/AFP via Getty Images

Nguyễn Phú Trọng, sự nghiệp và di sản

Ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời chiều 19 Tháng Bảy. “Cái quan định luận” (đóng nắp quan tài hãy bình luận) – dù ủng hộ ông hay không, đây là lúc nên nhìn lại di sản của người cầm đầu đảng và chính quyền Việt Nam suốt hai thập niên qua…

Ông Trọng chết, cái lò của ông có thể tắt lửa, nhưng chế độ công an trị mà ông khai mở vẫn còn đó, càng ngày càng lộng hành một cách quá quắt và cái di sản đó sẽ còn tác hại lâu dài…

Ông Nguyễn Phú Trọng tại Hà Nội, ngày 1 tháng Hai, 2021. Ảnh: Reuters

Sau Nguyễn Phú Trọng sẽ là một chương bất định?

Trong chính trị, nhất là đối với một nền chính trị phức tạp như ở Việt Nam hiện nay, vào giai đoạn “hậu Nguyễn Phú Trọng” tới đây, thật khó mà vạch ra một ranh giới rõ ràng giữa ra đi và dừng lại, giữa kết thúc và khởi đầu.

Một trong những câu hỏi lớn mà giới quan sát gần đây đặt ra là, dù rừng khuya đã tắt, nhưng cái lò ‘nhân văn, nhân nghĩa, nhân tình’ của ông Trọng sắp tới có còn đượm mùi củi lửa nữa hay không? Đây là điểm bất định đầu tiên!

TBT đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng. Ảnh: FB Việt Tân

Quan điểm của Việt Tân: Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng

Nguyễn Phú Trọng còn là nhân vật ngả theo Trung Quốc. Ông Trọng và hệ thống cầm quyền đã gây tác hại cho đất nước qua những hiệp định hợp tác bất bình đẳng giữa hai đảng cộng sản Việt Nam và Trung Quốc, qua việc phân định biên giới đất liền lẫn ngoài Biển Đông.

Kết thúc triều đại Nguyễn Phú Trọng bằng sự nắm quyền của Tô Lâm và phe nhóm công an là một đại họa mới. Đất nước và xã hội sẽ chìm đắm trong hệ thống công an trị. Người dân vốn dĩ đã mất tự do, nay sẽ còn bị kìm kẹp chặt chẽ hơn…