Chính quyền bất lực trước tình trạng ô nhiễm không khí khủng khiếp tại Hà Nội và Sài Gòn

Ảnh: Facebook Việt Tân
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Hàng chục triệu người dân Hà Nội và Sài Gòn đang phải hít thở bầu không khí bị ô nhiễm nhất thế giới. Đặc biệt, ô nhiễm không khí còn kèm theo bụi mịn đang khiến người dân đối diện với nguy cơ bệnh về hô hấp, ung thư, tim mạch,…

Báo Tiền Phong cho biết hôm 26 Tháng Chín, 2019, website giám sát ứng dụng quan trắc không khí AirVisual xếp “Hà Nội là thành phố ô nhiễm nhất thế giới,” trong khi “Sài Gòn xếp thứ ba về mức độ ô nhiễm”.

Theo các chuyên gia, tình hình ô nhiễm không khí tại Hà Nội có xu hướng nghiêm trọng. Chất lượng không khí ở mức kém, nhiều điểm đo đã vượt qua ngưỡng đỏ lên ngưỡng tím, ngưỡng rất có hại cho sức khỏe mọi người. Ở các khu vực Minh Khai (quận Bắc Từ Liêm), Hàng Đậu (quận Hoàn Kiếm) luôn trong tình trạng như sương mù bao phủ, trời lặng gió, không khí ngột ngạt.

Trong khi đó tại Sài Gòn, dữ liệu từ Trung Tâm Quan Trắc Tài Nguyên Môi Trường cũng cho thấy các chất ô nhiễm như bụi lơ lửng, NO2, SO2, CO… tăng đột biến gây nên tình trạng sương mù quang hóa.

Sương mù quang hóa không phải do độ ẩm không khí gây ra mà là một dạng ô nhiễm không khí sinh ra do ánh sáng mặt trời tác dụng lên các loại khí thải như: khí thải động cơ của các phương tiện giao thông, công nghiệp… tạo nên những hợp chất có hại cho sức khỏe con người, làm giảm tầm nhìn.

Nhiều nhân chứng tại Hà Nội và Sài Gòn nói rằng các lớp mù khô đặc quánh khiến tầm nhìn hạn chế, các tòa nhà như bị biến mất sau lớp màu trắng đục.

Tình trạng ô nhiễm không khí đặc biệt trở nên nguy hiểm hơn bởi có bụi mịn PM 2.5 lơ lửng tăng cao bất thường. Đặc biệt, chỉ số bụi mịn đo được tại Sài Gòn ở mức 102,7 µg/m³, cao hơn gấp 4 lần quy chuẩn quốc gia (25 µg/m3) và gần 11 lần trung bình năm của Tổ Chức Y Tế Thế giới (WHO).

Bụi PM 2.5 được coi là “sát thủ trong không khí.” Loại bụi này lơ lửng trong không khí và có khả năng luồn lách vào các túi phổi và tĩnh mạch phổi, gây nên nhiều căn bệnh chết người như bệnh về hô hấp, ung thư, tim mạch, đột biến gene. Trong khi đó, các khẩu trang thông thường không thể ngăn loại bụi này.

Có thể thấy tình trạng ô nhiễm không khí tại hai thành phố lớn nhất của Việt Nam đang ở mức khủng khiếp, tuy nhiên nhà cầm quyền CSVN đã không có giải pháp rốt ráo để ngăn chặn, khắc phục, ngoài việc khuyến cáo người dân hạn chế ra đường.

Thậm chí, ngay cả việc khuyến cáo cũng hết sức chậm trễ. Điển hình như tại Sài Gòn, phải đến ngày thứ 3 không khí bị ô nhiễm, trung tâm quan trắc mới có thể cảnh báo đến người dân. Trong khi đó, các chỉ số môi trường xuất hiện ở các bảng quang báo trên đường phố cũng hiển thị kết quả của 1 tháng trước.

Kinh tế ngày càng phát triển thì lẽ ra chất lượng sống ngày càng được nâng cao, nhưng hàng triệu người dân vẫn đang phải đối mặt với những vấn nạn nghiêm trọng ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, trong sự bất lực của chính quyền.

[ S ] – FB Việt Tân

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Tàu cảnh sát biển Trung Quốc (trái) hôm 21/5/2025 đã sử dụng vòi rồng và húc vào một tàu cá của Philippines đang làm nhiệm vụ nghiên cứu gần một trong ba bãi cát có tên là Sandy Cay ở Biển Đông đang tranh chấp. Ảnh: AP

Cuộc chiến ý tưởng của Trung Quốc ở Biển Đông

Bắc Kinh đang sử dụng các viện nghiên cứu để hợp pháp hóa yêu sách hàng hải và định hình nhận thức toàn cầu.

… Cùng nhau, các tổ chức này tạo nên cái mà người ta có thể gọi là “bộ máy truyền thông chiến lược,” có nhiệm vụ biến sự quyết đoán trên biển của Trung Quốc thành sự kiềm chế, và sự phản kháng của nước ngoài thành sự can thiệp gây bất ổn.

Hội nghị Trung ương 12 kết thúc hôm 19/7/2025, ra thông báo kỷ luật cách tất cả các chức vụ cũ đối với (từ trái) Nguyễn Xuân Phúc, cựu Chủ tịch nước và cựu Thủ tướng Chính phủ; Võ Văn Thưởng, cựu Chủ tịch nước và Vương Đình Huệ, Cựu Chủ tịch Quốc hội

Thấy gì qua việc kỷ luật Phúc, Thưởng và Huệ?

Những gì diễn ra trong vụ kỷ luật lần này phản ánh một thực tế trái ngược: Sự tùy tiện, bất nhất và mang màu sắc chính trị nhiều hơn là pháp lý, cho thấy sự khủng hoảng điều lệ đảng Cộng Sản và niềm tin đang ngày một lan rộng ngay trong nội bộ tầng lớp lãnh đạo cao cấp nhất của Việt Nam.

Tổng Bí thư ĐCSVN Tô Lâm phát biểu bế mạc Hội nghị Trung ương 12, khóa XIII. Ảnh: Truyền hình HTV

Trung ương 12 tiết lộ gì về nhân sự đại hội XIV?

Đặc biệt, sự im lặng đầy ẩn ý đối với Thủ tướng Phạm Minh Chính là một tín hiệu chính trị phức tạp. Không bị nêu tên, không bị kỷ luật – nhưng cũng không được xác nhận tái nhiệm. Điều này cho thấy ông đang bị cô lập và chờ thời điểm bị “rút lui” trong danh dự.