Chúng Ta chọn đứng bên nào của Sự Thật

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Sau một loạt các trấn áp của lãnh đạo CS nhắm vào các trang mạng xã hội, bằng cách liên tiếp bắt giam các blogger Ba Sàm, Bọ Lập, Nguyễn Ngọc Già … báo lề dân vẫn tiếp tục mọc rễ và vươn cành. Các blogger khác vẫn ngoan cường, cứng cỏi, tuyên bố sẵn sàng đối mặt với tù tội.

Nhà văn Phạm Đình Trọng gọi thời đại này là Thời Ngục Tù. Ông viết: “Năm tháng qua đi nhưng thời ngục tù đau đớn này sẽ còn mãi trong trang sách lịch sử”. Thân phận lầm than của đất nước, thân phận bèo bọt của người dân, thực tế nhức nhối của xã hội đã không thể câm lặng mãi trong tâm hồn nhạy cảm của các nhà văn, dù họ biết họ có thể là nạn nhân kế tiếp. Viết, đối với nhà văn Phạm Đình Trọng và đối với các blogger vừa như là sự đòi hỏi của cái riêng, vừa là trách nhiệm với cái chung.

Để mong tô đậm thêm nữa tác động khủng bố lên các nhà văn, ngày 14/01/15 ông thứ trưởng Bộ Thông Tin Trương Minh Tuấn và Phó chủ nhiệm Văn Phòng Quốc Hội Nguyễn Sỹ Dũng cùng xuất hiện trên truyền hình VTV1. Họ cảnh báo rằng hàng trăm trang mạng có máy chủ ở nước ngoài đang sử dụng chiêu bài nguy hiểm nhằm xuyên tạc, bịa đặt, nói xấu Đảng, Nhà nước và các cấp lãnh đạo, gây chia rẽ, làm giảm sút niềm tin của dân đối với Đảng.

Nhưng những nhà hoạt động Việt Nam lại nhìn khác. Khi những con người chỉ với cây bút và bàn phím trong tay, bằng tất cả mọi nỗ lực trong cô đơn, kể cả chịu bị đánh đập đến đổ máu, chịu tù tội, đã buộc cả guồng máy tuyên truyền khổng lồ của nhà nước phải xôn xao đối phó, thì các blogger và sự thật đã chiến thắng. Khi Ban Tuyên Giáo Đảng phải công khai chỉ thị cho đội ngũ chuyển sang hướng “minh bạch để giành trận địa thông tin”, thì rõ ràng báo lề dân đã thắng hiệp 1.

Đề cập đến mức ảnh hưởng của làng dân báo ông Trương Minh Tuấn vừa thú nhận vừa cố tình đánh hỏa mù:

“Có thể gọi chung đây là tội phạm không gian ảo, vi phạm pháp luật VN. Loại tội phạm này có thể bị xếp vào những nguy cơ đe dọa an ninh lớn nhất cho đất nước. Như ở Anh tội phạm này bị xếp ngang hàng tội phạm tấn công khủng bố, thảm họa hạt nhân…”.

Ông Trương Minh Tuấn quen lối phát biểu xem thường dư luận, xem thường trí tuệ của người dân. Trong khi ba ngày trước đó, những thông tin trên khắp các trang mạng xã hội cho thấy Thủ tướng Anh, ông David Cameron đang cùng 40 vị lãnh đạo thế giới dẫn đầu đoàn tuần hành ở Pháp để cổ vũ cho quyền tự do ngôn luận. Ông Tuấn tiêu biểu cho giàn lãnh đạo CSVN, vẫn muốn tiếp tục chính sách ngu dân bằng bưng bít thông tin. Vẫn muốn cai trị dân bằng bạo lực nên phải lấy dối trá làm phương châm hàng đầu. Quả thật, đây chính là cuộc chiến cam go mà người dân VN phải đối mặt. Cuộc chiến giữa sự thật và dối trá, giữa lương tâm và họng súng.

Nhà văn Pháp Emile Zola bảo rằng: “Nếu anh bịt miệng sự thật và chôn nó xuống đất, nó sẽ phát triển, và tập hợp sức mạnh dữ dội của chính nó để một ngày khi nó mọc lên, nó sẽ thổi bay mọi thứ”.

