Chúng ta đang sống trong thời đại nào?

Sinh viên Trương Thị Hà trong buổi biểu tình ôn hoà tại Sài Gòn ngày 10/6/2018.
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Câu hỏi này rất cũ, nhưng nó lại đặc biệt mới sau khi tôi đọc lá thư của một nữ sinh viên gửi cho ông thầy tên Hạ trên Facebook (thiết nghĩ không cần nhắc thêm về nội dung lá thư này) hay bản tin của Lý Đợi trên Facebook về việc nhà văn hóa Thanh Niên TP.HCM đóng cửa triển lãm “bí ẩn cơ thể người”; Và hơn nữa, sau khi tôi đọc đoạn tin về nhóm nhạc đường phố đang biểu diễn tại Đà Nẵng “thành phố đáng sống”, bên cạnh chân cầu Tình Yêu và cầu Rồng thì bị một nhóm cán bộ và dân quân, công an phường đến tịch thu dàn âm thanh, đạo cụ mang về phường, phạt hành chính và nhắc nhỡ tuyên truyền… đừng xin tiền!

Chuyện nghe cứ như phim ảnh hay một thứ gì đó thuộc về thế giới tưởng tượng hay thế giới hồi tưởng của người văn minh nhớ về một quá khứ đen tối của quốc gia, dân tộc. Nhưng không phải, đây là câu chuyện mới, rất mới, nó vừa xảy ra!

Bởi với con người có đủ hoặc chí ít có được một phần văn minh, tiến bộ và nhân bản trong tâm hồn, trí tuệ, sẽ chẳng có ai hành xử cổ hủ và chẳng khác nào “dùi đục chấm mắm cái” như vậy. Trong khi đó, kẻ hành xử vừa nói là những viên chức, quan chức nhà nước Việt Nam trong thế kỷ 21 này!

Như trường hợp ông thầy giáo Hạ cũng không kém phần đáng sợ bởi ông ta là một trí thức, một người có ăn học tới nơi tới chốn, một người có hiểu biết pháp luật (bởi đây là môn bắt buộc của một sinh viên hệ trung cấp, cao đẳng, cử nhân và môn có chuyên sâu của nghiên cứu sinh hệ trên cử nhân theo qui định của ngành giáo dục Việt Nam từ trước tới nay) nhưng lại cố tình lờ đi trước bất công và vô pháp, lại tuyên bố “thầy không biết luật!”…

Điều này khiến cho người chứng kiến phải bật ra câu hỏi tưởng như đã cũ “Chúng ta đang sống trong thời đại nào đây?!”. Và câu trả lời, đương nhiên là đã có sẵn, một sự đương nhiên “chúng ta đang sống trong thời đại Hồ Chí Minh, thời đại Cộng sản xã hội chủ nghĩa”. Không có câu trả lời nào khác!

Vấn đề làm người ta thắc mắc và lấy làm lạ là hiện nay đã bước vào thế kỷ 21, loài người đã có những bước tiến khá xa từ khoa học cho đến triết lý sống cũng như các chuẩn mực đạo đức, dân quyền… Việt Nam không phải là quốc gia đóng cửa kín bưng trước thế giới, Việt Nam kêu gọi đầu tư nước ngoài, mở rộng các quan hệ quốc tế và tham gia Liên Hiệp Quốc, thậm chí ký kết các điều khoản về nhân quyền, tự do của Liên Hiệp Quốc như mọi quốc gia tiến bộ khác. Vậy tại sao Việt Nam, đặc biệt là ở các thành phố lớn lại có cách hành xử cứ như mới từ trong bụi chui ra như vậy?

Đà Nẵng, một thành phố mà người ta vẫn hay kháo với nhau rằng đây là thành phố “đáng sống nhất Việt Nam” bởi cơ sở hạ tầng tốt, cung cách hành xử của hệ thống quan chức địa phương có văn hóa, môi trường thân thiện… Nhưng nghe ra chuyện này đã thuộc về quá khứ. Ngay trong lúc các trào lưu nghệ thuật đường phố xuất hiện ở Hà Nội, Huế như một tín hiệu về sự giao thoa văn hóa, sự tiến bộ và hiện đại của đất nước thì tại Đà Nẵng, việc một nhóm sinh viên mang nhạc cụ ra đường phố đứng biểu diễn và để chiếc hộp đàn để nhận tiền thưởng của khán giả (một chuyện hết sức thường tình và tạo hình ảnh đẹp) lại bị một cán bộ phường đến quát tháo, tịch thu nhạc cụ, lập biên bản, phạt tiền…

Điều này cho thấy gần như mọi yếu tố cát cứ, lộng quyền đã phát triển đến đỉnh của nó. Có nghĩa là cái điều mà tối kỵ nhất trong một cơ thể quốc gia là “trên bảo dưới không nghe” dường như đang diễn ra đầy rẫy tại Việt Nam. Một tay cán bộ xã, phường, thậm chí cán bộ thôn, ấp tự xem mình là một ông vua khu vực. Và những kẻ lính lác bên dưới tự xem họ là những khanh tướng, được quyền, được phép ăn trên ngồi trốc, đè đầu cưỡi cổ nhân dân.

