Chính phủ chỉ thạo… kiến tạo nợ nần?

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Ủy Ban Tài Chính – Ngân Sách (UB TCNS) của Quốc Hội Việt Nam vừa công bố hai báo cáo thẩm tra về ngân sách nhà nước trong các năm 2017, 2018, 2019. Ấn tượng sâu đậm nhất từ hai báo cáo này là Việt Nam đang và sẽ tàn mạt vì… nợ!

Tự thân nợ nần không xấu, thậm chí hết sức cần thiết nếu vay mượn giúp dặm nền, hỗ trợ phát triển. Chỉ tiếc là báo cáo vừa kể chỉ ra, nợ nần đang dẫn Việt Nam tiến nhanh, tiến mạnh theo hướng… ngược lại!

***

Báo cáo đầu tiên – “thẩm tra về quyết toán ngân sách nhà nước (NSNN) năm 2017”, cho biết, hết năm 2017, khối nợ của Việt Nam đã tăng thêm 204.413 tỉ đồng, nâng tổng nợ nần lên mức ba triệu tỉ đồng và nợ nần vẫn tiếp tục tăng trong khi thu – chi tiếp tục mất cân đối nên chẳng dư ra đồng nào để trả nợ (1).

Theo UB TCNS của Quốc Hội thì năm 2017, bội chi (chi nhiều hơn thu) là 136.963 tỉ đồng. Ủy ban này “khen” chính phủ “có nhiều nỗ lực trong quản lý, điều hành ngân sách và kiểm soát bội chi” nên giảm được 41.337 tỉ so với mức cho phép bội chi!

“Khen” như thế chẳng khác gì “khen”… đểu! “Khen” xong, UB TCNS chú thích: Bội chi năm 2017 giảm là do… giải ngân các dự án đầu tư bằng tiền đi vay chậm, hoàn toàn không phải do tiết kiệm chi tiêu để giảm vay!

Vì giải ngân chậm, năm 2017, tỉ lệ sử dụng vốn thu về từ việc bán trái phiếu, vốn vay ngoại quốc rất thấp. Cũng vì thế, năm 2017, so với kế hoạch đã định, chính phủ phải giảm vay ngoại quốc (20.195 tỉ đồng) và giảm vay trong nước (15.142 tỉ đồng).

Muốn biết giải ngân chậm nguy hại như thế nào, hãy liếc qua một báo cáo khác cũng của UB TCNS và cũng mới được trình Quốc Hội: “Báo cáo Thẩm tra về đánh giá bổ sung kết quả thực hiện nhiệm vụ NSNN năm 2018, triển khai dự toán NSNN năm 2019” (2).

Trong báo cáo thứ hai, UB TCNS cho biết, tiến độ giải ngân vốn đầu tư công năm 2018 vẫn còn rất chậm, thậm chí thấp hơn tốc độ giải ngân năm 2017. Tính đến hết ngày 31 tháng 1 năm 2019 mới chỉ giải ngân được 75,8%. Giải ngân nguồn vốn trong nước chỉ đạt 79,8%, vốn trái phiếu chính phủ chỉ đạt 48,1%, vốn vay ngoại quốc chỉ đạt 53,6%. Tình trạng giải ngân chậm được cảnh báo là “đã diễn ra trong nhiều năm, chưa có giải pháp mạnh, hiệu quả để điều chỉnh cũng như khắc phục”.

Có một điểm cần lưu ý, bản chất trái phiếu chính phủ là một loại phiếu vay nợ kèm cam kết trả lãi ở một mức nhất định, trong một khoảng thời gian nhất định. Bán trái phiếu chính phủ là nhận nợ để trả lãi, hết hạn phải hoàn vốn. Chậm giải ngân nguồn vốn hình thành từ trái phiếu chính phủ là đi vay nhưng không dùng và oằn lưng trả lãi. Nói cách khác, hiện có 51,9% vốn vay thông qua phát hành trái phiếu chính phủ chỉ sinh… lãi, không sinh… lợi!

Tương tự, UB TCNS phát giác chính phủ đã nhận nợ cho nhiều nguồn vốn đầu tư phát triển (bao gồm cả ODA và những khoản vay ưu đãi của nhiều nhà tài trợ) nhưng vì chậm giải ngân, Việt Nam đang trả lãi cho những khoản đi vay mà không dùng. Ai cũng biết, ngoài lãi, vay còn kèm thời hạn, chậm giải ngân không chỉ phải gánh lãi một cách vô lý, thời gian sử dụng vốn vay ngắn, suất đầu tư chưa kịp sinh lợi đã phải hoàn vốn sẽ làm tăng áp lực trả nợ.