Sự thật bị chôn dấu hàng bao lâu nay đang chứng tỏ sức mạnh dữ dội của chính nó. Và làng dân báo, càng ngày càng lớn mạnh với hàng trăm những con người chịu vác thập tự để được đem sự thật đến với cuộc đời. Dù cô thế, dù thiếu phương tiện so với lực lượng báo đài của đảng, báo lề dân đang trở thành nỗi lo sợ lớn của lãnh đạo CS. Nỗi lo sợ đó bao gồm những sự thừa nhận sau đây:

- Đảng đã phải thừa nhận chính sách bưng bít thông tin từ ngày lập đảng đến nay đã thất bại, dù với bao nhiêu công an mạng đi chăng nữa. Đặc biệt vì hiện có rất nhiều chuyên gia điện toán trên thế giới luôn nghĩ ra các cách vượt rào cản để tặng không cho nhân dân các nước đang bị độc tài cai trị.

- Đảng đã phải thừa nhận lực lượng 80 ngàn Dư Luận Viên hàng ngày đi chửi bới, cố đánh lạc hướng dư luận cũng đã thất bại. Tệ hơn nữa, hàng ngũ này chỉ tạo thêm các tác động ngược. Người dân ngày càng khinh rẻ cả Dư Luận Viên và những kẻ thuê mướn họ.

- Đảng đã phải thừa nhận hiện tượng người dân đang lũ lượt bỏ mặc báo đài công cụ và kéo nhau đi nơi khác tìm thông tin. Từ các nguồn quốc tế đến các nguồn do chính dân chúng tự tìm hiểu, tự dịch thuật, tự tổng hợp, tự nhận định, tự thực hiện — tức làng dân báo. Không những thế, người dân nay còn định ra công thức chung: cứ chuyện gì Ban Tuyên Giáo ra chỉ thị cho báo đài chối cãi càng căng thì chuyện đó càng chính xác theo chiều ngược lại. Đơn cử một thí dụ như trường hợp ông Nguyễn Bá Thanh thì rõ.

Nhưng có lẽ phải đọc các phát biểu của thứ trưởng Tuấn cùng với nhiều bài vở khác của Ban Tuyên Giáo gần đây cũng như các dặn dò của ông Nguyễn Tấn Dũng với công an mới thấy đủ chính sách “minh bạch” của đảng. Đó là phải làm chủ thông tin bằng cách không chặn tin nữa nhưng chủ động tung tin theo chiều của Đảng; hoặc chủ động minh bạch phần tin nào không hại cho đảng. Nếu thế thì cũng chẳng mới là mấy. Ai cũng biết cách đó sẽ chỉ cứu vãn tình hình trong một thời gian ngắn thôi, vì hiện có nhiều nguồn khác cung cấp thông tin đầy đủ và chính xác, tức minh bạch 100%. Một khi người dân nhận ra đảng chỉ “minh bạch một phần” hay “minh bạch một chiều” thì số người kéo đi sang báo lề trái còn đông và nhanh hơn nữa. Có ai muốn phí thời giờ đưa óc mình cho đảng rót các thông tin nghiêng lệch, cắt xén vào không?! và như thế thì có khác gì mấy tình trạng hiện giờ ?!

Dù chính sách tuyên truyền kiểu mới của đảng chỉ vừa bắt đầu, nhiều người dân Việt đã bày tỏ thái độ chán chường về cái “lòng thành nửa mùa” đi kèm đủ thứ hăm dọa trên báo đảng. Điều dân khao khát là sự thật, là quyền được biết về những chính sách của chính phủ, những sự việc có liên quan trực tiếp đến quyền lợi của đất nước và của chính họ, kể cả những dữ kiện thuộc loại tối kỵ như nội dung Hội nghị Thành Đô, các bản đồ biên giới Việt Trung, … Ngày nào những đòi hỏi đó chưa được đáp ứng, ngày đó Đảng còn tiếp tục phải đối mặt với làng dân báo. Cái trận địa mà Đảng gọi là “chiến tranh thông tin truyền thông” đó chẳng ở đâu xa, chẳng phải từ lực lượng phản động nào cả. Họ là dân, nơi mà rất nhiều người đã từng hết lòng yêu Đảng và từng đặt hết niềm tin vào Đảng. Niềm tin đưa Đảng lên ngôi đó đã cạn, đã chết lịm khi người ta biết Đảng đã bịt mắt để xử dụng họ như lừa, ngựa suốt bao nhiêu năm qua.

Đến nước này Đảng chỉ còn có hai chọn lựa:
• hoặc là phải mở tung hẳn cánh cửa truyền thông ra. Bỏ hẳn cái trò “800 báo đài với một ban biên tập” đi.
hoặc phải chấp nhận đứng nhìn cảnh: toàn dân chỉ dùng báo đài công cụ làm phương tiện giải trí hay giấy gói hàng; còn khi cần các tin tức đúng đắn, mọi người sẽ chỉ đọc các nguồn do báo lề dân cung cấp.