Dường như mọi lý thuyết như “cán bộ là đầy tớ trung thành của nhân dân” hoặc cán bộ là “của dân, do dân và vì dân”, “cán bộ được đào tạo để phục vụ nhân dân”… đều là những câu cửa miệng được nói không ngớt bởi chính những kẻ phản bội lại nhân dân.

Tính phản bội nhân dân của họ phát triển thông qua những món lợi ích từ lợi ích nhóm cho đến lợi ích cá nhân, vinh thân phì gia. Và đến khi mọi lợi ích vật chất đã đủ, người ta chuyển sang những lợi ích tinh thần. Mà bất kỳ thứ ích kỷ nào được đính kèm với thế giới tinh thần đều cho ra những kiểu tinh thần bệnh hoạn và kỳ dị, nếu không muốn nói là kinh dị.

Bằng chứng, một ông thầy giáo, giảng viên đại học, hiệu phó một ngôi trường đại học thuộc dạng hàng đầu Việt Nam sẵn sàng nói không biết ngượng miệng trước sinh viên của mình rằng “thầy không biết luật!”. Một câu trả lời mà bất kỳ nhà giáo nào (kể cả giáo viên mầm non) nói ra đều cảm thấy đó là nỗi nhục. Bởi pháp luật là thứ không riêng gì trí thức phải hiểu biết, mà nó là thứ qui định, là loại khế ước xã hội bắt buộc mọi người đều phải biết, phải nắm những thông tin cơ bản của nó để hành xử, để sống.

Ở đây, câu “thầy không biết luật” như một thứ bệnh hoạn tinh thần. Cụ thể là căn bệnh lợi ích tinh thần. Bởi để có được cái quyền lợi từ đảng phái, quyền lợi tiến thân trong hệ thống và quyền ăn trên ngồi trốc, người ta sẵn sàng đạp lên mọi giá trị đạo đức. Và đôi khi, mỗi cái chết của giá trị đạo đức lại tạo ra tiếng cười đắc thắng ngấm ngầm trong phép thắng lợi tinh thần bệnh hoạn. Nó bệnh hoạn đến mức một ông thầy giáo có thể đứng nhìn một đám đàn ông (không cần biết họ là gì) nhục mạ một cô nữ sinh bằng những từ ngữ không còn gì bỉ ổi và sỉ nhục hơn và không có bất kỳ một phản ứng nào ngoài việc đồng tình với đám đàn ông kia!

Và câu chuyện cấm văn hóa, từ việc cấm triển lãm “bí ẩn cơ thể người” ở Sài Gòn cho đến cấm các bạn trẻ chơi nhạc đường phố ở Đà Nẵng cũng là một phép thắng lợi tinh thần bệnh hoạn khác. Đó là một loại bệnh sợ phát triển của tinh thần. Người ta sẵn sàng để hàng trăm, hàng ngàn đám đông nhậu nhẹt ngồi tràn lan ra lề đường, thậm chí che trại lấn cả lòng đường để hát hò, nhảy nhót, karaoke tưng bừng. Trong đó, không ngoại trừ những bài ca ngợi đảng, ca ngợi bác Hồ và những bài theo kiểu “không còn yêu thì anh cứ đi, trên đường đi nói câu biệt ly yeah!” hay “nếu em thấy không còn cảm giác, thì vui lòng đi tìm người khác yeah!”. Những thứ đó hoàn toàn không bị cấm, thậm chí được ngầm cổ xúy, và không ít trường hợp, những đám đông nhảy nhót đó có đầy các gương mặt cán bộ phường, xã, thậm chí huyện, quận…

Nhưng người ta lại không chấp nhận những cuộc chơi nghiêm túc hàm chứa học thuật. Bởi đâu đó trong sâu thẳm của phép thắng lợi tinh thần còn hàm chứa cả nỗi sợ hãi. Sợ nhân dân nổi dậy, sợ những đám đông hành xử có văn hóa, sợ những đám đông hiểu biết, sợ những cuộc hội tụ không tạp nhạp và không có biểu hiện bản năng.

