Chỉ huy tàu sân bay Mỹ khẳng định quyền tự do đi lại ở Biển Đông

Một thủy thủ Mỹ dọn dẹp máy bay chiến đấu F/A-18F Super Hornet trên boong đáp của tàu sân bay USS Carl Vinson (CVN 70) vào ngày 11/9/2021 trong đợt triển khai hoạt động ở Biển Đông. Ảnh: Hải quân Mỹ
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Chỉ huy một tàu sân bay Mỹ được triển khai ở Biển Đông vừa cho Đài Á Châu Tự Do (RFA) biết rằng việc triển khai này là nhằm đảm bảo “quyền tự do đi lại của tất cả các quốc gia trong vùng biển quốc tế.” Khi thực hiện sứ mệnh này, tàu sân bay của Mỹ đã ở vị trí chỉ cách một tàu khảo sát của Trung Quốc khoảng 50 hải lý khi tàu Trung Quốc hoạt động tại vùng đặc quyền kinh tế của Indonesia (EEZ) vào cuối tuần vừa qua.

Dữ liệu giao thông hàng hải toàn cầu cho thấy, vào sáng sớm chủ nhật, tàu USS Carl Vinson (CVN-70) đang đi trên biển Natuna ngoài khơi Indonesia, gần nơi tàu khảo sát Hải Dương Địa Chất 10 của Trung Quốc đã hoạt động từ cuối tháng 8.

Điều khác lạ là siêu tàu sân bay của Mỹ cũng thông báo vị trí của nó –  một động thái mà các nhà phân tích cho rằng là một hoạt động chủ ý nhằm cho thấy tàu này đang hoạt động tự do trong vùng biển quốc tế. Trung Quốc tuyên bố chủ quyền đối với hầu hết các khu vực thuộc Biển Đông.

Trong một cuộc phỏng vấn độc quyền với RFA hôm thứ bảy, chỉ huy Nhóm tấn công Carl Vinson, Chuẩn Đô đốc Dan Martin cho biết: “Các hoạt động của chúng tôi trong khu vực [Biển Đông] thực sự thể hiện sự sẵn sàng bảo vệ lợi ích của chúng tôi cũng như các quyền tự do được quy định bởi luật pháp quốc tế.”

Tuần trước, nhóm tấn công tàu sân bay bao gồm tàu ​​sân bay USS Carl Vinson (CVN-70) và ba tàu quân sự khác đã đi vào Biển Đông để tiến hành “các hoạt động an ninh hàng hải.”

Chỉ vài ngày trước đó, Cục An toàn Hàng hải Trung Quốc thông báo rằng tất cả các tàu nước ngoài, kể cả hàng không mẫu hạm đi vào khu vực mà Trung Quốc cho là lãnh hải của mình, phải thông báo cho Bắc Kinh và chịu sự giám sát của Trung Quốc.

Theo luật quốc tế, lãnh hải là vùng biển rộng 12 hải lý tính từ lãnh thổ đất liền của một quốc gia. Nhưng Trung Quốc gộp cả các vùng biển xung quanh các đảo nhân tạo mới được nước này cải tạo vào trong quyền tài phán hàng hải của mình bất chấp sự phản đối của các nước khác trong khu vực.

Chuẩn Đô đốc Martin nói: “Bất kỳ luật hoặc quy định nào của quốc gia ven biển không được vi phạm các quyền hàng hải và hàng không mà tất cả các quốc gia được hưởng theo luật pháp quốc tế.”

“Các tuyên bố chủ quyền hàng hải bất hợp pháp và sâu rộng bao gồm cả ở Biển Đông đe dọa đáng kể đối với các quyền tự do trên biển, bao gồm tự do hàng hải, hàng không và thương mại hợp pháp”.

“Chúng tôi sẽ không bị ép buộc hoặc buộc phải từ bỏ các chuẩn mực quốc tế” – Chuẩn Đô đốc nói.

