Chuyện gì đã thực sự xảy ra trong tháng 8/1945?

Những ngày đầu của Cách mạng tháng 8. Ảnh: tư liệu - FB Dao Pham Viet
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

20 ngày làm đảo lộn Việt Nam

Cách mạng tháng 8 là một cuộc cách mạng được thừa nhận ở cả VNCH và VNDCCH. Nhưng vào thời điểm nó diễn ra, có lẽ ít ai ngờ được tất cả những sự kiện sau đây chỉ là khởi đầu cho tấn bi kịch mang tên Việt Nam.

Xin trích dẫn lại các báo thời đó để cùng nhìn lại dòng sự kiện mà không bị ảnh hưởng bởi tuyên truyền tô vẽ ngày nay. Mỗi mẩu tin bên dưới là một câu chuyện riêng, rất đáng giá cho những ai muốn nghiên cứu, tìm hiểu.

Ngày 9/8/1945 – Nội các Trần Trọng Kim từ chức vì 3 bộ trưởng từ nhiệm và một bộ trưởng qua đời do tai nạn trúng bom của quân Đồng Minh. Vua Bảo Đại chuẩn y, và giao cho ông Trần Trọng Kim lập nội các mới.

Trong lúc chờ lập nội các mới thì vua Bảo Đại hạ lệnh cho nội các cũ vẫn tiếp tục làm việc như một chính phủ lâm thời.

Ngày 14/8/1945 – Vua Bảo Đại tuyên bố hủy bỏ các hiệp ước ký với Pháp, lấy lại Nam Kỳ, thống nhất Việt Nam.

Bổ nhiệm ông Nguyễn Văn Sâm làm khâm sai Nam Kỳ.

Đất Nam Kỳ trở về với Việt Nam. Đây là kết quả thương lượng của Thủ tướng Trần Trọng Kim với Nhật.

Trước đó giữa tháng 7/1945 ông đã lấy lại 3 nhượng địa Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, sáp nhập Bắc Kỳ vào với An Nam (miền Trung). Riêng Nam Kỳ thì ban đầu người Nhật từ chối, phải điều đình đến tháng 8 mới được chấp nhận.

Ngày 15/8/1945 – Nhật Hoàng tuyên bố qua sóng phát thanh chấp nhận đầu hàng Đồng Minh.

Ngày 15/8/1945 – Nhật trao trả đoàn Bảo An Binh, ty Liêm Phóng, nha học chính, và trường đại học cho Việt Nam.

Ngày 15/8/1945 – Việt Nam tiếp nhận các Sở Liêm Phóng, Sở Thông Tin, và Sở Kiểm Duyệt.

Nội các Việt Nam ra yêu cầu với phủ Toàn quyền Nhật: Giao lại khí giới của quân Pháp cho chính phủ Việt Nam, dồn Pháp kiều vào một khu, bãi bỏ phủ Toàn quyền, trả lại vô tuyến điện cho chính phủ Việt Nam, đặt kiểm soát viện người Việt ở các ngân hàng.

Ngày 17/8/1945 – Đức Bảo Đại tuyên chiếu hiệu triệu những nhà ái quốc hữu danh và ẩn danh ra giúp nước, để thành lập nội các mới.

Đây là lần đầu tiên ông nói câu “Trẫm ưng làm dân một nước độc lập hơn làm vua một nước nô lệ,” cũng như câu “Trẫm để hạnh phúc của dân Việt Nam lên trên ngai vàng của Trẫm.” Ông cũng nói rằng “Trẫm sẵn sàng hy sanh về hết cả phương diện” để củng cố nền độc lập của nước nhà và bảo vệ quyền lợi của dân tộc.

Nội các Trần Trọng Kim tuyên cáo đã đạt được 2 mục đích chính đề ra là thống nhất lãnh thổ Việt Nam và tổ chức bộ máy quốc gia để thế giới thấy dân tộc Việt Nam có khả năng độc lập và tự trị.

Sứ mệnh lịch sử đã hoàn thành, nay kêu gọi những phần tử khác của quốc gia phải tới thay thế để đảm đương trọng trách chủ trì quốc vụ và củng cố nền độc lập vừa mới khôi phục.

Ngày 17/8/1945 – De Gaulle tuyên bố quân Pháp sẽ quay lại Đông Dương.