Đáng ngạc nhiên là UB TCNS chỉ khuyến cáo nhẹ nhàng rằng… chậm giải ngân sẽ dẫn đến lãng phí, kém hiệu quả trong việc sử dụng vốn vay rồi… thôi, cho dù có hai chi tiết đáng vã mồ hôi: (1) Đảm trách vai trò thẩm tra về NSNN nhưng UB TCNS không biết chính phủ đã nhận bao nhiêu nợ, thành ra phải “đề nghị chính phủ báo cáo rõ về số vốn vay đã nhận nợ”. (2) Không ai ngăn được chính phủ tiếp tục “ban hành chính sách mới mà chưa xác định cụ thể về nguồn lực bảo đảm” để mắc nợ nhiều hơn!

***

Sau khi Ủy Ban Tài Chính – Ngân Sách của Quốc Hội Việt Nam công bố hai báo cáo như đã dẫn, chính phủ Việt Nam cũng đã công bố “Báo cáo tình hình nợ công”. Theo đó, năm ngoái, chính phủ đã dùng 250.000 tỉ đồng để trả nợ, trả lãi cho các khoản đã vay cả trong lẫn ngoài Việt Nam. Chính phủ dõng dạc tuyên bố là việc thực hiện nghĩa vụ trả các khoản nợ bao gồm gốc và lãi “nằm trong mức đã được phê duyệt tại các nghị quyết của Quốc Hội, bảo đảm đầy đủ, đúng hạn theo cam kết” (3).

Chẳng biết hệ thống truyền thông chính thức lược thuật có chính xác hay không nhưng đọc các bài lược thuật, “Báo cáo tình hình nợ công” của chính phủ giống như một “báo cáo thành tích và chỉ thế mà… thôi!

Trân Văn

Chú thích

(1) https://tuoitre.vn/no-cong-tang-them-ngan-sach-chua-co-du-de-tra-no-20190520165332942.htm

(2) http://ttvn.vn/kinh-doanh/chua-co-nguon-luc-thuc-hien-da-ban-hanh-chinh-sach-4201920594525167.htm

(3) https://tuoitre.vn/chinh-phu-tra-no-hon-250-000-ti-dong-trong-nam-2018-20190521132746227.htm

Nguồn: VOA

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ông Tô Lâm (trái) và ông Vương Đình Huệ. Ảnh: Thanh Niên

Về cuộc tranh giành quyền lực ở Ba Đình

Tin đồn mới nhất cho biết ông Huệ vẫn kiên cường chống trả, chưa chịu buông giáo đầu hàng dù tay chân thân tín đã bị ông Lâm tóm gọn. Có thể ông Huệ còn trông mong vào sự cứu viện của hoàng đế Tập Cận Bình bên Tàu. Nhưng trận đấu chỉ giằng co thêm một vài ngày nữa thôi, vì theo quy định của đảng CSVN, ông Huệ khó mà tránh được tội liên đới “trách nhiệm của người đứng đầu” khi các đàn em sa vào vòng lao lý, chưa kể ông Lâm còn nhiều độc chiêu sẽ tiếp tục tung ra để buộc ông Huệ phải cởi giáp quy hàng.

Lính hải quân Campuchia tại căn cứ hải quân Ream ở Preah Sihanouk trong một chuyến thăm do chính phủ tổ chức hôm 26/7/2019. Ảnh minh họa: AFP

Quân cảng Ream và Kênh đào Funan của Campuchia: nỗi lo lớn đối với Việt Nam

Hôm 18/4/2024, Chương trình Sáng kiến minh bạch hàng hải Châu Á (AMTI) của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) công bố thông tin về hai tàu hải quân Trung Quốc đã đậu ở căn cứ hải quân Ream của Campuchia trong hơn bốn tháng…

Từ đó, AMTI đặt câu hỏi liệu sự hiện diện thường trực của hải quân Trung Quốc tại quân cảng Ream đã được thiết lập trên thực tế hay mới chỉ là “lời đồn.”

Theo các chuyên gia, sự kết hợp giữa quân cảng Ream và kênh đào Phù Nam [Funan Techo] có thể tạo mối đe dọa an ninh truyền thống (quân sự) và an ninh phi truyền thống (môi trường, kinh tế, chính trị) đối với Việt Nam.

HRW đưa ra lời kêu gọi trước dịp diễn ra tiến trình Rà soát Định kỳ Phổ quát (UPR) chu kỳ IV đối với Việt Nam ngày 7/5/2024. Nguồn: HRW

HRW kêu gọi LHQ gây áp lực để Việt Nam cải thiện nhân quyền

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền hôm 22/4 hối thúc các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc nên tận dụng đợt rà soát hồ sơ nhân quyền sắp tới của Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền LHQ để gây áp lực buộc Hà Nội chấm dứt đàn áp những người bất đồng chính kiến và các quyền cơ bản.