Ở một đất nước mà các đám đông tạp nhạp, biểu hiện bản năng và suồng sả thì được hoạt động thoải mái nhưng bất kỳ một nhóm nhỏ nào có biểu hiện văn minh hay một chút gì đó thuộc về văn hóa, nghệ thuật thì bị chặn đứng bởi một nỗi sợ hãi nào đó từ sâu thẳm nhà cầm quyền thì có vẻ như cái lỗ hổng đạo đức, tư duy và văn hóa đã không còn chỗ vá.

Bởi nó cho thấy nỗi bất an đã xâm chiếm mọi ngõ ngách tâm hồn, và chính những kẻ cấm đoán lại là kẻ bất an nặng nề nhất. Sự giải tỏa bất an bằng những hành vi dần rời xa tính người là một biểu hiện suy thoái tinh thần đến đỉnh điểm trong cái phép thắng lợi tinh thần của kẻ bất an!

Và người tỉnh thức, người sở cầu văn minh, nhân bản, nhân văn bao giờ cũng là người phải đeo vòng gai và vác thánh giá trên sa mạc cô đơn này!

Nguồn: RFA

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam Tô Lâm trong buổi tiếp đón Tổng thống Nga Vladimir Putin, tại phủ chủ tịch ở Hà Nội, ngày 20/06/2024. Ảnh: Reuters - Minh Hoang

Chủ tịch nước kiêm tổng bí thư, ông Tô Lâm nắm trọn quyền lực ở Việt Nam

Việc được bầu làm chủ tịch nước được coi là “bước đệm” cho chức vụ lãnh đạo đảng. Và ông không ngồi vào ghế chủ tịch nước nếu thực sự chưa bố trí được người thân cận thay ông làm bộ trưởng Công An. Loại hết mọi đối thủ, trong đó có hai chủ tịch nước, một chủ tịch Quốc Hội, để nắm giữ, dù tạm quyền, cả hai chức vụ cao nhất của Việt Nam – tổng bí thư và chủ tịch nước – là “một thắng lợi hoàn toàn” của ông Tô Lâm, theo giám đốc nghiên cứu Benoît de Tréglodé, Viện Nghiên cứu Chiến lược của Trường Quân sự Pháp (IRSEM).

Một người dùng điện thoại đọc tin trên báo Nhân Dân điện tử đưa tin ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời. Ảnh: Nhac Nguyen/AFP via Getty Images

Nguyễn Phú Trọng, sự nghiệp và di sản

Ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời chiều 19 Tháng Bảy. “Cái quan định luận” (đóng nắp quan tài hãy bình luận) – dù ủng hộ ông hay không, đây là lúc nên nhìn lại di sản của người cầm đầu đảng và chính quyền Việt Nam suốt hai thập niên qua…

Ông Trọng chết, cái lò của ông có thể tắt lửa, nhưng chế độ công an trị mà ông khai mở vẫn còn đó, càng ngày càng lộng hành một cách quá quắt và cái di sản đó sẽ còn tác hại lâu dài…

Ông Nguyễn Phú Trọng tại Hà Nội, ngày 1 tháng Hai, 2021. Ảnh: Reuters

Sau Nguyễn Phú Trọng sẽ là một chương bất định?

Trong chính trị, nhất là đối với một nền chính trị phức tạp như ở Việt Nam hiện nay, vào giai đoạn “hậu Nguyễn Phú Trọng” tới đây, thật khó mà vạch ra một ranh giới rõ ràng giữa ra đi và dừng lại, giữa kết thúc và khởi đầu.

Một trong những câu hỏi lớn mà giới quan sát gần đây đặt ra là, dù rừng khuya đã tắt, nhưng cái lò ‘nhân văn, nhân nghĩa, nhân tình’ của ông Trọng sắp tới có còn đượm mùi củi lửa nữa hay không? Đây là điểm bất định đầu tiên!

TBT đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng. Ảnh: FB Việt Tân

Quan điểm của Việt Tân: Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng

Nguyễn Phú Trọng còn là nhân vật ngả theo Trung Quốc. Ông Trọng và hệ thống cầm quyền đã gây tác hại cho đất nước qua những hiệp định hợp tác bất bình đẳng giữa hai đảng cộng sản Việt Nam và Trung Quốc, qua việc phân định biên giới đất liền lẫn ngoài Biển Đông.

Kết thúc triều đại Nguyễn Phú Trọng bằng sự nắm quyền của Tô Lâm và phe nhóm công an là một đại họa mới. Đất nước và xã hội sẽ chìm đắm trong hệ thống công an trị. Người dân vốn dĩ đã mất tự do, nay sẽ còn bị kìm kẹp chặt chẽ hơn…