Chính phủ Trần Trọng Kim ra tuyên cáo Pháp đừng đi ngược dòng lịch sử một cách vô ích, nước Việt Nam đã khôi phục được nền độc lập thì không khi nào chịu đặt mình trở lại dưới ách nô lệ của chủ nghĩa đế quốc Pháp.

Không khí sục sôi trong dân chúng, nhiều tổ chức, đoàn thể kêu gọi đoàn kết biểu tình, biểu dương lực lượng nhằm chống Pháp quay lại.

Ở miền Nam có Mặt trận Quốc Gia Thống Nhứt, là tập hợp của nhiều đảng phái, cũng ra lời kêu gọi biểu tình.

Ngày 17/8/1945 – 20 vạn người biểu tình chống Pháp ở Hà Nội. Lúc này chưa cướp chính quyền.

Ngày 19/8/1945 – Lễ bàn giao quyền lực giữa quyền Thống đốc Nam Kỳ người Nhật và quyền Khâm sai Nam Kỳ người Việt.

Ngày 19/8/1945 – Lễ trao trả trường đại học và Đông Dương học xá ở Hà Nội cho Việt Nam.

Ngày 19/8/1945 – Biểu tình lớn ở Hà Nội để chống Pháp quay lại, Việt Minh lợi dụng chiếm phủ Khâm sai, dinh Khâm sai, tòa thị chính.

Khâm sai Bắc Bộ Phan Kế Toại xin từ chức, đề cập đến những vụ “khủng bố từ đêm đến giờ.”

Ngày 20/8/1945 – Vua Bảo Đại gửi thư cho tổng thống Mỹ và các nước Đồng Minh kêu gọi ủng hộ Việt Nam độc lập. Ông cũng gửi thư cảnh báo De Gaulle đừng quay lại Việt Nam.

Quốc thư của vua Bảo Đại gửi tổng thống Mỹ và các nước Đồng Minh có đoạn: “Một dân tộc như dân tộc Việt Nam đã có 2.000 năm lịch sử và một dĩ vãng vẻ vang không thể chịu ở dưới quyền một dân tộc khác. Nước Pháp nên cúi đầu theo lẽ công bằng ấy mà Mỹ quốc là một nước hào hiệp đã tuyên bố và binh vực.”

Thư của vua Bảo Đại gửi De Gaulle viết: “Các ngài hãy nhớ lại những nỗi đau đớn khổ sở mà các ngài đã phải chịu trong 4 năm trước, khi các ngài bị người ngoại quốc xâm chiếm, thì các ngài đã hiểu rằng thời đại này một dân tộc có hơn hai ngàn năm lịch sử vẻ vang như dân tộc Việt Nam chắc chắn không muốn và không thể nào chịu để cho người ngoại quốc áp chế hoặc cai trị nữa.

Nếu các ngài thấy rõ hiện tình của xứ này và biết sức mạnh của bầu nhiệt huyết đã tràn trề trong tâm can dân tộc Việt Nam không nhân lực nào đè nén nỗi thì các ngài lại càng hiểu rõ ràng hơn nữa. Vả lại nếu vạn nhứt mà các ngài có lấy lại được quyền cai trị xứ này thì quyền đó cũng không ai tùng phục nữa. Mỗi một làng sẽ trở nên một sào huyệt phản kháng mỗi một người cộng tác cũ sẽ trở nên một kẻ cừu địch và bọn quan lại và thực dân của các ngài cũng phải tự xin lui không thể nào ở được trong bầu không khí chết ngạt ấy.”

Ngày 21/8/1945 – Thả tù chính trị yêu nước theo lệnh trước đó của vua Bảo Đại.

Ngày 21/8/1945 – Ở Sài Gòn, số người tham gia biểu tình do Mặt trận Quốc Gia Thống Nhứt tổ chức là 200 ngàn người, bằng với số người tham gia biểu tình ở miền Bắc, nhưng họ không cướp chính quyền.

Ngày 22/8/1945 – Vua Bảo Đại ra chiếu giao cho Việt Minh chủ trì cùng các đảng phái khác lập nội các, với nhiệm vụ chiêu tập một quốc hội toàn quốc để ấn định chính thể quốc gia. Vua Bảo Đại sẽ vui lòng nhận chính thể mà quốc hội ấn định.

Ngày 23/8/1945 – Biểu tình ở Huế. Ngô Đình Khôi, Phạm Quỳnh bị bắt. Một số công sở bị niêm gác. Một số bộ trưởng giao văn kiện. Cướp chính quyền ở Quảng Bình.