‘Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Hoa trong tình thế cảnh giác’

Lực lượng hải quân và không quân Mỹ định kỳ tiến hành cái gọi là Hoạt động Tự do Hàng hải (FONOP) để đối đầu với các yêu sách hàng hải của Trung Quốc ở Biển Đông, nơi hàng năm có tới 1/3 thương mại hàng hải toàn cầu qua lại. Trung Quốc đã nhiều lần lên tiếng phản đối các hoạt động FONOP này.

Thời báo Hoàn cầu, một ấn phẩm của tờ Nhân dân Nhật báo – cơ quan ngôn luận chính thức của Trung Quốc, cũng gọi việc triển khai tàu sân bay USS Carl Vinson là “hành động khiêu khích.”

Đây là lần thứ sáu tàu sân bay Mỹ được triển khai ở Biển Đông trong năm nay nhưng là lần đầu tiên với khả năng tiên tiến của máy bay chiến đấu tàng hình F-35C và máy bay trực thăng tiltrotor CMV-22B Osprey đời mới – tờ Global Times lưu ý.

Tờ báo dẫn lời một chuyên gia quân sự Trung Quốc cảnh báo rằng quân đội Trung Quốc đã được đặt trong tình trạng phải cảnh giác và “Trung Quốc có đầy đủ khả năng và tự tin đối phó với những hành động khiêu khích như vậy.”

Tuy nhiên, theo chỉ huy của Nhóm tấn công Carl Vinson, “cho đến nay, tất cả các hoạt động tương tác của chúng tôi với hải quân Trung Quốc đều diễn ra chuyên nghiệp và an toàn. Khi chúng tôi đi xung quanh khu vực, có một số tàu đi theo nhưng tôi chưa thấy bất kỳ hành động hiếu chiến nào trên biển hay trên không khiến tôi lo ngại.”

Một đánh giá của Đài Á Châu Tự Do về dữ liệu theo dõi tàu cho thấy, khi tàu Carl Vinson đi qua khu vực phía Nam của Biển Đông, nó ở một điểm cách khoảng 50 hải lý so với tàu Hải Dương Địa Chất 10 – một trong những tàu khảo sát định kỳ tiến hành nghiên cứu tại các vùng biển tranh chấp của Trung Quốc.

Khu vực mà tàu Hải Dương Địa Chất hoạt động hôm chủ nhật nằm trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của Indonesia. Indonesia không coi mình là một bên trong các tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông mặc dù Bắc Kinh tuyên bố các quyền lịch sử đối với một số phần thuộc vùng biển chồng lấn với vùng đặc quyền kinh tế của Indonesia.

Một bản đồ cho thấy vị trí của tàu sân bay USS Carl Vinson hôm Chủ Nhật 12/9/2021 ở Biển Natuna ngoài khơi Indonesia trong tương quan với tàu khảo sát Hải Dương Địa Chất 10 của Trung Quốc vốn đã hoạt động trong khu vực từ cuối tháng 8/2021. Nguồn: Marine Traffic/ RFA.
Một bản đồ cho thấy vị trí của tàu sân bay USS Carl Vinson hôm Chủ Nhật 12/9/2021 ở Biển Natuna ngoài khơi Indonesia trong tương quan với tàu khảo sát Hải Dương Địa Chất 10 của Trung Quốc vốn đã hoạt động trong khu vực từ cuối tháng 8/2021. Nguồn: Marine Traffic/ RFA.

Chuẩn Đô đốc Martin nói rằng, do các hạn chế do dịch bệnh COVID-19 gây ra, nhiều khả năng tàu USS Carl Vinson sẽ không ghé thăm cảng nào trong đợt triển khai này nhưng hoạt động linh hoạt của tàu sẽ “cho các đối tác và đồng minh của chúng tôi thấy rằng chúng tôi sát cánh cùng họ.”