Nhìn những gì vừa xảy ra trên “mặt trận thông tin”, ai còn dám bảo người dân “tay không” thì không thể tạo áp suất đổi thay. Khi phương pháp Đấu Tranh Bất Bạo Động được đủ số đông cùng áp dụng, thế lực độc tài sẽ bị dồn vào chỗ bí. Họ buộc phải thay đổi hay phải bỏ chạy. Nhiều dân tộc đã khám phá ra công thức này trước chúng ta.

Cuộc đọ sức hiện nay – dù muốn hay không – vẫn ảnh hưởng đến và bao gồm tất cả mọi người dân Việt. Một là ta góp mặt dũng cảm cho sự đổi thay. Hai là ta chấp nhận trở thành nạn nhân, dự phần cùng những bóng đen câm lặng trong sự tụt hậu của đất nước mình. Chúng ta chọn đứng bên nào của Sự Thật ?

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam Tô Lâm trong buổi tiếp đón Tổng thống Nga Vladimir Putin, tại phủ chủ tịch ở Hà Nội, ngày 20/06/2024. Ảnh: Reuters - Minh Hoang

Chủ tịch nước kiêm tổng bí thư, ông Tô Lâm nắm trọn quyền lực ở Việt Nam

Việc được bầu làm chủ tịch nước được coi là “bước đệm” cho chức vụ lãnh đạo đảng. Và ông không ngồi vào ghế chủ tịch nước nếu thực sự chưa bố trí được người thân cận thay ông làm bộ trưởng Công An. Loại hết mọi đối thủ, trong đó có hai chủ tịch nước, một chủ tịch Quốc Hội, để nắm giữ, dù tạm quyền, cả hai chức vụ cao nhất của Việt Nam – tổng bí thư và chủ tịch nước – là “một thắng lợi hoàn toàn” của ông Tô Lâm, theo giám đốc nghiên cứu Benoît de Tréglodé, Viện Nghiên cứu Chiến lược của Trường Quân sự Pháp (IRSEM).

Một người dùng điện thoại đọc tin trên báo Nhân Dân điện tử đưa tin ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời. Ảnh: Nhac Nguyen/AFP via Getty Images

Nguyễn Phú Trọng, sự nghiệp và di sản

Ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời chiều 19 Tháng Bảy. “Cái quan định luận” (đóng nắp quan tài hãy bình luận) – dù ủng hộ ông hay không, đây là lúc nên nhìn lại di sản của người cầm đầu đảng và chính quyền Việt Nam suốt hai thập niên qua…

Ông Trọng chết, cái lò của ông có thể tắt lửa, nhưng chế độ công an trị mà ông khai mở vẫn còn đó, càng ngày càng lộng hành một cách quá quắt và cái di sản đó sẽ còn tác hại lâu dài…

Ông Nguyễn Phú Trọng tại Hà Nội, ngày 1 tháng Hai, 2021. Ảnh: Reuters

Sau Nguyễn Phú Trọng sẽ là một chương bất định?

Trong chính trị, nhất là đối với một nền chính trị phức tạp như ở Việt Nam hiện nay, vào giai đoạn “hậu Nguyễn Phú Trọng” tới đây, thật khó mà vạch ra một ranh giới rõ ràng giữa ra đi và dừng lại, giữa kết thúc và khởi đầu.

Một trong những câu hỏi lớn mà giới quan sát gần đây đặt ra là, dù rừng khuya đã tắt, nhưng cái lò ‘nhân văn, nhân nghĩa, nhân tình’ của ông Trọng sắp tới có còn đượm mùi củi lửa nữa hay không? Đây là điểm bất định đầu tiên!

TBT đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng. Ảnh: FB Việt Tân

Quan điểm của Việt Tân: Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng

Nguyễn Phú Trọng còn là nhân vật ngả theo Trung Quốc. Ông Trọng và hệ thống cầm quyền đã gây tác hại cho đất nước qua những hiệp định hợp tác bất bình đẳng giữa hai đảng cộng sản Việt Nam và Trung Quốc, qua việc phân định biên giới đất liền lẫn ngoài Biển Đông.

Kết thúc triều đại Nguyễn Phú Trọng bằng sự nắm quyền của Tô Lâm và phe nhóm công an là một đại họa mới. Đất nước và xã hội sẽ chìm đắm trong hệ thống công an trị. Người dân vốn dĩ đã mất tự do, nay sẽ còn bị kìm kẹp chặt chẽ hơn…