Việt Minh gửi điện yêu cầu nhà vua thoái vị.

Ngày 24/8/1945 – Vua Bảo Đại gửi điện cho Việt Minh nói ngài vui lòng thoái vị ngay và đã sắp đặt sẵn sàng, nhưng vì có trách nhiệm đối với lịch sử và toàn thể quốc dân, ngài muốn sự thoái vị của ngài có ảnh hưởng ích lợi cho tổ quốc, và muốn chính phủ mới ra mắt quốc dân một cách rất long trọng, nên ngài mong ông chủ tịch chính phủ nhân dân cách mạng lâm thời gấp về Thuận Hóa để ngài giao chính quyền và làm lễ bàn giao.

Ngày 24/8/1945 – Trong chuyến thăm Mỹ để vận động ngoại giao cho Pháp tái chiếm Đông Dương, De Gaulle phớt lờ cảnh báo của vua Bảo Đại về việc Pháp không quay lại Việt Nam, khẳng định sẽ khôi phục chủ quyền ở Đông Dương. Tổng thống Mỹ Truman nói riêng với De Gaulle rằng Mỹ không phản đối. Tuy nhiên Mỹ cũng cấm tàu Mỹ hỗ trợ vận chuyển quân và khí tài của Pháp đến Đông Dương.

Ngày 25/8/1945 – Trần Huy Liệu, phụ trách tuyên truyền của Việt Minh, nói với báo giới là Việt Minh muốn vua Bảo Đại thoái vị chứ không phải giao cho Việt Minh lập chính phủ mới.

Ngày 25/8/1945 – Mặt trận Quốc Gia Thống Nhứt ở Nam Bộ sáp nhập với Việt Minh, tổ chức biểu tình. Ông Nguyễn Văn Sâm là một thành viên của Mặt trận Quốc Gia Thống Nhứt từ chức khâm sai Nam Kỳ.

Ngày 25/8/1945 – Vua Bảo Đại ban chiếu thoái vị, nói rằng “trong giờ phút nghiêm trọng này, đoàn kết là sống, chia rẽ là chết, nay thấy nhiệt vọng dân chủ của quốc dân Bắc Bộ lên quá cao, nếu Trẫm cứ ngồi yên mà đợi quốc hội thì không thể nào tránh được nạn Nam Bắc phân tranh, đã thống khổ cho quốc dân, lại thuận tiện cho người ngoài lợi dụng.”

Vua Bảo Đại, vị vua cuối cùng của chế độ phong kiến đã tồn tại hàng ngàn năm ở Việt Nam, vào chiều 30/8/1945 thoái vị, mở ra một trang sử mới của dân tộc. Ảnh: Tư liệu/ FB Dao Pham Viet
Vua Bảo Đại, vị vua cuối cùng của chế độ phong kiến đã tồn tại hàng ngàn năm ở Việt Nam, vào chiều 30/8/1945 thoái vị, mở ra một trang sử mới của dân tộc. Ảnh: Tư liệu/ FB Dao Pham Viet

Ngày 25/8/1945 – Biểu tình lớn ở Sài Gòn do Mặt trận Quốc gia Thống Nhứt và Mặt trận Việt Minh tổ chức. Việt Minh tuyên bố lập Ủy ban chính quyền nhân dân cách mạng, chiếm chính quyền ở Nam Bộ. Báo chí phát hiện ra trong các bài phát biểu ở cuộc biểu tình, có bản tuyên bố của đảng Cộng Sản và âm nhạc được sử dụng có cả bài Quốc tế ca.

Ngày 25/8/1945 – Tưởng Giới Thạch nói ủng hộ Đông Dương độc lập, không có ý xâm chiếm lãnh thổ mà chỉ đến để giải giáp quân Nhật.

Ngày 28/8/1945 – Trong những mệnh lệnh đầu tiên của mình, chính phủ mới ra lệnh cấm chạy xe hơi tư nhân.

Ngày 29/8/1945 – Chính phủ mới ra lệnh cấm mua bán vàng bạc.

Trước đó, Ủy ban nhân dân cách mạng Bắc Bộ bố cáo tới các tư gia có máy truyền thanh rằng từ ngày 20/8/1945, các máy truyền thanh phải để dành riêng cho Ủy ban nhân dân cách mạng tạm dùng trong ít lâu vào công việc tuyên truyền.

Việt Nam đổi giờ từ GMT+9 (giống Nhật) thành GMT+7 như cũ.