Ông nhắc lại cam kết của Mỹ trong việc bảo vệ Philippines, một quốc gia tuyên bố chủ quyền trên Biển Đông nếu nước này bị tấn công. Ông nói rằng Philippines là “đồng minh hiệp ước lâu đời nhất của chúng tôi ở châu Á.”

Chuẩn Đô đốc Martin nói: “Một cuộc tấn công vũ trang chống lại các lực lượng vũ trang, tàu công cộng hoặc máy bay của Philippines ở Thái Bình Dương, bao gồm cả ở Biển Đông, sẽ dẫn tới một nghĩa vụ theo Hiệp ước Phòng thủ chung giữa Mỹ và Philippines.”

Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Delfin Lorenzana đã đến Washington trong tuần trước để gặp các quan chức Mỹ. Theo một tuyên bố của Philippines, “cả hai bên đã nhất trí cùng xây dựng một khuôn khổ hàng hải song phương nhằm thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực hàng hải.”

Phát biểu tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế hôm thứ tư tuần trước, Bộ trưởng Lorenzana cho biết Manila đang nỗ lực “nâng cấp và cập nhật” mối liên minh với Mỹ. Ông yêu cầu cần làm rõ hơn “mức độ cam kết của Mỹ” theo hiệp ước mà hai nước đồng minh đã ký cách đây 70 năm.

Nguồn: RFA

 

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ông Tô Lâm (trái) và ông Vương Đình Huệ. Ảnh: Thanh Niên

Về cuộc tranh giành quyền lực ở Ba Đình

Tin đồn mới nhất cho biết ông Huệ vẫn kiên cường chống trả, chưa chịu buông giáo đầu hàng dù tay chân thân tín đã bị ông Lâm tóm gọn. Có thể ông Huệ còn trông mong vào sự cứu viện của hoàng đế Tập Cận Bình bên Tàu. Nhưng trận đấu chỉ giằng co thêm một vài ngày nữa thôi, vì theo quy định của đảng CSVN, ông Huệ khó mà tránh được tội liên đới “trách nhiệm của người đứng đầu” khi các đàn em sa vào vòng lao lý, chưa kể ông Lâm còn nhiều độc chiêu sẽ tiếp tục tung ra để buộc ông Huệ phải cởi giáp quy hàng.

Lính hải quân Campuchia tại căn cứ hải quân Ream ở Preah Sihanouk trong một chuyến thăm do chính phủ tổ chức hôm 26/7/2019. Ảnh minh họa: AFP

Quân cảng Ream và Kênh đào Funan của Campuchia: nỗi lo lớn đối với Việt Nam

Hôm 18/4/2024, Chương trình Sáng kiến minh bạch hàng hải Châu Á (AMTI) của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) công bố thông tin về hai tàu hải quân Trung Quốc đã đậu ở căn cứ hải quân Ream của Campuchia trong hơn bốn tháng…

Từ đó, AMTI đặt câu hỏi liệu sự hiện diện thường trực của hải quân Trung Quốc tại quân cảng Ream đã được thiết lập trên thực tế hay mới chỉ là “lời đồn.”

Theo các chuyên gia, sự kết hợp giữa quân cảng Ream và kênh đào Phù Nam [Funan Techo] có thể tạo mối đe dọa an ninh truyền thống (quân sự) và an ninh phi truyền thống (môi trường, kinh tế, chính trị) đối với Việt Nam.

HRW đưa ra lời kêu gọi trước dịp diễn ra tiến trình Rà soát Định kỳ Phổ quát (UPR) chu kỳ IV đối với Việt Nam ngày 7/5/2024. Nguồn: HRW

HRW kêu gọi LHQ gây áp lực để Việt Nam cải thiện nhân quyền

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền hôm 22/4 hối thúc các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc nên tận dụng đợt rà soát hồ sơ nhân quyền sắp tới của Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền LHQ để gây áp lực buộc Hà Nội chấm dứt đàn áp những người bất đồng chính kiến và các quyền cơ bản.