Ngày 30/8/1945 – Lễ thoái vị của vua Bảo Đại. Công dân Vĩnh Thụy nhận làm cố vấn cho chính phủ mới.

Ngày 2/9/1945 – Tuyên ngôn độc lập ở Hà Nội. Ở Sài Gòn không tiếp sóng được. Bản tuyên ngôn không có câu mở đầu “Hỡi đồng bào cả nước” như chúng ta vẫn thấy ngày nay.

Bản tuyên ngôn nêu rõ lập nên nước Việt Nam Cộng Hòa Dân Chủ.

Các bản in sau năm 1954 sửa lại thành Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa.

Phạm Viết Đào
(Sưu tập qua mạng Internet – Rút từ trong bộ “Vị Xuyên & Thế Sự Việt – Trung.” Trọn bộ 5 tập gần 5.000 trang – Bạn đọc có nhu cầu đặt mua, Inbox tại đây: https://www.facebook.com/dao.phamviet.71/posts/943610001140098)

Bộ sách "Vị Xuyên & Thế Sự Việt - Trung" của tác giả Phạm Viết Đào. Trọn bộ 5 tập gần 5.000 trang. Ảnh: FB Dao Pham Viet
Bộ sách “Vị Xuyên & Thế Sự Việt – Trung” của tác giả Phạm Viết Đào. Trọn bộ 5 tập gần 5.000 trang. Ảnh: FB Dao Pham Viet

Nguồn: FB Dao Pham Viet

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Tuyến cáp quang biển nối kết Internet Việt Nam với thế giới. Ảnh: Internet

Đáng lo

Tôi có một người bạn thường về làm ăn ở Việt Nam. Anh nói một trong những vấn đề đáng lo nhất ở Việt Nam là các cán bộ, nếu không muốn nói là, tất cả các cán bộ, đều không tha thiết làm việc gì cả nếu chúng không có lợi cho bản thân họ. Lợi ích cho quốc gia? Mặc kệ! Mỗi người chỉ biết lo, trước hết, cho lợi ích của chính họ.

Văn Bút Mỹ (Pen America) kêu gọi TT Biden nêu vấn đề tự do biểu đạt khi gặp gỡ Tô Lâm. Ảnh: Getty Images

Văn Bút Mỹ kêu gọi TT Biden nêu vấn đề tự do biểu đạt với Tô Lâm

“Chúng tôi cũng kêu gọi Tổng thống Biden và chính phủ Hoa Kỳ đưa vấn đề nhân quyền vào trọng tâm của quan hệ ngoại giao với Việt Nam và vận động trả tự do cho những người vẫn đang bị giam giữ bất công,” bà Anh-Thu Vo, Giám đốc nghiên cứu và vận động của PEN America, đưa ra kiến nghị.

Người Việt Nam biểu tình phản đối TBT - Chủ tịch nước Tô Lâm trước trụ sở LHQ ở New York hôm 22/9/2024. Nguồn: RFA/ Facebook Việt Tân

Tổ chức phi chính phủ gửi thư ngỏ đề nghị Mỹ và các nước phương Tây cấm vận TBT Tô Lâm

Các nhóm tham gia bức thư ngỏ bao gồm Việt Tân, Hội Anh Em Dân Chủ, ACAT tại Bỉ, Pháp và Đức đã liệt kê trong bức thư năm điểm đáng chú ý về vấn đề vi phạm nhân quyền mà ông cựu Bộ trưởng Công an Tô Lâm đã thực hiện bao gồm: Bắt cóc quốc tế, sử dụng bạo lực với dân, đàn áp những người bảo vệ nhân quyền và các nhà hoạt động xã hội, bắt các nhà hoạt động phải sống lưu vong, kẻ thù của Internet.

Các nhà hoạt động môi trường bị bắt khi đang cố gắng bảo vệ chuyên ngành của mình (Trong số đó, có người đã ra tù). Ảnh: Dự án 88

Khi chủ tịch nước Việt Nam thăm Liên Hiệp Quốc, việc “cân bằng lượng khí thải carbon” biến mất ở nhà

Dù cuộc gặp giữa Biden và (Tô) Lâm có thuận lợi đến đâu theo quan điểm của công chúng Việt Nam, Lâm nhiều nhất cũng chỉ giành được một cái bắt tay với Biden khi cả hai đều ở New York để tham dự “Hội nghị Thượng đỉnh về Tương lai” (Summit of the Future) của Liên Hiệp Quốc trong tuần này.